Viêm màng não là bệnh lý xảy ra khi các mô và tủy sống xung quanh não bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây viêm màng não thường là vi khuẩn, virus, hoặc các sinh vật ký sinh gây nên. Đôi khi, viêm màng não xuất phát từ tình trạng viêm màng não bán cấp hoặc mãn tính. Triệu chứng thường thấy nhất là sốt, đau đầu tê ở mặt, cứng cổ. Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cùng tìm hiểu bệnh viêm màng não kỹ hơn ở thông tin phía dưới.
Tóm tắt nội dung
1. Viêm màng não là gì
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các mô và tủy sống xung quanh não. Tác nhân thông thường gây ra bệnh nhiễm trùng não là do vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, nấm hay các loại virus ký sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Đối với một số người, bệnh có thể tự khỏi mà không cần thông qua bất kì phương pháp điều trị nào. Nhưng một số khác lại không được may mắn như vậy, bệnh diễn biến rất nhanh và bệnh nhân có thể sẽ cần sự trợ giúp từ cấp cứu.
Do đó, việc nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình điều trị.
2. Triệu chứng viêm màng não
Những triệu chứng viêm màng não bao gồm:
- Sốt
- Đau đầu
- Tê ở mặt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Cổ trở nên căng cứng, khiến người bệnh không thể cuối xuống được
- Bụng có cảm giác khó chịu, nôn mửa
- Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
- Khó tập trung trong 1 khoảng thời gian
- Chán ăn
- Không cảm thấy khát
Đối với trẻ sơ sinh, những triệu chứng thường gặp là:
- Trẻ liên tục sốt cao
- Trẻ sẽ khóc liên tục và khóc to hơn khi bạn ôm trẻ trên tay
- Trẻ có triệu chứng uể oải, buồn ngủ quá mức
- Cổ hoặc cơ thể của trẻ bị căng cứng
- Trên phần đỉnh đầu của trẻ có dấu hiệu bị căng
- Trẻ bị kém ăn
- Trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu
3. Nguyên nhân của viêm màng não
Nguyên nhân gây nên viêm màng não có ba yếu tố chính: virus, vi khuẩn và nấm.
Viêm màng não do virus
Viêm màng não gây nên bởi virus được xem như là trường hợp nhẹ nhất, bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần chữa trị.
Các loại virus có thể gây bệnh như virus đường ruột, virus quai bị, cúm.
Viêm màng não do nấm
Viêm màng não gây ra bởi nấm là trường hợp rất hiếm gặp. Dạng này chỉ thường xảy ra đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, như bệnh nhân bị nhiễm AIDS
Viêm màng não do vi khuẩn
Đây là loại viêm màng não nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và đi lên não, tấn công trực tiếp vào các lớp màng não và tủy sống.
Vi khuẩn có thể đi vào cơ thể do các bệnh như nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang.
4. Chẩn đoán viêm màng não
Để chẩn đoán viêm màng não, các bác sĩ sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp chẩn đoán khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng và dấu hiệu của bệnh nhân. Một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng là:
- Phân tích dịch não tủy: các bác sĩ sẽ phân tích dịch não tủy bằng phương pháp chọc dịch não tủy
- Chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc cản quang hoặc CHT sọ não: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ hoặc các hiệu ứng khối (ví dụ như phù gai thị, giảm ý thức, co giật,…). Nếu sử dụng phương pháp chọc dịch não tủy trong trường hợp này thì người bệnh sẽ bị thoát vị não
Một điều cần lưu ý là không phải lúc nào bác sĩ cũng sẽ dùng phương pháp chọc dịch não tủy để chẩn đoán viêm màng não. Chỉ khi loại trừ những bệnh khiến bệnh nhân chảy máu thì bác sĩ mới áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, đối với trường hợp vùng da mà bác sĩ dùng để chọc dịch não tủy bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chọc dịch não tủy ở vùng da khác. Thông thường thì các bác sĩ sẽ sử dụng X-quang để chọc vào vùng bể lớn hoặc ở phần trên của cột sống cổ C2
5. Cách chữa viêm màng não
Cách chữa viêm màng não cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân của bệnh.
- Đối với viêm màng não do vi khuẩn gây ra: do đây là tình trạng nguy hiểm nhất, nên người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh ngay tức thời. Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh tổng quát để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan tạm thời rồi sẽ tiếp tục theo dõi chi tiết xem loại vi khuẩn gây bệnh là loại nào. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiếp tục có hướng điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kết hợp với corticosteroid để giảm viêm.
- Viêm màng não do virus: đây là loại viêm ở mức độ nhẹ Do đó bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi, uống nhiều nước kết hợp với thuốc giảm đau. Nếu bác sĩ phát hiện ra các loại virus gây bệnh như herpes hoặc cúm, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc kháng virus.
- Viêm màng não do nấm: bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
6. Cách phòng tránh viêm màng não ở người lớn lẫn trẻ nhỏ
Để phòng tránh bệnh, bạn và trẻ cần thực hiện những biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt là rửa tay trước khi ăn là việc cực kì quan trọng.
- Không dùng chung các đồ dùng ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân và son môi
- Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt xì, tránh làm lây lan vi khuẩn tới những người khác.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây.
- Nếu bạn đang mang thai, hãy chắc rằng thức ăn của bạn đã được nấu chín. Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa qua chế biến.
- Nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin để phòng các bệnh về viêm màng não.
7. Một số bác sĩ khám và điều trị bệnh viêm màng não
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
Kết luận
Bệnh viêm màng não diễn ra đối với người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do đó, đây là căn bệnh không thể xem thường. Nếu phát hiện bản thân hay trẻ nhỏ có những triệu chứng bất thường, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín để có hướng điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập website Docosan, hoặc tải ứng dụng Docosan trên điện thoại để đặt lịch hẹn với bác sĩ gần nhất.
Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.
Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org, Webmd.com, MSDmanuals