Căng cơ: Nguyên nhân, ảnh hưởng và phương pháp điều trị

Căng cứng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào trên cơ thể (căng cơ chân, căng cơ tay v.v.), gây ra những cơn đau buốt khiến bạn khó cử động, vì lúc này cơ không có khả năng co giãn như bình thường. Bài viết sau đây của Doctor có sẵn sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, điều trị tình trạng căng cơ, và khi nào bạn nên gặp bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra chứng căng cứng cơ

Tác động từ hệ thần kinh

Khi bạn cần di chuyển một phần của cơ thể, não bộ sẽ gửi tín hiệu thần kinh đến các cơ nằm trong khu vực đó, làm cho các cơ co lại. Cơ bắp có thể co lại ít hay nhiều tùy thuộc vào loại tín hiệu mà não bộ gửi đi. Sau khi co, các cơ sẽ thư giãn cho đến lần tiếp theo bạn cần sử dụng cơ.

Căng cứng cơ xảy ra khi một hoặc một nhóm cơ bị co hoàn toàn hoặc co một phần trong một thời gian dài. Bộ não tiếp tục gửi các tín hiệu thần kinh để ra lệnh cơ co lại ngay cả khi cơ không cần vận động. Căng cứng cơ có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Cơ co càng lâu thì bạn càng cảm thấy đau nhiều hơn.

căng cơ
Tình trạng căng cơ kéo dài có khả năng tác động lên hệ thần kinh

Căng cứng cơ do căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của cơ thể. Hệ thống thần kinh có thể phản ứng với căng thẳng bằng cách tạo thêm áp lực lên các mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ, gây căng cơ và đau.

Các tình trạng bệnh lý

Một số tình trạng bệnh lý dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng bị căng cứng cơ:

  • Bệnh xơ cứng teo cơ bên (amyotrophic lateral sclerosis): Một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển gây ra các vấn đề về thần kinh và mất kiểm soát các cơ hoạt động tự động
  • Hội chứng khoang do gắng sức mãn tính (chronic exertional compartment syndrome): Cơ và các dây thần kinh bị đau và sưng do tập thể dục gây ra
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Bệnh nhân cảm giác cực kỳ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và đau cơ
  • Đau cách hồi IC (intermittent claudication): Tình trạng chuột rút xảy ra do thiếu lưu lượng máu đến các cơ, thường là ở chân
  • Mất nước: Cơ thể không được cung cấp đủ nước cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ bị căng cứng và gây đau
  • Đau cơ khởi phát muộn: Đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cơ kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày sau khi tập thể dục quá sức
  • Loạn trương lực cơ: Tình trạng gây ra các cơn co thắt cơ ngẫu nhiên và không chủ ý
  • Đau cơ xơ hóa: Một rối loạn mãn tính có thể gây đau nhức và cứng cơ
  • Lupus: Bệnh viêm mãn tính có thể gây đau và cứng khớp
  • Bệnh Lyme và sốt đốm Rocky Mountain: Những bệnh do bọ ve gây ra có thể gây tổn thương dây thần kinh
  • Hội chứng đau cân cơ: Một rối loạn mãn tính, làm tăng áp lực lên các điểm nhạy cảm trong cơ gây đau đớn
  • Bệnh Parkinson: Một bệnh thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến vận động
  • Đau đa cơ do thấp khớp: Một bệnh viêm mãn tính có thể gây đau và cứng cơ, đặc biệt là ở vai
  • Chấn thương lặp đi lặp lại: Chấn thương ở cơ hoặc dây thần kinh do sử dụng cơ quá mức
  • Viêm khớp dạng thấp: Một rối loạn viêm mãn tính ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus
  • Dây thần kinh bị chèn ép
căng cơ
Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân gây căng cơ

Khi nào nên liên hệ bác sĩ?

Nếu bạn biết rằng tình trạng căng cứng cơ xảy ra do một chấn thương nhẹ, căng thẳng hoặc do hoạt động quá mức, bạn thường có thể điều trị tại nhà một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ rằng tình trạng căng cơ là do chấn thương nặng hoặc một bệnh lý tiềm ẩn, bạn nên liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng bị căng cơ của bạn không thuyên giảm trong vòng một tuần hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, việc liên hệ với bác sĩ cũng là điều cần thiết:

  • Có vết cắn của côn trùng.
  • Phát ban không có lý do.
  • Đỏ và sưng cơ.
  • Cắng cứng cơ sau khi tăng liều lượng thuốc hoặc thay đổi thuốc.
căng cơ
Sớm gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị khi bị căng cơ

Gọi cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị căng cơ cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Yếu cơ nghiêm trọng.
  • Sốt cao.
  • Cứng cổ.

Điều trị căng cơ

Cách chữa căng cơ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và tập trung vào việc làm thư giãn các cơ.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường có hiệu quả trong việc điều trị chứng căng cơ do chấn thương nhẹ, căng thẳng hoặc sử dụng cơ quá mức, đau cơ bắp chân khi chơi thể thao, bao gồm:

  • Đắp một miếng gạc ấm hoặc túi chườm nóng lên vùng cơ bị ảnh hưởng để giúp thư giãn các cơ đang căng cứng.
  • Nhẹ nhàng kéo căng cơ đang co cứng của bạn để giúp cơ thư giãn.
  • Tránh hoạt động gắng sức vì có thể khiến cơ trở lại căng cứng.
  • Cố gắng giúp các cơ thư giãn bằng cách massage, các bài tập yoga hoặc thái cực quyền.
  • Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máu não và hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp. Sử dụng NATB ngay để cơ thể luôn đủ vitamin B.
căng cơ
Chườm lạnh là biện pháp điều trị căng cơ hiệu quả tại nhà

Điều trị y tế

Bạn sẽ cần được điều trị y tế đối với bất kỳ chấn thương nghiêm trọng hoặc những bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra chứng căng cơ của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, điều trị y tế có thể bao gồm phẫu thuật, sử dụng thuốc và vật lý trị liệu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp.

Bác sĩ chẩn đoán và điều trị căng cơ

  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.

  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Căng cơ là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi có những nghi ngờ hoặc việc điều trị không thuyên giảm, bạn nên liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra hướng xử lí phù hợp nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo