Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi là bệnh phổ biến. Những lưu ý cho phụ huynh để điều trị tại nhà đúng cách nhằm chủ động phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Docosan.
Tóm tắt nội dung
- 1 Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
- 2 Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
- 3 Điều trị và chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách
- 4 Khi nào trẻ cần nhập viện?
- 5 Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
- 6 Các bác sĩ điều trị sốt phát ban ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi thường là quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn. Sau đó, trẻ bị sốt cao, kèm ho, chảy mũi, mắt đỏ, phát ban sau sốt. Trong khi phát ban có thể kèm theo một số triệu chứng như: Ho nhẹ, chảy mũi trong, đại tiện phân lỏng, …
Phát ban sau sốt thông thường không nguy hiểm, tuy nhiên phát ban do virus có thể để lại biến chứng. Cha mẹ cần phân biệt tình trạng sốt phát ban ở trẻ là thông thường hay do virus để chủ động phòng ngừa biến chứng. Có 2 loại phát ban phổ biến nhất là ban đỏ và ban đào:
- Ban do virus rubella (ban đào): Ban do rubella thường nổi dày đặc hơn và có màu nhạt hơn ban sởi. Virus gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ em.
- Ban do virút sởi (ban đỏ): Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da) theo thứ tự từ sau tai, lan đến mặt, lan xuống ngực và toàn thân. Ban lặn cũng theo thứ tự mọc, khi ban lặn hết sẽ để lại những vết thâm trên da.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do trẻ có sức đề kháng kém, không thể kháng lại các virus gây bệnhnhư virus sởi, virus Rubella (bệnh sởi Đức) hoặc virus đường ruột ECHO.
Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Thông thường, sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít khi gây ra biến chứng nào đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em sẽ bình phục nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với những bé sốt phát ban có hệ miễn nhiễm bị yếu có thể sẽ để lại một số biến chứng sau:
- Giật kinh: Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban có thể bị giật kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh bất thình lình. Khi bị giật kinh, trẻ sẽ có thể bất tỉnh, có biểu hiện tay chân giật, mắt trợn lên khoảng vài phút. Trong trường hợp đó, người lớn nên cho trẻ đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may mắn là chứng giật kinh do sốt cao thường không gây ra nguy hiểm gì cho trẻ cả.
- Các biến chứng khác: Trong một số trường hợp, nếu như chăm sóc và điều trị cho trẻ không đúng cách, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng như gây nên chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, giảm tiểu cầu nặng và chảy máu, viêm màng não.
Điều trị và chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách
Hạ sốt, giảm ho ở trẻ
- Đối với sốt phát ban ở trẻ sơ sinh (từ 0 – 6 tháng tuổi): Bạn không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà cần gặp bác sĩ và tuân theo các hướng dẫn điều trị bệnh.
- Ngoài dùng thuốc, bạn có thể dùng các cách đơn giản để hạ sốt an toàn cho trẻ sơ sinh như chườm ấm trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (tránh dùng nước lạnh), mặc đồ thoáng mát cho trẻ, dùng chăn đắp kín hoặc dùng chăn dày cho trẻ.
- Cho trẻ uống các loại thuốc giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược.
Làm thông mũi trẻ
- Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm. Đây là phương pháp giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ hơn.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho trẻ
- Cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa.
- Trong quá trình điều trị sốt phát ban ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Không nên kiêng gió, kiêng ăn làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Kiêng nước hoàn toàn là sai lầm vì không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ dễ nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi.
- Vệ sinh sạch sẽ quần áo và các vật dụng cá nhân trẻ sử dụng như chăn, gối, khăn lau…
- Từ khi phát bệnh đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi trên giường.
Trẻ bị sốt phát ban kiêng gì?
Bên cạnh việc chăm sóc bé cẩn thận với chế độ ăn uống và sinh hoạt kể trên, bố mẹ cần lưu ý:
- Không để trẻ ở nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt.
- Không đưa trẻ đến những nơi công cộng, đông người.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.
- Không để trẻ mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da.
- Kiêng nước lạnh
- Hạn chế để trẻ bị nhiễm lạnh bởi gió nhằm ngăn ngừa virus lây lan đến các bộ phận khác, làm trẻ bị co giật, viêm phổi,…
Khi nào trẻ cần nhập viện?
Nếu diễn biến bệnh có phần tệ hơn, hãy đưa trẻ đến phòng khám nhi khoa gần nhất trong các trường hợp sau:
- Trẻ bị sốt không kiểm soát được nhiệt độ dù đã được dùng thuốc hạ sốt.
- Co giật do sốt
- Sốt cao hơn 39,4°C và không hạ sốt
- Tình trạng phát ban và sốt kéo dài hơn 7 ngày
- Tình trạng phát ban không cải thiện sau 3 ngày
Khi được nhập viện, bác sĩ sẽ hỏi về những bệnh trước kia bé đã từng mắc, hoặc tiền sử bệnh gia đình. Điều bố mẹ cần làm lúc này là nêu rõ những biểu hiện, nghi ngờ về tình trạng của bé để cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ chẩn đoán bệnh và hướng xử lý kịp thời.
Sau đó, bé sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số chỉ định thường được đưa ra trong quá trình điều trị như thuốc hạ sốt, thuốc bù nước điện giải.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Thời gian phát bệnh sốt phát ban tùy thuộc vào thể trạng của trẻ, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, cũng như sự chăm sóc từ gia đình. Từ khi có các triệu chứng như sốt và sau đó là phát ban, khoảng 5-7 ngày sau trẻ sẽ khỏi bệnh.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh sốt phát ban là
- Các triệu chứng tự biến mất
- Hạ sốt và lặn hết ban;
- Trẻ không còn thở khò khè, nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường;
- Giảm lừ đừ và ít quấy khóc.
Nếu bố mẹ tự điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tại nhà, có thể khiến bé bị biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay từ đầu, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các phòng khám nhi uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Các bác sĩ điều trị sốt phát ban ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
- BS. Nguyễn Thị Hồng Thê – 40 năm kinh nghiệm– Tân Bình
- ThS Bs Nguyễn Thị Phương Tần – 25 năm kinh nghiệm- Quận Bình Thạnh
- BSCKII. Nguyễn Bạch Huệ – 30 năm kinh nghiệm- quận Bình Tân
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Có thể bạn quan tâm