Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Phân loại, triệu chứng và điều trị

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng trên mức bình thường. Những người bị ADHD cũng có thể gặp khó khăn khi tập trung sự chú ý vào một việc duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

1. Các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Một số triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý phổ biến bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi tập trung vào một việc cụ thể.
  • Đãng trí về việc hoàn thành một công việc.
  • Dễ bị phân tâm.
  • Khó ngồi yên.
  • Làm gián đoạn mọi người khi họ đang nói chuyện.

Các triệu chứng phụ thuộc vào loại ADHD mà người đó mắc phải.

2. Các loại rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD được phân loại thành 3 nhóm chính:

Không chú ý, mất tập trung

Những người mắc loại rối loạn tăng động giảm chú ý này rất khó tập trung, hoàn thành công việc và làm theo hướng dẫn. Các chuyên gia cũng cho rằng nhiều trẻ mắc chứng ADHD không chú ý có thể khó chẩn đoán chính xác vì chúng không có xu hướng gây rối.

Hiếu động-bốc đồng

Những người có loại rối loạn tăng động giảm chú ý này chủ yếu thể hiện hành vi hiếu động và bốc đồng, bao gồm việc bồn chồn, làm mọi người bị gián đoạn khi họ đang nói chuyện. Những người mắc chứng ADHD hiếu động và bốc đồng vẫn có thể khó tập trung vào công việc.

Loại kết hợp hiếu động-bốc đồng và không chú ý

Đây là loại rối loạn tăng động giảm chú ý phổ biến nhất. Những người có loại ADHD kết hợp này biểu hiện cả các triệu chứng kém chú ý và hiếu động, bao gồm không có khả năng chú ý, xu hướng bốc đồng, mức độ hoạt động và năng lượng trên mức bình thường.

3. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở lứa tuổi khác nhau

ADHD ở người lớn

Hơn 60% trẻ em bị ADHD vẫn biểu hiện các triệu chứng này khi trưởng thành. Nhưng đối với nhiều người, các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý giảm hoặc ít thường xuyên hơn khi họ lớn tuổi hơn. ADHD không được điều trị ở người lớn có thể có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống bởi các triệu chứng như khó quản lý thời gian, hay quên và thiếu kiên nhẫn, gây ra các vấn đề trong công việc, gia đình và trong tất cả các loại mối quan hệ.

ADHD ở trẻ em

Các bé trai thường được chẩn đoán ADHD cao hơn gấp đôi so với các bé gái. Điều này có thể là do các bé trai có xu hướng biểu hiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý. Còn trẻ em gái mắc chứng ADHD trong nhiều trường hợp thường có biểu hiện:

  • Mơ mộng thường xuyên.
  • Nói nhiều hơn là hiếu động.
tang dong giam chu y
Rối loạn tăng động ở trẻ em

4. Nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Một số chuyên gia cho răng giảm dopamine (một chất hóa học trong não giúp chuyển tín hiệu từ dây thần kinh này sang dây thần kinh khác, đóng một vai trò trong việc kích hoạt các phản ứng và chuyển động cảm xúc) là một yếu tố dẫn đến ADHD.

Nghiên cứu khác cho thấy có sự khác biệt về cấu trúc trong não, theo đó những người bị ADHD có lượng chất xám ít hơn. Chất xám bao gồm các vùng não giúp:

  • Phát biểu.
  • Tự kiểm soát.
  • Đưa ra quyết định.
  • Kiểm soát cơ bắp.

5. Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp trị liệu tâm lý bao gồm liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp trò chuyện, liệu pháp hành vi (Liệu pháp này có thể giúp học cách theo dõi và quản lý hành vi của người bị ADHD).

Thuốc điều trị

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý được tạo ra nhằm tác động đến các chất hóa học trong não theo cách cho phép bạn kiểm soát tốt hơn các xung động và hành động của mình. Hai loại thuốc chính được sử dụng để điều trị ADHD là thuốc kích thích và thuốc không kích thích.

Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS) là loại thuốc điều trị ADHD được kê đơn phổ biến nhất. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng lượng hóa chất não dopamine và norepinephrine.

Nếu thuốc kích thích không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kích thích. Một số loại thuốc không kích thích hoạt động bằng cách tăng mức độ norepinephrine trong não.

Biện pháp điều trị tự nhiên

Có một lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ADHD:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
  • Có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Ngủ nhiều.
  • Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và TV hàng ngày.
  • Thiền chánh niệm.
  • Tránh một số chất gây dị ứng và phụ gia thực phẩm.

6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về ADHD là gì? triệu chứng, phân loại, điều trị. Đối với trẻ em và người lớn, ADHD không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, bao gồm các vấn đề trường học, công việc và các mối quan hệ. Điều trị là quan trọng để giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng này.


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo