Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng

Lupus ban đỏ xảy ra ở 70-90% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, phổ biến ở châu Á. Với các triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, lupus ban đỏ còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị tích cực. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.

Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là một bệnh liên quan đến tự miễn dịch, một bệnh mãn tính viêm nhiễm không rõ nguyên nhân và nó có thể tấn công nhiều cơ quan trên cơ thể người.

Những bệnh được gọi là tự miễn dịch là những bệnh do hệ thống miễn dịch gây ra. Nói chung, hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại vi trùng. Trong trường hợp bình thường, khi vi trùng xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại. Ở bệnh lupus ban đỏ, khi cơ thể không bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, nó sẽ tự sản sinh ra kháng thể và tấn công.

lupus ban đỏ
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ

Phân loại lupus ban đỏ

Có 2 loại lupus ban đỏ:

  • Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus – SLE) là loại lupus phổ biến nhất. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Bệnh lupus dạng đĩa (DLE: Discoid Lupus erythematosus) : thường chỉ ảnh hưởng đến da, biểu hiện bằng các ban trên da đầu, chân hoặc tay. Bệnh còn được gọi là lupus ban đỏ thể da kinh điển

Nếu phân loại theo nguyên nhân gây bệnh thì có 3 loại lupus ban đỏ :

  • Lupus nguyên phát : bệnh có nhiều yếu tố phức tạp tham gia, trong đó có 2 yếu tố chính, quan trọng nhất là di truyền và rối loạn miễn dịch.
  • Lupus do thuốc xảy ra như một phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc. Các triệu chứng thường biến mất khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc.
  • Lupus sơ sinh: một loại lupus hiếm gặp xảy ra ngay sau khi sinh.
lupus ban đỏ
Lupus do thuốc xảy ra như một phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Nguyên nhân chính của bệnh lupus ban đỏ là sự mất cân bằng của hệ thống miễn dịch, hệ thống này tạo ra các kháng thể không thể xác định được các tế bào hoặc mô của chính cơ thể.

Bệnh nhân có thể bị bệnh lupus vì một hoặc nhiều lý do sau:

  • Di truyền : các gene có liên quan đến bệnh như HLA-B8, HLA-DR3…
  • Rối loạn miễn dich : hệ thống miễn dịch bị mất kiểm soát, do đó không thể phân biệt tế bào thuộc cơ thể. Kháng thể sinh ra từ hệ thống miễn dịch sẽ tấn công tế bào khoẻ mạnh của cơ thể do nhầm lần đây là các tế bào “lạ”.
lupus ban đỏ
Tổng hợp các nguyên nhân có khả năng gây bệnh lupus ban đỏ

Một số yếu tố đóng vai trò kích hoạt lupus tiến triển như:

  • Hormone sinh dục nữ
  • Một số loại thuốc như hydralazin, sulfonamid…
  • Nhiễm trùng
  • Ánh nắng mặt trời

Triệu chứng lupus ban đỏ

Mỗi người là một cá thể khác nhau và hệ miễn dịch cũng có đặc điểm riêng, vì thế lupus ban đỏ hệ thống biểu hiện khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng chung là viêm khớp gây đau và sưng khớp. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay và đầu gối và ngón chân.

lupus ban đỏ
Mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau nhưng triệu chứng chung là viêm khớp gây đau và sưng khớp

Ngoài ra, ở người bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau ngực khi hít thở sâu.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Khó chịu, bứt rứt
  • Rụng tóc.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Sưng hạch bạch huyết

Biến chứng lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ dạng đĩa không ảnh hưởng đến các cơ quan khác, trong khi lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như 

  • Não và hệ thống thần kinh: Rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi nhức đầu dữ dội, suy nhược, tê, ngứa ran, có thể có động kinh, hoặc múa vờn, múa giật.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn và nôn, có thể có viêm gan, xơ gan
  • Tim: Các vấn đề về van tim, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim. Cuối cùng có thể diễn tiến tới suy tim.
  • Phổi: Tích tụ dịch trong khoang màng phổi, gây khó thở, ho ra máu, đau ngực.
  • Da: Vết loét trong miệng, dát đỏ trên da, xuất hiện ở tay, chân hay bất kỳ vùng nào của cơ thể. Dát rất nhạy cảm với ánh nắng.
  • Thận: Tổn thương thận gây phù ở chân
  • Tuần hoàn: Huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch do mảng xơ vữa, viêm mạch máu, co thắt mạch máu khi gặp lạnh (hội chứng Raynaud)
  • Bất thường về máu: Thiếu máu, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp
  • Hạch bạch huyết: Hạch ngoại vi to, đặc biệt ở trẻ em hoặc người lớn trong giai đoạn bệnh nặng
lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ không sớm có phương pháp điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh

Chẩn đoán lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ thể da được chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các đặc điểm của ban đỏ trên da, trong khi lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Hoa Kỳ (American Rheumatism Association – ARA) trong đó có các tiêu chuẩn về triệu chứng của bệnh nhân cũng như các tiêu chuẩn về cận lâm sàng. 

Điều trị lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ cần các loại thuốc khác nhau tùy theo tình trạng bệnh khác nhau. Nguyên tắc điều trị lupus ban đỏ là phải kết hợp điều trị dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt của người bệnh như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng… để điều trị các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lại.

lupus ban đỏ
Điều trị lupus ban đỏ bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên trị lupus ban đỏ

Bạn có thể tham khảo các bác sĩ da liễu nổi tiếng trên hệ thống Docosan:

  • Tiến sĩ Bác sĩ Da liễu Trần Thịnh được rất nhiều người dân ở khu vực Quận 5 biết đến bởi chuyên môn điều trị và sự tân tâm của bác sĩ.
  • BSCKII Trần Thị Hoài Hương – kinh nghiệm 20 năm trong ngành da liễu.
  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – kinh nghiệm 15 năm trong ngành da liễu.

Chăm sóc người bị lupus ban đỏ đúng cách

Lupus ban đỏ vẫn không thể chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng phương pháp điều trị. Mục đích của việc điều trị là ngăn chặn hoạt động của hệ miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, do đó bệnh nhân cần phải hợp tác với bác sĩ lâu dài.

Khi bệnh thuyên giảm, bệnh nhân có thể không còn triệu chứng gì và hầu như không có tổn thương gì ở các cơ quan trong cơ thể lúc này. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng tái phát nên người bệnh cần được theo dõi lâu dài và có ý thức phòng ngừa bệnh. Thay đổi lối sống và kết hợp điều trị thuốc sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Một số lời khuyên từ bác sĩ:

  • Tâm sự với bạn bè và người thân để giảm căng thẳng, giữ tâm trạng vui vẻ.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý.
  • Tập thể dục điều độ, thích hợp.
  • Luôn thoa kem chống nắng, sử dụng các phương tiện che chắn cho da khi đi ra ngoài nắng.
  • Thực hiện theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không nên uống thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
lupus ban đỏ
Tạo thói quen bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài trời nắng


Nếu tình trạng có thể được kiểm soát một cách hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc mang thai, nhưng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh, cho nên người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi mang thai để được tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết.

Bệnh lupus ban đỏ là căn bệnh mạn tính, bệnh có thể để lại các biến chứng tổn thương cơ quan trong cơ thể, đôi khi đe doạ tính mạng người bệnh. Do đó, khi có nghi ngờ bị bệnh, người bệnh cần sớm đi khám tại các trung tâm da liễu uy tín và làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tư liệu tham khảo: Bộ Y tế

Contact Me on Zalo