Khác với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ, ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra. Bệnh ghẻ phỏng là bệnh da liễu gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số là trẻ em. Tỉ lệ mắc bệnh cao ở nơi khí hậu nóng ẩm, thường gặp vào mùa hè. Ghẻ phòng lây lan nhanh nên cần được phát hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết bệnh và cách trị ghẻ phỏng được Doctor có sẵn tổng hợp ở bài viết này để quý phụ huynh tiện theo dõi.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây ra ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Loại vi khuẩn hình cầu này có khả năng lây lan nhanh từ vùng da bệnh sang vùng da lành, từ người bệnh sang người lành trong thời gian ngắn. Do đó, trẻ bị ghẻ phỏng cần được cách ly và chữa trị sớm.
Vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng có từ nhiều nguồn khác nhau:
- Móng tay dài, dính đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ. Vi khuẩn sẽ theo các vết cào, vết xây xát ngoài da đi vào trong da và gây bệnh.
- Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh ghẻ phỏng ở quanh mũi và miệng của bé.
- Các vật nuôi trong nhà như: chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ.
- Nhà trẻ, trường học cũng là môi trường dễ lây từ trẻ bệnh sang trẻ lành.
Bên cạnh nguồn lây nhiễm còn có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ghẻ phỏng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý như:
- Trẻ không thường xuyên tắm rửa và vệ sinh da hoặc vệ sinh da không sạch sẽ.
- Trên da xuất hiện những tổn thương hở hoặc có vết trầy xước nhưng không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không được chăm sóc đúng cách dẫn đến viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Môi trường ô nhiễm, khí hậu ẩm ướt và nóng bức.
Triệu chứng bệnh ghẻ phỏng ở trẻ
Những triệu chứng đặc trưng dưới đây sẽ xuất hiện khi bạn mắc bệnh ghẻ phỏng:
- Những vùng da có vi khuẩn xâm nhập sẽ hình thành những vệt đỏ kèm theo biểu hiện sưng nhẹ và đau.
- Trên nền da đỏ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mọc đơn lẻ hoặc nối lại thành chùm, bên trong mụn nước chứa nhiều dịch màu trằng đục
- Những mụn nước mọc đơn đọc có bờ rõ ràng. Những mụn nước mọc thành chùm hoặc mọc gần nhau sẽ dính lại với nhau và tạo thành bọng nước lớn. Khi chuẩn bị vỡ ra, những bọng nước sẽ có dấu hiệu rỉ dịch, sau đó vỡ và khô lại, nhanh chóng đóng vảy tiết màu vàng và hơi cứng trên bề mặt da.
- Do dịch tiết trong bọng nước chứa nhiều vi khuẩn nên khi dịch tiết dính vào những vùng da lành trên cơ thể hoặc dính lên da của người khác, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và hình thành những vệt đỏ và bọng nước mới.
Phân biệt bệnh ghẻ phỏng và ghẻ nước
Cha mẹ cần phân biệt ghẻ phỏng và ghẻ nước để có hành động đúng trong chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ. Ghẻ nước và ghẻ phỏng giống nhau ở đặc điểm gây ngứa, có mụn nước và dễ lây lan.
Hai bệnh này khác nhau ở 2 điểm sau:
- Nguyên nhân gây bệnh:
- Ghẻ phỏng do vi khuẩn hình cầu gây ra
- Ghẻ nước do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra
- Biểu hiện:
- Ghẻ phỏng: Viêm da tấy đỏ gây mụn nước mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, hình dạng giống vết bỏng. Bóng nước dễ vị vỡ và khô thành mày màu vàng, dịch tiết từ bóng nước lại tạo bóng nước ở vùng da mới.
- Ghẻ nước: Biểu hiện đặc trưng là luống ghẻ (các đường hầm khác màu da) và mụn nước ở cửa hầm. Mụn nước này không dễ bể, cái ghẻ làm tổ trong luống ghẻ.
Dù trẻ bị ghẻ phỏng hay ghẻ nước, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu để được chẩn đoán xác định và điều trị sớm vì tính lây lan mạnh của bệnh.
Điều trị ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng được chẩn đoán xác định bằng việc quan sát các sang thương da đặc trưng và xét nghiệm dịch tiết mụn nước tìm vi khuẩn.
Thuốc trị ghẻ phỏng ở trẻ em
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi trị ghẻ phỏng. Nếu bé cào gãi nhiều làm nhiễm trùng da, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh đường uống. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ uống thuốc và bôi thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm khỏi bệnh.
Ngoài ra, vì lo lắng thuốc tây gây ra tác dụng phụ, nhiều phụ huynh ưa chuộng việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm giảm các triệu chứng cũng như diệt khuẩn như: dùng nước muối, lá mơ, nha đam, … Cụ thể các cách kiểm soát bệnh bằng nguyên liệu thiên nhiên được áp dụng từ lâu đời như sau:
Cách trị ghẻ phỏng bằng nước muối
Để kiểm soát bệnh, cha mẹ nên pha nước muối loãng để tắm cho trẻ bị ghẻ phỏng mỗi ngày. Nước muối chứa những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cực mạnh, làm suy yếu hoạt động gây bệnh và tiêu diệt các chủng vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn hình cầu. Bên cạnh đó việc sử dụng nước muối còn giúp giảm viêm, giảm ngứa, đẩy nhanh quá tình làm khô mụn nước và phục hồi làn da đang bị tổn thương, ngăn cản lây lan và sự tái phát.
Cách thực hiện:
- Sau khi tắm cho bé bình thường, cha mẹ pha nước muối cho bé ngâm mình.
- Một chậu nước ấm tắm cho bé cần pha khoảng 3-4 thìa cà phê muối
- Cho bé vào chậu, ngâm mình, cha mẹ liên tục đổ nước muối lên vùng da ghẻ phỏng, xoa nhẹ tránh làm bể mụn nước.
- Bé cần ngâm mình trong nước muối ấm 2 lần/ ngày đến khi các biểu hiện giảm đi.
Cách trị ghẻ phỏng bằng lá mơ
Bị ghẻ phỏng tắm lá gì để mau khỏi bệnh? Lá mơ được tin dùng trong điều trị ghẻ phỏng vì có chứa chất alcaloid – có công dụng ức chế hoạt động của một số chủng vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn hình cầu. Bên cạnh đó, chất này còn làm giảm viêm loét da, sưng đỏ da.
Cách thực hiện:
- Cha mẹ dùng một nắm lá mơ lông ngâm và rửa thật sạch với nước muối (số lượng lá tùy theo diện tích da bị tổn thương của bé)
- Thái nhỏ và giã nát lá mơ, vắt lấy nước
- Vệ sinh sạch vùng da bệnh, lau khô da
- Dùng bông y tế thấm vào nước cốt lá mơ, sau đó bôi đều lên vùng da bệnh
- Sau 30 phút, sử dụng nước ấm để làm sạch nước cốt trên da
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày.
Cách trị ghẻ phỏng bằng nha đam
Nhờ chứa nhiều thành phần quan trọng như nước, axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa cùng nhiều khoáng chất có lợi, gel nha đam có khả năng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy, giảm kích ứng da, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đỏ da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và nạo lấy phần thịt nha đam
- Xay nhuyễn thịt nha đam để thu gel nha đam dạng sệt
- Vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng thấm khô vùng da ghẻ phỏng
- Bôi đều lên vùng da bệnh một lớp gel nha đam, để khô tự nhiên
- Sau 30 phút cha mẹ rửa sạch gel nha đam và thấm khô da bé
- Bé nên được đắp gel nha đam 1 lần/ ngày để giảm sưng và ngứa
Chăm sóc trẻ bị ghẻ phỏng đúng cách
Bên cạnh việc dùng thuốc bôi trị ghẻ phỏng được chỉ định, bé cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh để mau khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Tắm rửa cho bé mỗi ngày, thường xuyên lau mồ hôi trên người bé, đặc biệt là sau khi bé vận động ngoài trời.
- Dùng xà phòng dành cho da nhạy cảm, xà phòng từ nguyên liệu thiên nhiên có khả năng cấp ẩm, không chứa chất tẩy rửa mạnh gây khô da.
- Đánh lạc hướng bé mỗi khi bé muốn gãi để không làm bề mụn nước.
- Giặt quần áo bé bằng máy giặt với nước nóng, khử trùng đồ chơi bằng cồn.
Dinh dưỡng cúng có vai trò quan trọng giúp bé mau khỏi bệnh, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống của bé:
- Kiêng hải sản, thịt đỏ, thịt gà, đồ nếp, gia vị cay nóng
- Hạn chế ăn đồ ngọt và nước ngọt có ga
- Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày
- Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung viên dầu cá và vita min, chất khoáng. Mẹ cũng nên dùng tỏi, gừng- những gia vị có chất kháng viêm tự nhiên trong khi chế biến món ăn để tổn thương da của bé mau lành.
Các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm trị bệnh ghẻ phỏng
- Bác sĩ CKI Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm – Quận 2
- BSCKII Trần Thị Hoài Hương – 20 năm kinh nghiệm- Quận 10
Bệnh ghẻ phỏng không nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh ghẻ phỏng, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến phòng khám nhi để được thăm khám và tiếp nhận điều trị sớm, tránh biến chứng.
Xem thêm:
Ghẻ phỏng ở người lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.