Bài viết được tham khảo Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga khoa Thần kinh và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Thiếu máu não là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, thuộc chuyên khoa Thần Kinh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngày trước thì bệnh thường diễn ra phổ biến với những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, độ tuổi mắc phải căn bệnh này ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vậy làm sao để nhận biết được những triệu chứng của thiếu máu não ? Cách phòng tránh bệnh thiếu máu não là như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Tóm tắt nội dung
1. Thiếu máu não là gì
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm một cách đột ngột. Làm suy giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động của não. Việc này sẽ dẫn đến việc thiếu năng lượng cho các tế bào thần kinh, gây nguy hiểm tới hệ thần kinh trung ương. Vậy triệu chứng của thiếu máu não là gì ?
2. Dấu hiệu – triệu chứng thiếu máu não
Dấu hiệu – triệu chứng thiếu máu não cực kì đa dạng và khó lường, biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thậm chí người bệnh còn có dấu hiệu chủ quan khi triệu chứng ban đầu diễn ra tương đối nhẹ. Bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác.
- Đau đầu: đây chính là triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu não. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khắp đầu và căng nặng ở phần trán.
- Chóng mặt: Việc thiếu máu lên não sẽ khiến cho bệnh nhân luôn trong tình trạng chóng mặt, thậm chí là buồn nôn. Những cơn chóng mặt này thông thường sẽ kéo dài vài phút. Nhưng nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì sẽ kéo dài đến vài ngày.
- Rối loạn giấc ngủ: nói một cách dễ hiểu thì việc thiếu máu não sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị mất ngủ. Buổi tối bệnh nhân có thể không ngủ được nhưng về sáng lại có thể ngủ. VIệc mất ngủ này sẽ khiến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó sẽ làm suy giảm tinh thần của người bệnh.
- Ù tai, nghe kém: Khi não không có đủ lượng oxy cần thiết, sẽ làm cản trở lưu lượng máu lưu thông tới các bộ phận khác như tai, cơ mắt,… Làm suy giảm khả năng nghe của tai, và gây mờ mắt.
- Rối loạn cảm giác: Tình trạng thiếu máu não sẽ làm suy giảm chức năng của các tế bào não cảm giác, gây nên việc rối loạn cảm giác của cơ thể như đau, tê buốt, người bệnh luôn cảm thấy như kiến bò, kim chích,…
- Cơ thể mệt mỏi, giảm sút trí nhớ: Khi tình trạng thiếu máu não xảy ra, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức lực, mất khả năng tập trung. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc và học tập của bệnh nhân.
Những triệu chứng ban đầu này diễn ra chỉ trong khoảng thời gian ngắn, không quá dài, khiến cho bệnh nhân chủ quan và bỏ qua sự nghiêm trọng của bệnh.
3. Nguyên nhân của thiếu máu não
Nguyên nhân của thiếu máu não sẽ có 2 yếu tố chính:
3.1. Các bệnh lý diễn ra trong cơ thể
- Xơ vữa động mạch: là tình trạng lão hóa ở các động mạch. Chúng sẽ gây nên tình trạng bó hẹp các mạch máu dẫn lên não, gây nên tình trạng thiếu máu lên não. Gốc tự do được xem là tác nhân gây nên tình trạng xơ vữa động mạch
- Chấn thương cột sống thoái hóa đốt sống: Các chấn thương ở cột sống sẽ chèn ép lên các mạch máu, làm quá trình cung cấp máu lên não gặp tình trạng bị đình trệ
- Các bệnh liên quan đến hệ tim mạch: Tim là bộ phận cung cấp và lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể. Khi cơ quan này bị tổn thương, dẫn tới việc cung cấp máu cho các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có não bộ, cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Tăng huyết áp: Điều này sẽ làm gia tăng dòng chảy của máu lên các thành mạch. Qua đó thành mạch máu sẽ bị giãn ra, gây nên những tổn thương. Các tổn thương này chủ yếu diễn ra ở các mạch máu nối thẳng lên não, làm cho các mạch máu này trở nên phình to ra, dẫn đến chảy máu não hoặc là hình thành các xơ vữa, cản trở sự lưu thông của máu lên não.
3.2. Các yếu tố bắt nguồn từ lối sống
Ngoài những nguyên nhân diễn ra trong cơ thể, thì những sai lầm trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu não:
- Căng thẳng: Việc bị căng thẳng, stress trong cuộc sống sẽ tạo nên gốc động mạch, là nguyên nhân gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
- Sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá quá nhiều: Việc này sẽ dẫn đến tình trạng hình thành máu đông trong lòng mạch. Làm xuất hiện tình trạng thiếu máu não.
- Ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, chất béo cũng sẽ tạo điều kiện cho các mảng xở vữa xuất hiện ngày một nhiều hơn. Gây nên bệnh thiếu máu não.
- Không tập luyện thể dục thường xuyên cũng sẽ làm giảm quá trình lưu thông máu lên não.
- Sử dụng gối kê đầu quá cao cũng gây nên tình trạng thiếu máu lên não. Lúc này, cổ bị gập ngay đốt sống thần kinh, gây nên tình trạng chèn ép ở gáy, làm việc tuần hoàn máu lên não bị ảnh hưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
4. Cách chữa bệnh thiếu máu não
Tùy theo mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hoặc có biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật.
4.1. Sử dụng thuốc.
Việc sử dụng thuốc được áp dụng để xử lý tình trạng tắc nghẽn mạch máu và làm khôi phục lại lượng máu cần thiết. Từ đó làm giảm nguy cơ bị đột quỵ
Ngoài ra, một số loại thuốc được chỉ định để điều trị tình trạng thiếu máu não như các loại thuốc có công dụng kiểm soát huyết áp cao, giảm cholesteron và làm loãng máu.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc nhằm loại bỏ tình trạng đông máu và thuốc chống tình trạng tập kết tiểu cầu (quá trình tạo diều kiện hình thành máu đông trong cơ thể).
Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc nhằm bổ sung thêm các khoáng chất như: sắt, kẽm vitamin B,… Những hợp chất giúp điều trị tình trạng thiếu máu lên não.
Bổ sung vitamin E an toàn với NATB, đảm bảo cơ thể luôn có đủ lượng vitamin B cần thiết để hỗ trợ chức năng não và tuần hoàn máu, đòng thời đẩy lùi tình trạng thiếu máu não.
4.2. Áp dụng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp áp dụng phẫu thuật để điều trị bệnh thiếu máu não được chỉ định đối với bệnh nhân gặp tình trạng nguy cấp. Khi tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng và có thể gây nên tình trạng đột quỵ, thì phẫu thuật là giải pháp cần thiết để điều trị bệnh thiếu máu não.
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
5. Cách phòng tránh thiếu máu não
Để phòng tránh bệnh thiếu máu não, bạn cần có sự thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, cụ thể như sau:
- Bạn nên hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật
- Hạn chế các thức uống có cồn và không hút thuốc lá.
- Tích cực tập luyện thể dục giúp máu điều hòa, lưu thông dễ hơn
- Đối với những người lớn tuổi, nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.
6. Các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh khám và điều trị bệnh thiếu máu não
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
7. Kết luận
Bệnh thiếu máu não nhìn chung là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây đột quỵ và nguy cơ tử vong rất lớn. Do đó, nếu bạn phát hiện mình có bất kì triệu chứng nào đã nêu ở trên, bạn cần tìm đến các Bác sĩ Thần kinh gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải ứng dụng Docosan trên điện thoại hoặc truy cập website Docosan để đặt lịch hẹn với các bác sĩ uy tín để được giúp đỡ sớm.
Nguồn tham khảo: Webmd.com, Medlineplus.gov