Cách xác định các biện pháp tránh thai phù hợp với bạn

Có khá nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, chẳng hạn như uống thuốc tránh thai, sử dụng bao cao su, đặt vòng v.v. tuy nhiên việc lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất với bạn sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và hoàn cảnh của bạn. Bài viết sau đây của Doctor có sẵn sẽ cung cấp bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn chọn lựa biện pháp tránh thai thích hợp.

Mức độ hiệu quả của các biện pháp tránh thai khác nhau

Danh sách dưới đây cho thấy mức độ hiệu quả của 15 biện pháp tránh thai khác nhau và tần suất bạn cần sử dụng chúng. Mức độ hiệu quả của mỗi phương pháp được tính bằng cách tính xem có bao nhiêu phụ nữ mang thai nếu 100 phụ nữ sử dụng phương pháp này trong một năm. Ví dụ, nếu một biện pháp tránh thai cụ thể có hiệu quả 99%, cứ 100 phụ nữ sử dụng thì sẽ có 1 phụ nữ mang thai trong một năm (trường hợp các biện pháp tránh thai được sử dụng đúng cách).

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả hơn 99%:

  • Que cấy tránh thai (kéo dài đến 3 năm)
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS) (lên đến 5 năm)
  • Vòng tránh thai (IUD) (lên đến 5 đến 10 năm)
  • Triệt sản nữ (vĩnh viễn)
  • Triệt sản nam hoặc thắt ống dẫn tinh (vĩnh viễn)

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả hơn 99% nếu luôn được sử dụng đúng cách, nhưng thường hiệu quả dưới 95% với cách sử dụng thông thường bao gồm:

  • Thuốc tiêm tránh thai (được thay mới sau mỗi 8 tuần hoặc 12 tuần một lần, tùy thuộc vào loại)
  • Viên thuốc kết hợp (uống mỗi ngày trong 3 tuần trong mỗi tháng)
  • Thuốc viên chỉ progestogen (uống mỗi ngày)
  • Miếng dán tránh thai (được thay mới mỗi tuần trong 3 tuần trong mỗi tháng)
  • Vòng âm đạo (thay mới mỗi tháng một lần)

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 99% nếu sử dụng theo hướng dẫn:

  • Phương pháp kế hoạch hóa gia đình tự nhiên (theo dõi nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung hàng ngày)

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 98% nếu được sử dụng đúng cách:

  • Bao cao su nam (mỗi khi bạn quan hệ tình dục)

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 95% nếu được sử dụng đúng cách:

  • Bao cao su nữ (mỗi khi bạn quan hệ tình dục)

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả từ 92 đến 96% nếu được sử dụng đúng cách:

  • Màng ngăn hoặc nắp có chất diệt tinh trùng (mỗi khi bạn quan hệ tình dục)
bien phap tranh thai
Màng ngăn tránh thai là một phương pháp tránh thai phổ biến

Phân loại biện pháp tránh thai dựa vào tần suất sử dụng

Danh sách dưới đây cho biết tần suất bạn cần sử dụng, thay thế hoặc thực hiện từng biện pháp tránh thai.

Các phương pháp được sử dụng mỗi khi bạn quan hệ tình dục:

  • Bao cao su nam và bao cao su nữ
  • Màng chắn hoặc nắp

Các phương pháp thực hiện hàng ngày:

  • Thuốc viên (viên thuốc kết hợp hoặc viên thuốc chỉ chứa progestogen), nhưng có một số loại viên thuốc 21 ngày mà bạn có một tuần “nghỉ” mỗi tháng.

Các phương pháp được thay thế hàng tuần:

  • Miếng dán tránh thai

Các phương pháp được thay thế hàng tháng:

  • Vòng âm đạo

Phương pháp được đổi mới sau mỗi 2 đến 3 tháng:

  • Thuốc tiêm tránh thai

Các phương pháp được đổi mới lên đến 3 năm một lần:

  • Que cấy tránh thai

Các phương pháp được đổi mới lên đến 5 đến 10 năm một lần:

  • Vòng tránh thai (IUD)
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)

Các biện pháp tránh thai đưa vào âm đạo

Nếu bạn cảm thấy ổn với việc đưa dụng cụ tránh thai vào âm đạo. Bạn có thể cân nhắc sử dụng:

  • Vòng âm đạo
  • Bao cao su nữ
  • Màng chắn hoặc nắp

Các biện pháp tránh thai đưa vào âm đạo có thời gian sử dụng lâu dài hơn:

  • Vòng tránh thai (IUD)
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)

Biện pháp tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Một số biện pháp tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn, làm cho kinh nguyệt của bạn nhẹ hơn hoặc không thường xuyên hơn/ nặng hơn và không đều hơn.

Các biện pháp tránh thai có thể làm cho kinh nguyệt của bạn nhẹ hơn bao gồm:

  • Uống thuốc (viên kết hợp hoặc viên chỉ chứa progestogen)
  • Miếng dán tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
  • Vòng âm đạo
vong tranh thai noi tiet
Cách tránh thai bằng vòng tránh thai nội tiết

Những lưu ý khác

Nếu bạn là người hút thuốc và trên 35 tuổi, một số biện pháp tránh thai (chẳng hạn như viên thuốc kết hợp, miếng dán hoặc vòng âm đạo) có thể không phù hợp với bạn. Bạn có thể cân nhắc các biện pháp tránh thai sau:

  • Vòng tránh thai (IUD)
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
  • Que cấy tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai
  • Viên thuốc chỉ progestogen

Nếu bạn thừa cân, bạn nên cân nhắc về việc có nên dùng thuốc tiêm tránh thai không, vì bạn có thể tăng cân một chút nếu sử dụng từ 2 năm trở lên.

Thuốc tránh thai có chứa các hormone estrogen và progestogen không phù hợp với một số phụ nữ, chẳng hạn như những người mắc các bệnh lý như ung thư vú.

Thuốc tránh thai có chứa estrogen không thích hợp cho những phụ nữ:

  • Trên 35 tuổi và hút thuốc
  • Rất thừa cân
  • Uống một số loại thuốc
  • Mắc một số bệnh lý, chẳng hạn như các vấn đề về lưu thông máu hoặc chứng đau nửa đầu

Các biện pháp tránh thai không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc khác bạn dùng là:

  • Vòng tránh thai (IUD)
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
  • Thuốc tiêm tránh thai
  • Màng chắn hoặc nắp
  • Bao cao su nam hay bao cao su nữ

Tất cả các phương pháp tránh thai có thể được dừng lại nếu bạn muốn có con. Khả năng sinh sản của phụ nữ thường trở lại bình thường trong vòng tháng đầu tiên sau khi ngừng sử dụng thuốc kết hợp, đặt vòng âm đạo hoặc miếng dán tránh thai. Khả năng sinh sản của bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường sau khi ngừng tiêm thuốc tránh thai.

Bác sĩ phụ sản khám & tư vấn về các biện pháp tránh thai

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, việc tham khảo ý kiến các bác sĩ Sản phụ khoa có chuyên môn là vô cùng quan trọng.

Xem thêm:


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Which method of contraception suits me? – nhs.uk

Contact Me on Zalo