Viêm phế quản ở trẻ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em và có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như khả năng phát triển của trẻ về sau. Đặc trưng của bệnh viêm phế quản ở trẻ là ho, đờm xanh và khò khè. Nếu không điều trị kịp thời, viêm phế quản có thể biến chứng nặng thành viêm phổi, hen phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh viêm phế quản là gì?
- 2 Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản mẹ cần biết
- 3 Các giai đoạn của viêm phế quản
- 4 Những biến chứng của viêm phế quản ở trẻ nhỏ
- 5 Các yếu tố thuận lợi khiến viêm phế quản ở trẻ dễ hình thành
- 6 Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
- 7 Hướng dẫn điều trị viêm phế quản ở trẻ em
- 8 Mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
- 9 Các bác sĩ nhi ưu tú tại Docosan
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc phế quản khiến các ống phế quản bị phù nề và tiết nhiều dịch nhầy làm cản trở sự lưu thông của không khí.
Viêm phế quản được thành 2 loại gồm viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính:
- Viêm phế quản cấp: Rất hay gặp ở trẻ, là tình trạng viêm nhiễm gây phù nề, bít tắc và tiết nhiều dịch nhầy trong lòng phế quản. Viêm phế quản cấp thường kéo dài trong một vài tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: Ít gặp hơn ở trẻ em, là tình trạng viêm nhiễm liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian vài tháng hoặc vài năm. Mức độ nghiêm trọng cao hơn so với viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản ở trẻ có thể lây nhiễm. Các chuyên gia cho biết, 80-90% nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus gây ra, các loại virus này có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí có thể tạo thành dịch.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản mẹ cần biết
Hơn 90% trẻ bị viêm phế quản xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Ho: trẻ ho tăng dần, các cơn ho dữ dội và liên tục, dạng ho nặng ngực và ho nhiều vào ban đêm (ở tư thế nằm ngửa)
- Đờm: Trẻ có thể ho kèm theo đờm có màu trắng trong, màu vàng hoặc màu xanh. Trường hợp nghiêmb trọng, trẻ có thể ho ra đờm màu nâu, mùi hôi, đặc sệt.
- Khò khè: Tiếng khò khè được mô tả có âm sắc trầm, nghe gần giống tiếng ngáy, có thể nghe thấy khi trẻ thở ra.
- Trường hợp nặng, trẻ có thể khò khè khi thở ra và thở rít khi hít vào. Kèm theo đó là cảm giác khó thở. Ở những trẻ gầy, nhỏ có thể thấy rõ hiện tượng rút lõm lồng ngực.
- Sổ mũi, nghẹt mũi. Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Mệt mỏi, ớn lạnh cũng là những dấu hiệu của bệnh viêm phế quản ở trẻ.
Các giai đoạn của viêm phế quản
- Giai đoạn đầu: viêm khô: Trẻ có thể sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện triệu chứng khó thở nhẹ, ho khan, ho thành cơn về đêm. (kéo dài khoảng 3-4 ngày)
- Giai đoạn sau: xuất tiết: Trẻ ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ, tiếng thở khò khè, thở rít rõ rệt hơn, sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, nhịp thở nhanh…
Những biến chứng của viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm phế quản khiến trẻ ho nhiều, đặc biệt ho nhiều về đêm nên trẻ dễ quấy khóc, mất ngủ. Đờm nhiều và khò khè kéo dài có thể khiến phát sinh những biến chứng của bệnh.
Những biến chứng điển hình của bệnh viêm phế quản ở trẻ gồm:
- Viêm phổi, áp xe phổi: Các ổ viêm nhiễm tại phế quản lan rộng và tấn công sâu vào phổi. Trong đó, viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị viêm phế quản. Ngoài ra, trẻ còn có thể
- Hen phế quản: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây phù nề, bít tắc lòng phế quản khiến trẻ khó thở, khò khè nhiều và diễn tiến thành hen phế quản.
- Tiến triển thành viêm phế quản mãn tính: Viêm phế quản kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không được điều trị đúng cách sẽ chuyển biến thành dạng mãn tính.
- Các biến chứng khác: Viêm phế quản còn có thể diễn tiến thành giãn phế quản, ung thư phế quản hoặc gây suy hô hấp ở trẻ em.
Các yếu tố thuận lợi khiến viêm phế quản ở trẻ dễ hình thành
Viêm phế quản ở trẻ em có thể lây nhiễm thông qua 2 con đường tiếp xúc: Trực tiếp và gián tiếp. Trẻ có thể lây nhiễm viêm phế quản từ người khác thông qua đường nước bọt trong quá trình nói chuyện, chơi đùa, thơm má, tiếp xúc với người bệnh. Lây gián tiếp từ vật sang người: Virus bám đậu trên các đồ vật và có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu mắt, mũi, miệng của trẻ tiếp xúc với các đồ vật như đồ chơi, cốc nước.. chứa virus này thì khả năng lây nhiễm rất cao.
Các môi trường có khả năng lây nhiễm viêm phế quản cho trẻ chủ yếu là nơi đông người, nhà trẻ, trường học, khu vui chơi của trẻ em, gia đình đông người, gia đình có nhiều anh chị trong độ tuổi đi học…
- Trẻ <1 tuổi là đối tượng rất dễ mắc viêm phế quản, bệnh diễn biến nhanh và dễ trở nặng gây biến chứng do thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt.
- Trẻ sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh.
- Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao…
- Môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá, khói phương tiện giao thông, bụi bẩn, nhà ở ẩm thấp nấm mốc…
- Nơi có điều kiện lây nhiễm cao như nhà trẻ, trường học, khu dân cư, khu vui chơi cho trẻ, gia đình đông thành viên…
- Trẻ có thể mắc viêm phế quản bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi hoặc khi trời trở lạnh.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
- Virus: Chiếm 80-90% trường hợp viêm phế quản cấp ở trẻ em. Trong đó, chủ đạo là các loại virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus…
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…tuy nhiên, trường hợp trẻ mắc viêm phế quản do vi khuẩn hiếm gặp hơn so với virus.
- Các yếu tố khác: Trẻ mắc viêm phế quản còn do bầu không khí ô nhiễm, do đề kháng yếu, tắm sai cách hoặc do nằm điều hòa không hợp lý…
Hướng dẫn điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ khá phức tạp và cần theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị hướng đến giảm các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, giảm nguy cơ biến chứng bệnh.
Bác sĩ thường chỉ định thuốc ho giúp trẻ long đờm , trường hợp nặng bác sĩ sẽ dùng ống để hút các chất nhầy trong phổi. Bạn không nên dùng thuốc ho có tác dụng cắt cơn ho nhanh. Vì phản xạ ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
Cần cho bé uống nhiều nước mỗi ngày , giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản. Mẹ hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc. Trường hợi trẻ sốt có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.
Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, việc điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Hiện nay phương pháp phổ biến trong điều trị viêm phế quản là sử dụng kháng sinh đồ với liều lượng và cách sử dụng nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ.
Có thể kết hợp 4 phương pháp: Tây y, Đông y, mẹo dân gian và phương pháp Đông – Tây y kết hợp.
Mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
- Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Nếu trẻ có hiện tượng ho, sổ mũi hãy rửa nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho trẻ hằng ngày.
- Hạ sốt cho trẻ: Ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước sau đó lau ở cổ, 2 bên cách, bẹn của trẻ.
- Vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú. Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng có trẻ nhỏ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
- Kê cao đầu khi ngủ: Tình trạng viêm phế quản sản sinh ra nhiều đờm nhớt, khi trẻ ngủ, đờm nhớt sẽ tích tụ nhiều trong cổ họng, khoang mũi khiến trẻ khò khè nghẹt mũi, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Vì vậy, nên kê cao đầu khi ngủ để trẻ dễ ngủ hơn.
- Uống nhiều nước, sữa hoặc các loại nước trái cây tùy theo độ tuổi của trẻ. Uống nước có tác dụng hạ sốt, giảm tắc nghẽn xung huyết, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, làm loãng đờm giúp tống xuất đờm nhớt ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn…
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ
- Thiết lập chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, đậu, sữa và các chế phẩm làm từ sữa…giúp duy trì trạng thái hoạt động bền bỉ của cơ thể, tăng cường miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Rau xanh, hoa quả tươi như súp lơ, cà rốt, bí ngô,… cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng viêm phế quản của trẻ. Nước lọc và các loại nước trái cây giúp cải thiện tình trạng ho đờm, khò khè, sốt cao ở trẻ viêm phế quản. Trẻ không nên ăn các loại thức ăn nhiều đường, muối, thức ăn cay nóng, chua chát, đồ ăn nhiều dầu mỡ chất béo…, các loại nước ngọt có ga.
- Giữ cơ thể của trẻ luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.
- Đối với trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân dị nguyên nói trên. Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Thực hiện cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Hạn chế việc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, các môi trường ô nhiễm, ẩm mốc.
- Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý (nếu có).
- Mẹ bầu khi mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Với trẻ sau sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Các bác sĩ nhi ưu tú tại Docosan
- Bác sĩ Lê Quang Mỹ – Q. Thủ Đức
- Bác sĩ nhi Trần Văn Công – Q. Bình Thạnh
- Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Bạch Huệ – Bình Tân
Viêm phế quản ở trẻ là bệnh lý cực kỳ phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu trẻ không tự khỏi hoặc tình trạng kéo dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và bác sĩ nhi khoa kịp thời để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.