Hôn nhân và gia đình là những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên bất kì mối quan hệ nào cũng sẽ trải qua những thăng trầm khác nhau. Nếu như không biết cách giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, mối quan hệ có khả năng lao xuống vực thẳm và kết thúc. Tư vấn hôn nhân gia đình là một trong những biện pháp giúp hàn gắn những rạn nứt và duy trì ngọn lửa hôn nhân.
Tóm tắt nội dung
1. Tư vấn hôn nhân gia đình là gì?
Tư vấn hôn nhân gia đình (Marriage and Family Therapy – MFT) là một hình thức trị liệu tâm lý hướng vào hành vi của tất cả các thành viên trong gia đình và cách những hành vi này ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân các thành viên trong gia đình, mà còn tác động đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và toàn bộ gia đình. Do đó, việc điều trị thường được chia thành thời gian dành cho liệu pháp cá nhân và thời gian dành cho liệu pháp cặp đôi, liệu pháp gia đình hoặc cả hai, nếu cần thiết.
2. Khi nào nên thực hiện tư vấn hôn nhân gia đình?
Liệu pháp tư vấn hôn nhân gia đình giải quyết các vấn đề về thể chất và tâm lý bao gồm xung đột hôn nhân vợ chồng, xung đột giữa cha mẹ và con cái, tình trạng lạm dụng rượu và ma túy, rối loạn chức năng tình dục, trạng thái đau buồn, rối loạn ăn uống và các vấn đề về cân nặng, các vấn đề về hành vi của trẻ em và các vấn đề về chăm sóc người già, chẳng hạn như chứng mất trí của cha mẹ hoặc ông bà.
Thân chủ cũng có thể điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng hoặc tâm thần phân liệt của một thành viên trong gia đình và tác động của những vấn đề này đối với những người còn lại trong gia đình.
3. Quy trình tư vấn hôn nhân gia đình
Tư vấn hôn nhân gia đình thường là liệu pháp ngắn hạn bao gồm trung bình 12 buổi trị liệu, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Trong tư vấn cho các cặp đôi đã tiến tới hôn nhân hoặc chưa, nhà trị liệu sẽ bắt đầu bằng cách gặp gỡ cả hai vợ chồng và sau đó có thể dành thời gian cho từng cá nhân. Trong liệu pháp gia đình, nhà trị liệu cũng sẽ bắt đầu bằng cách gặp gỡ toàn bộ gia đình và sau đó gặp riêng với từng thành viên trong gia đình nếu thích hợp.
Buổi trị liệu đầu tiên thường để thu thập thông tin, vì vậy nhà trị liệu có thể tìm hiểu về vấn đề khiến bạn muốn tư vấn, nắm bắt suy nghĩ của những người liên quan và quan sát động thái của cặp vợ chồng / gia đình. Đồng thời, nhà trị liệu cũng đặt ra mục tiêu điều trị và bất kỳ “quy tắc” nào cần tuân thủ khi điều trị, chẳng hạn như ai nên tham gia buổi điều trị nào và tính bảo mật của bất kỳ thông tin nào được chia sẻ giữa các thành viên gia đình và nhà trị liệu.
Dần dần, bạn sẽ xác định được các vai trò và hành vi của cá nhân trong gia đình góp phần gây ra xung đột, xác định những thách thức cụ thể và khám phá các cách để chủ động giải quyết các vấn đề.
Trong khi liệu pháp trị liệu truyền thống tập trung nhiều hơn vào cá nhân, tư vấn hôn nhân gia đình xem xét cách các hành vi của một cá nhân ảnh hưởng đến cả cá nhân và mối quan hệ của họ với tư cách là một phần của cặp vợ chồng hoặc gia đình. Lý thuyết củng cố cho liệu pháp tư vấn hôn nhân gia đình là bất kể vấn đề xuất hiện trong một cá nhân hay trong một gia đình, việc các thành viên khác trong gia đình tham gia vào quá trình trị liệu sẽ mang lại những giải pháp hiệu quả hơn.
4. Nhà trị liệu tư vấn hôn nhân uy tín
Chuyên gia tâm lý/nhà trị liệu tư vấn hôn nhân gia đình phải được cấp phép và có học vị bác sĩ hoặc thạc sĩ, cũng như được đào tạo chuyên ngành bao gồm ít nhất hai năm hoặc 3.000 giờ kinh nghiệm lâm sàng do một nhà trị liệu hôn nhân gia đình giám sát.
5. Chuyên gia và Trung tâm tư vấn uy tín
- SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
- Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
- VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức Nhà tham vấn toàn cầu WPO thực hiện chức năng tham vấn – tâm lý trị liệu chuyên sâu.
Qua tư vấn hôn nhân gia đình, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp các gia đình, các cặp vợ chồng gàn gắn tâm lý, duy trì lửa hôn nhân, tăng cường sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Marriage and Family Therapy – psychologytoday