Sự xuất hiện của COVID đang khiến toàn bộ nền kinh tế suy thoái, trong đó có mảng sức khoẻ: giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, thất nghiệp. Có lẽ chưa bao giờ những giải pháp marketing hiệu quả lại trở nên cần thiết với các phòng khám và các bác sĩ như hiện nay.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch của thị trường khiến ngành y tế trở thành một trong những thị trường tiềm năng và thu hút nhiều nhà đầu tư. Theo thống kê, cả nước có tới hơn 50.000 phòng khám tư khiến cho thị trường dịch vụ y tế tư nhân càng trở lên cạnh tranh khốc liệt. Hãy cùng lướt qua 07 chiến lược marketing trong ngắn hạn cho phòng khám, bác sĩ và bệnh viện cực kỳ hiệu quả và dễ thực hiện.
Tóm tắt nội dung
Xây dựng website
Người tiêu dùng ngày càng thông minh trong bất cứ lĩnh vực nào. Trước khi quyết định mua sắm bạn có thường tìm hiểu giá cả, chất lượng về sản phẩm bạn sắp mua không? Nếu có, thì bệnh nhân cũng vậy. Họ cũng sẽ kiểm tra thông tin về phòng khám có đáng uy tín không, có những dịch vụ nào và đồng thời mức giá là bao nhiêu. Website là một trong những chiến lược marketing cho phòng khám đầu tiên cần phải triển khai.
Website như một cửa hàng online mà bất cứ thương hiệu nào cũng nên có. Đồng thời, một website thiết kế chuyên nghiệp hoàn toàn có thể mang lại cảm giác an tâm cho những bệnh nhân mới biết đến phòng khám của bạn. Đồng thời, các website cũng cần có sự tương thích trên các thiết bị khác nhau, đặc biệt là mobile.
Để thiết kế một website, các phòng khám nhỏ có thể sử dụng những dịch vụ thiết kế website bên ngoài, hoặc các công cụ thiết kế website đơn giản dành cho người không chuyên như Wix hay Ladipage. Tuy nhiên, các phòng khám cũng cần những công cụ quản lý có thể đi kèm với website như Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) hay hệ thống SMS tự động.
Lập một fanpage trên Facebook, Zalo
Một trong những chiến lược marketing dễ dàng nhất mà các phòng khám nên ưu tiên thực hiện đó là lập một trang Facebook hoặc Zalo. Theo nghiên cứu của Q&ME, Việt Nam có hơn 47,1 triệu người sử dụng , trong đó 47% sử dụng mỗi ngày và độ tuổi sử dụng facebook đang có xu hướng già hoá thì facebook vẫn là một mảnh đất tiềm năng cho các thương hiệu y tế & sức khoẻ tư nhân khai thác.
Zalo nằm trong top 3 ứng dụng được sử dụng thường xuyên của người Việt Nam. Với tính năng ban đầu là dịch vụ nhắn tin miễn phí, Zalo nhanh chóng phát triển thêm các tính năng hấp dẫn khác như Zalo Shop, ZaloPay giúp duy trì sự tương tác của người dùng với ứng dụng này.
Cả 2 nền tảng Facebook và Zalo đều cung cấp các dịch vụ quảng cáo, giúp phòng khám và bệnh viện có thể quảng cáo đến chính xác các nhóm khách hàng tiềm năng, giúp tiết kiệm tối đa chi phí marketing cho phòng khám. Đối với nền tảng quảng cáo Zalo, các phòng khám đều cần phải cung cấp các giấy phép chứng nhận quảng cáo từ Bộ y tế theo mẫu.
Xây dựng chiến lược nội dung hấp dẫn
Đối với nhiều ngành, marketing có thể tiếp cận thông qua việc tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Nhưng điều này là hoàn toàn bất khả thi trong ngành y tế & sức khoẻ. Không thương hiệu nào muốn xây dựng các chương trình “khuyến mại” để lôi kéo khách hàng đi khám bệnh.
Chính vì vậy, nội dung về những chủ đề sức khoẻ gần gũi có thể giúp thương hiệu kết nối với khách hàng dễ dàng, đồng thời duy trì sự hiện diện trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, nhiều khách hàng có thể chia sẻ những nội dung đó cho bạn bè, người thân giúp lan toả hình ảnh thương hiệu dễ dàng hơn.
Ví dụ, một phòng khám nha khoa có thể chuẩn bị những nội dung các chăm sóc răng miệng hàng ngày, hoặc dấu hiệu nhận biết dễ dàng của các bệnh liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, các phòng khám cũng cần đầu tư vào cách truyền thông điệp. Đa dạng hoá các thông điệp thông qua infographic, video trong thời đại hiện nay là một cách sáng tạo.
Email marketing
Một trong những công cụ truyền tải thông điệp ngày càng hiệu quả đó chính là email. Sự phổ biến của smartphone giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra email và tần suất check email ngày càng gia tăng. Thông qua các nền tảng email miễn phí như Mailchimp hoặc Sendgrid, các phòng khám có thể thiết kế email với nhiều chủ đề: lời khuyên sức khoẻ hàng ngày, những thông báo về chương trình giảm giá hay tin tức sức khoẻ. Tuy nhiên, đây là một kênh marketing cho phòng khám cần có sự đầu tư thời gian đúng mức cũng như tầm nhìn về phân tích dữ liệu.
Tạo hồ sơ online trên các nền tảng công nghệ
Theo sau các thị trường vận tải, FMCG, thị trường y tế và sức khoẻ Việt Nam cũng đang trải qua một giai đoạn ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự tiện lợi cho người dùng. Partnership marketing cũng là một chiến lược marketing cho phòng khám cực kỳ tiềm năng. Các nền tảng chia sẻ, tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu khám chữa bệnh liên tiếp được ra mắt.
Ví dụ, Docosan là một trong những nền tảng giúp phòng khám, bệnh viện tư có thể dễ dàng tạo tài khoản và quảng cáo thương hiệu của bệnh viện, bác sĩ với hàng ngàn bệnh nhân có sẵn trên nền tảng này. Ngoài ra, Docosan cũng cung cấp hệ thống đặt & xác nhận lịch hẹn khám tự động giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý cho các phòng khám. Các bác sĩ tư có thể dễ dàng mở hồ sơ, nhận bệnh nhân mà không cần phải tuyển một trợ lý quản lý, hay một hệ thống quản lý lịch hẹn đắt đỏ.
Một điểm quan trọng đó chính là hành vi của bệnh nhân đang dần thay đổi: trải nghiệm khám bệnh dễ dàng. Người bệnh ngày càng muốn sử dụng những cách tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn. Đồng thời, đại dịch Covid cũng khiến cho bệnh nhân e ngại đến trực tiếp phòng khám, chờ đợi mà không đặt lịch hẹn khám trước. Qua nền tảng như Docosan, bệnh nhân sẽ tìm hiểu được toàn bộ thông tin về phòng khám, bác sĩ hay chi phí dịch vụ.
Phòng khám Đa khoa CTD Phương Nam là một trong những ví dụ nổi bật với số lượng bệnh nhân khám bệnh tăng tới 20% thông qua hợp tác với Docosan.
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm
Người bệnh, đặc biệt là người Việt Nam thường có hành vi tìm hiểu triệu chứng bệnh hay các phương pháp điều trị. Một trong những lý do là hệ thống bệnh viện công của Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh về chất lượng cũng như sự tiện lợi. Chính vì vậy, việc tối ưu công cụ tìm kiếm giúp thương hiệu và website của phòng khám xuất hiện trên những vị trí hàng đầu của công cụ tìm kiếm Google, Cốc cốc,… là một bước đi quan trọng trong quy trình marketing cho phòng khám.
Tuy nhiên, đây là một trong những chiến thuật marketing cho phòng khám khá phức tạp và có hiệu quả trong dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư về ngân sách và nhân sự. Các phòng khám có thể hợp tác cùng Docosan để có thể xây dựng chiến lược SEO hiệu quả cho phòng khám của mình.
Triển khai chương trình giới thiệu bệnh nhân
Một trong những thói quen khám chữa bệnh của người Việt Nam đó chính là “hỏi bạn bè, giới thiệu bác sĩ quen”. Theo khảo sát của Docosan, có tới hơn 50% số người cho rằng hỏi lời khuyên từ người thân, bạn bè là một nguồn thông tin đáng tin cậy để lựa chọn bác sĩ. Chính vì vây, các phòng khám, bệnh viện có thể thiết kế những tấm thiệp, voucher kèm một lời nhắn như “Chia sẻ món quà sức khoẻ” và gửi lại cho bệnh nhân với mỗi mã giảm giá hoặc một ưu đãi đặc quyền nào đó.
Các bệnh viện và phòng khám tại Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ với quy mô nhân sự tối giản, đặc biệt là phòng marketing. Chính vì vậy, để áp dụng một cách hiệu quả các chiến lược ngắn hạn trên, các phòng khám không thể thiếu một mục tiêu cụ thể và chiến lược marketing dài hạn hợp lý. Nếu nguồn lực có hạn, đừng quên Docosan được coi là một trong những nền tảng quảng cáo đầy tiềm năng giúp phòng khám, bệnh viện tiết kiệm chi phí quảng cáo và nhân sự. Chúc các phòng khám thành công với chiến lược marketing cho phòng khám của mình.