Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Bùi Thị Châu và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ trong tử cung. Thay vào đó, trứng có thể bám vào ống dẫn trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung.
Mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị phù hợp có thể vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe người phụ nữ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa mang thai ngoài tử cung nhằm giúp chị em có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung
Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung có thể không rõ ràng, tuy nhiên thường liên quan đến các trường hợp sau:
- Ống dẫn trứng bị viêm và sẹo do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật v.v.
- Yếu tố nội tiết tố.
- Bất thường trong di truyền.
- Dị tật bẩm sinh.
- Hình dạng và tình trạng của ống dẫn trứng cũng như cơ quan sinh sản khác bất bình thường.
Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên nguy cơ mang thai ngoài tử cung gia tăng khi phụ nữ có bất kỳ yếu tố nào sau đây:
- Tuổi từ 35 trở lên.
- Có tiền sử phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật bụng hoặc phá thai nhiều lần.
- Có tiền sử viêm vùng chậu (pelvic – inflammatory disease – PID).
- Có tiền sử lạc nội mạc tử cung.
- Thụ thai xảy ra mặc dù đã thắt ống dẫn trứng hoặc đặt dụng cụ tử cung (IUD) ngừa thai.
- Hỗ trợ thụ thai bằng thuốc hoặc thủ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Hút thuốc lá.
- Có tiền sử mang thai ngoài tử cung.
- Có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia.
- Có những bất thường về cấu trúc ống dẫn trứng khiến trứng khó di chuyển.
Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, hãy liên hệ bác sĩ phụ khoa để giảm thiểu rủi ro cho việc mang thai ngoài tử cung trong tương lai.
Triệu chứng mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu thai ngoài tử cung có thể xảy ra:
- Bạn có những cơn đau dữ dội ở bụng, vùng chậu, vai hoặc cổ.
- Cơn đau dữ dội xảy ra ở một bên bụng.
- Chảy máu âm đạo từ nhẹ đến nặng.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Đau tức ở trực tràng.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu biết rằng mình đang mang thai và có bất kỳ triệu chứng trên vì những triệu chứng này có thể là tình trạng khẩn cấp cần được điều trị.
Điều trị mang thai ngoài tử cung
Khi được phát hiện mang thai ngoài tử cung, cần phải loại bỏ phôi thai càng sớm càng tốt vì sức khỏe trước mắt và khả năng sinh sản lâu dài của người mẹ. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí và sự phát triển của thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp với bạn.
Các phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung phổ biến bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc.
- Phẫu thuật.
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Nếu bác sĩ cho rằng các biến chứng tức thì khó có thể xảy ra, trong trường hợp này bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm giữ cho khối ngoài tử cung không vỡ ra.
Methotrexate là loại thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chẳng hạn như các tế bào của khối thai ngoài tử cung. Thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Khi có hiệu quả, thuốc sẽ gây ra các triệu chứng tương tự sảy thai như chuột rút, chảy máu, tống xuất mô nhau thai v.v.
Methotrexate không gây nguy cơ tổn thương ống dẫn trứng như với biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể mang thai trong vài tháng sau khi dùng loại thuốc này.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ đưa một camera nhỏ qua vết rạch trên bụng, sau đó loại bỏ phôi thai và kiểm tra nếu có bất kỳ tổn thương nào đối với ống dẫn trứng.
Nếu ca phẫu thuật không thành công, bác sĩ có thể lặp lại phẫu thuật mở ổ bụng với một vết rạch lớn hơn. Nếu trường hợp ống dẫn trứng bị tổn thương, bác sĩ có thể cần phải cắt bỏ ống dẫn trứng trong khi phẫu thuật.
Chăm sóc tại nhà
Mục tiêu chính của việc chăm sóc tại nhà là giữ cho vết mổ của bạn sạch sẽ và khô ráo trong thời gian lành lại. Bạn cần kiểm tra hàng ngày để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, có thể bao gồm:
- Chảy máu không ngừng.
- Chảy máu quá nhiều.
- Có mùi hôi.
- Nóng khi chạm vào.
- Đỏ, sưng tấy.
Bạn có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ và xuất hiện cục máu đông nhỏ sau khi phẫu thuật. Hiện tượng này có thể kéo dài lên đến sáu tuần sau khi phẫu thuật. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà mà bạn có thể thực hiện bao gồm:
- Không nâng vật nặng (trên 4kg).
- Uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón.
- Hạn chế quan hệ tình dục hay sử dụng tampon và thụt rửa âm đạo.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong tuần đầu tiên, sau đó tăng cường hoạt động trong những tuần tiếp theo.
- Luôn thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau của bạn tăng lên hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó khác thường.
Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
Bạn có thể giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung thông qua việc duy trì sức khỏe sinh sản tốt, chẳng hạn như yêu cầu bạn tình của bạn đeo bao cao su trong khi quan hệ tình dục, hạn chế số lượng bạn tình của bạn. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra viêm vùng chậu – một tình trạng có khả năng gây viêm ống dẫn trứng.
Duy trì khám phụ khoa định kỳ và tầm soát STD thường xuyên. Bên cạnh đó thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe cá nhân của bạn, chẳng hạn như bỏ hút thuốc.
5. Bác sĩ chẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung
- BS. Thái Kim Ngân có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về Sản phụ khoa. – Q1, TP.HCM.
- BS. Phí Thị Tuyết Nga có gần 30 năm kinh nghiệm. – Q4, TP.HCM.
- BS. Trần Thiện Vĩnh Quân có 30 năm kinh nghiệm. – Q10, TP.HCM.
- Bệnh viện Quốc tế City (CIH) cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế và phẫu thuật.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Phụ nữ sau khi điều trị thai ngoài tử cung vẫn có thể mang thai và sinh sản một cách bình thường. Điều quan trọng là bạn phát hiện kịp thời và có hướng xử lí phù hợp. Hãy liên hệ bác sĩ phụ khoa khi có bất cứ nghi ngờ gì liên quan đến việc mang thai ngoài tử cung.
Nguồn tham khảo: Healthline