Bại não là một bệnh lý về thần kinh do não bị tổn thương. Bệnh để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân của bại não xuất phát từ đâu ? Triệu chứng như thế nào và cách phòng tránh bại não ra sao ? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết phía dưới.
Tóm tắt nội dung
Bệnh bại não là gì?
Bại não là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng vận động và cơ bắp. Nó bị gây nên bởi những tổn thương não khi em bé còn đang trong bụng mẹ.
Triệu chứng của bệnh bại não sẽ bắt đầu khởi phát khi trẻ trong độ tuổi sơ sinh hoặc mẫu giáo. Bệnh làm suy giảm khả năng vận động và phản xạ của các chi. Khiến cho cơ thể của người bệnh trở nên bất thường, cử động không tự chủ , đi đứng không vững.
Những bệnh nhân mắc bệnh bại não cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Đôi mắt của họ cũng không thể tập trung nhìn về một phía hoặc một đối tượng cụ thể.
Ảnh hưởng của bệnh đối với một số bệnh nhân là khác nhau: Có bệnh nhân bị dị tật, không thể đi lại được. Nhưng có người lại đi đứng bình thường được, hoặc đi không vững nhưng vẫn có thể tự chủ. Một số người sẽ không gặp vấn đề gì về khả năng trí tuệ, nhưng số khác lại có thể bị thiểu năng trí tuệ. Số ít hơn nữa có thể bị động kinh, mù hoặc điếc.
Nguyên nhân của bệnh bại não
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bại não ở trẻ, phần lớn trong số đó chính là những tổn thương ảnh hưởng đến tế bào thai của trẻ. Bên cạnh đó, những tổn thương ở tế bào thần kinh của trẻ sau khi sinh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh bại não. Cụ thể là:
- Đột biến gen bất thường có thể gây nên bệnh bại não
- Nhiễm trùng bào thai ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi
- Đột quỵ ở thai nhi: tình trạng này là do các tụ máu đông hình thành, ngăn cản máu chảy lên não ở thai nhi
- Trẻ bị xuất huyết não khi còn đang trong bụng mẹ, hoặc ở giai đoạn sơ sinh
- Tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, gây nên hiện tượng viêm nhiễm ở trong hoặc xung quanh não
- Những chấn thương vật lý khiến cho não bị tổn thương trực tiếp, ví dụ tai nạn, té ngã.
- Thiếu oxy lên não trong lúc chuyển dạ, hoặc sinh khó cũng là nguyên nhân gây nên bại não ở trẻ.
Đối với trẻ ở trong giai đoạn sơ sinh, các nguyên nhân gây nên bại não có thể là:
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm màng não do virus, virus gây nên tình trạng viêm nhiễm xung quanh màng bao giữa não và tủy sống
- Bệnh vàng da nặng hoặc không được điều trị
- Chảy máu vào não (xuất huyết não): thường do tình trạng đột quỵ của trẻ khi còn trong bụng mẹ
Một vài yếu tố khi người mẹ đang mang thai cũng có thể là gia tăng nguy cơ bị bại não ở trẻ là:
- Cân nặng thấp: khi trẻ sơ sinh ra khỏi bụng mẹ có cân nặng dưới 2,5kg có nguy cơ cao bị bại não. Tỉ lệ nguy cơ sẽ gia tăng tùy thuộc vào độ suy giảm cân nặng của trẻ.
- Khi em bé ra khỏi bụng mẹ, chân đưa ra trước, khác với thông thường là đầu sẽ ra trước, cũng có nguy cơ cao bị bại não.
- Sinh non: trẻ sinh dưới 28 tuần tuổi có nguy cơ cao bị bại não
Triệu chứng của bại não là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhân bại não có nhiều điểm khác nhau tùy theo mỗi người. Một số triệu chứng bao gồm:
- Rối loạn vận động
- Cơ bị cứng
- Thiếu thăng bằng và mất khả năng phối hợp cơ
- Thường xuyên run rẩy
- Không kiểm soát được các cử động của mình
- Cử dộng chậm chạp, khó khăn.
- Các kỹ năng vận động bị suy yếu: như việc đứng lên, ngồi xuống,…
- Thường chỉ ưu tiên cử động 1 bên của cơ thể như vươn bằng một tay hoặc kéo chân khi đi bộ.
- Đi bộ một cách khó khăn hoặc bất thường như đi kiễng chân (đi nhón chân), dáng đi trông như 2 đầu gối bắt chéo đan vào nhau, dáng đi kiểu cắt kéo, 2 đầu gối khuỵu vào nhau và chân trước chân sau, 2 chân dang rộng khi đi, 2 chân khi bước không đối xứng
- Chảy nhiều nước dãi hoặc khó nuốt thức ăn.
- Khó bú mớm ở trẻ sơ sinh
- Chậm phát triển, giọng nói khó khăn
- Khả năng trí tuệ không cao: khó học hỏi và tiếp thu được những thứ mới.
- Khó khăn trong việc đòi hỏi kỹ năng vận động ở mức độ trung bình trở lên như: cài nút quần áo hoặc nhặt một vật gì đó lên.
- Thường xuyên lên cơn co giật
Bệnh bại não có thể ảnh hưởng toàn bộ đến khả năng vận động của cơ thể, hoặc chỉ ảnh hưởng một phần hoạt động của cơ thể, giới hạn ở một chi hoặc một nửa cơ thể.
Tình trạng của bệnh không thay đổi theo thời gian, do đó các triệu chứng của bệnh thường không diễn biến xấu đi theo tuổi tác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi trẻ trưởng thành, triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng rõ ràng hơn hoặc là sẽ ít đi. Hiện tượng cứng cơ và rút ngắn cơ cũng có thể diễn biến trầm trọng hơn nếu không được điều trị tích cực.
Các bất thường ở não gây nên bại não cũng có thể là tiền đề cho các bệnh lý khác như:
- Thị giác và thính giác bị suy giảm
- Thiểu năng trí tuệ
- Thường có cảm giác đau đớn
- Tâm thần không ổn định
- Đi tiểu không tự chủ
Cách phòng tránh bệnh bại não
Thông thường, để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro bị bại não ở thai kì hoặc đối với trẻ sơ sinh. Người mẹ có thể thực hiện những cách sau:
- Tiêm chủng vaccine đầy đủ: phòng chống bệnh rubella để ngăn ngừa nhiễm trùng ở não, gây tổn thương đến thai nhi.
- Biết cách chăm sóc bản thân: khi người mẹ càng mạnh khỏe, thì bao thai càng được bảo vệ kỹ càng.
- Đi khám sức khỏe định kì: bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách ăn uống và giữ sức khỏe hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai nhi
- Áp dụng các biện pháp an toàn cho trẻ khi tham gia vui chơi, hoạt động: như trang bị nón bảo hiểm cho trẻ, thanh vịn an toàn trên giường cho trẻ, thường xuyên trông chừng trẻ, không để trẻ một mình.
- Tuyệt đối không sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá khi mang thai: điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bị bại não ở trẻ.
Phòng khám và bác sĩ có thể tham vấn bệnh bại não
- Bệnh viện Quốc tế City
- Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Hồng Thiện
- Bác sĩ Lê Quang Mỹ
Kết luận
Bại não ở trẻ em là một căn bệnh để lại di chứng suốt đời cho trẻ. Tuy vậy, các bà mẹ vẫn có thể ngăn ngừa rủi ro bị bệnh bằng cách chăm sóc sức khỏe bản thân thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, các mẹ vẫn có thể gặp các bác sĩ Nhi khoa định kì để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org