Gãy xương đùi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Xương đùi là khu vực xương lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể con người. Chính vì vậy khi bị gãy xương đùi, bệnh nhân cần một thời gian dài để chữa lành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tham khảo nội dung dưới đây.

Nguyên nhân gãy xương đùi

Xương đùi là một xương rất lớn, chắc và khó gãy. Vì vậy gãy xương đùi thường xảy ra do có tác động rất mạnh. Người lớn tuổi có thể bị gãy xương đùi do ngã, phổ biến nhất là gãy cổ xương đùi, vì xương của của người già có xu hướng yếu hơn.

gãy xương đùi
Người già có xu hướng bị gãy xương đùi cao do té ngã

Triệu chứng gãy xương đùi

Triệu chứng gãy xương đùi thường bao gồm:

  • Đau cơ đùi dữ dội.
  • Bạn không thể đặt bất kì vật gì lên chân bị thương.
  • Chân bị thương có vẻ ngắn hơn chân không bị thương.
  • Chân bị thương có vẻ như bị vẹo.
gãy xương đùi
Gãy xương đùi thường xảy ra do có tác động rất mạnh

Chẩn đoán gãy xương đùi

Bác sĩ thường sẽ bắt đầu bằng cách tiến hành bằng chụp X-quang để xem xét. Nếu cần thêm thông tin, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT (chụp cắt lớp vi tính). Trước khi đề xuất phương pháp điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ xác định loại gãy xương mà bạn mắc phải. Các loại gãy xương phổ biến nhất là:

  • Gãy ngang: Vết gãy là một đường thẳng nằm ngang.
  • Gãy xiên: Gãy theo đường chéo với trục dài của xương.
  • Gãy xoắn: Gãy xương trong đó ít nhất một phần của xương bị xoắn.
  • Vỡ xương: Xương bị gãy thành ba mảnh trở lên.
  • Gãy xương hở: Gãy xương kèm theo bị tổn thương tế bào phần mềm hoặc vết thương hở.
gãy xương đùi
Chụp X-quang chẩn đoán gãy xương đùi

Điều trị gãy xương đùi

Nhiều bệnh nhân có câu hỏi:” Gãy xương đùi bao lâu mới đi được?”. Quá trình điều trị gãy xương đùi thường mất đến sáu tháng, trải qua bốn giai đoạn:

  • Cơ thể bắt đầu quá trình chữa bệnh.
  • Cơ thể bị viêm.
  • Sự phát triển xương mới.
  • Xương trưởng thành được thay thế bằng xương mới hình thành.

Đa số các trường hợp gãy xương đùi cần phải phẫu thuật và dùng thuốc.

Phẫu thuật

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, bên trong hoặc bên ngoài, nhằm giữ xương cố định trong thời gian xương lành lại. Phẫu thuật phổ biến nhất điều trị gãy xương đùi được gọi là đóng đinh nội tủy. Phẫu thuật này được thực hiện bằng cách chèn một thanh kim loại vào chiều dài của xương, sau đó dùng vít để giữ cố định.

gãy xương đùi
Phương pháp đóng định nội tủy điều trị gãy xương đùi

Thuốc

Trước và sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau bằng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, chẳng hạn như:

  • Acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Gabapentinoids.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Opioid.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ.

Xử lý gãy xương đùi sau phẫu thuật

Khi xương đã được đặt trở lại đúng vị trí và ổn định, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường các cơ xung quanh xương. Các bài tập tăng cường sức mạnh cho đùi cũng sẽ giúp bệnh nhân hồi phục sự linh hoạt và chức năng bình thường của chân.

Biến chứng gãy xương đùi

Những biến chứng có thể xảy ra khi gãy xương đùi:

  • Nếu xương đùi không được đặt đúng cách, có khả năng chân bị thương sẽ có chiều dài ngắn hơn chân còn lại, có thể gây đau hông hoặc đầu gối nhiều năm sau đó. 
  • Việc gãy xương cũng có thể tạo nên chấn thương cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh của chân, được gọi là tổn thương ngoại vi.
  • Một số biến chứng liên quan đến phẫu thuật gãy xương đùi bao gồm nhiễm trùng và cục máu đông.
gãy xương đùi
Gãy xương đùi điều trị không đúng cách sẽ gây biến chứng về sau

Bác sĩ điều trị gãy xương đùi

  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Gãy xương đùi có thể được điều trị hoàn toàn và bệnh nhân trở lại lối sống bình thường nếu có phương pháp chữa phù hợp. Hãy liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn khi bạn có những băn khoăn về tình trạng của bản thân.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo