Bệnh lý này có thể được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, những người có sự thay đổi trong vi khuẩn đường ruột, co thắt cơ trong ruột, các dây thần kinh hệ tiêu hóa bất ổn hoặc trải qua những sự kiện căng thẳng (đặc biệt ở giai đoạn thời thơ ấu), nhiễm trùng nặng thường có xu hướng xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích không gây ra những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Chỉ một số ít người mắc hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên đây là một tình trạng mãn tính và gây những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Tóm tắt nội dung
1. Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng phổ biến
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường khác nhau, có thể xuất hiện trong một thời gian dài. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất:
- Đau bụng, chuột rút hoặc chướng bụng liên quan đến việc đi tiêu.
- Tiếng nhu động ruột (tiếng sôi bụng) có sự thay đổi.
- Đầy hơi, tăng khí hoặc chất nhầy trong phân.
- Thay đổi về tần suất đi tiêu
- Táo bón, tiêu chảy.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu hoặc xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích. Chúng có thể cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư ruột kết. Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Cân nặng giảm.
- Tiêu chảy vào ban đêm.
- Chảy máu trực tràng.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Nôn mửa không có lí do.
- Khó nuốt.
- Cơn đau dai dẳng không thuyên giảm khi đi đi tiêu.
2. Điều trị hội chứng ruột kích thích
Kiểm soát căng thẳng và thay đổi lối sống
Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ do hội chứng ruột kích thích gây ra thường có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống của bạn. Hãy thử các phương pháp sau:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục đều đặn
- Ngủ đủ giấc
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
- Các loại rau đã nấu chín (hạn chế bắp cải, súp lơ và bông cải xanh vì có thể khiến tình trạng ợ hơi nghiêm trọng hơn).
- Hãy thử trái cây không có vỏ.
- Tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và đảm bảo lượng nước 1,5-2L / ngày. Tuy nhiên chất xơ trong cám có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, vì vậy hãy cảnh giác với bất kỳ phản ứng tiêu cực nào khi sử dụng loại thực phẩm này.
- Thông thường những người bị hội chứng ruột kích thích có thể ăn được bánh mì, mì ống, gạo, lúa mạch đen, lúa mì nguyên cám v.v. trừ khi bạn mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.
- Các sản phẩm từ sữa.
- Thịt và cá.
- Một số bệnh nhân gặp vấn đề trong việc dùng thức ăn có nhiều gia vị, xào hoặc rán. Hãy thử chọn những món ăn nhẹ sau: bánh quy, khoai tây chiên nướng, bánh gạo, sữa chua đông lạnh, sữa chua ít béo và trái cây.
- Đối với những loại thực phẩm có khả năng gây ra triệu chứng hội chứng ruột kích thích cho bạn, hãy thử đưa chúng trở lại chế độ ăn uống bằng cách chỉ chọn một loại mỗi lần và ăn một phần nhỏ.
- Nên uống 1-3 muỗng cà phê hoặc ba viên bổ sung chất xơ hòa tan trước bữa.
- Thử dùng bình xịt nấu ăn thay cho dầu.
Điều trị bằng thuốc
Dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:
- Dùng chất bổ sung như psyllium (Metamucil) nhằm giúp kiểm soát táo bón.
- Nếu chất xơ không giúp giảm táo bón, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn, chẳng hạn như magie hydroxit uống (Phillips ‘Milk of Magnesia) hoặc polyethylene glycol (Miralax).
- Thuốc chống tiêu chảy chẳng hạn như loperamide (Imodium A-D), cholestyramine (Prevalite), colestipol (Colestid) hoặc colesevelam (Welchol).
- Các loại thuốc như dicyclomine (Bentyl) có thể giúp giảm đau do co thắt ruột. Đôi khi chúng được kê đơn cho những người bị tiêu chảy từng cơn. Những loại thuốc này thường an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng giúp giảm chứng trầm cảm và giảm cơn đau bụng (ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh điều khiển đường ruột). Nếu bạn bị tiêu chảy và đau bụng mà không kèm theo trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin) hoặc nortriptyline (Pamelor) thấp hơn bình thường. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.
- Thuốc chống trầm cảm SSRI nếu bạn bị trầm cảm cùng với đau bụng và táo bón.
- Thuốc giảm đau như Pregabalin (Lyrica) hay gabapentin (Neurontin) có thể làm dịu cơn đau dữ dội hoặc đầy hơi.
3. Bác sĩ điều trị hội chứng ruột kích thích
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.
ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.
Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
Hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện ở những người dưới 50 tuổi, có những vấn đề về sức khỏe tinh thần, trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, nữ giới có tỷ lệ hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới. Hội chứng ruột kích thích là một chứng bệnh phổ biến, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần có sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ.
Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.
Nguồn tham khảo: Webmd