Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc cả hai khớp xương cùng của bạn – nằm ở nơi kết nối xương sống và xương chậu dưới của bạn. Bệnh lý này cũng có thể gây đau ở mông hoặc lưng dưới và có thể kéo dài xuống một hoặc cả hai chân. Đứng lâu hoặc leo cầu thang có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.

Viêm khớp cùng chậu có thể khó chẩn đoán, vì nó có thể bị nhầm với các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng. Bệnh lý này có liên quan đến một nhóm bệnh gây ra viêm khớp cột sống. Thông thường phương pháp điều trị bao gồm thuốc và tập vật lý trị liệu. Cùng Docosan hiểu rõ hơn bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Cơn đau liên quan đến viêm khớp cùng chậu thường xảy ra nhất ở mông và lưng dưới. Cơn đau này cũng có thể lan xuống chân, háng và thậm chí cả bàn chân. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể trầm trọng hơn khi:

  • Đứng lâu
  • Chịu nhiều trọng lượng ở một chân hơn chân kia
  • Leo cầu thang
  • Chạy bộ
  • Tiến những bước dài
viêm khớp cùng chậu
Triệu chứng viêm khớp cùng chậu là đau ở lưng dưới gần xương chậu khi vận động và cả khi đứng yên

Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu

  • Chấn thương: Một va chạm đột ngột, chẳng hạn như tai nạn xe cơ giới hoặc ngã, có thể làm hỏng các khớp xương cùng, gây viêm khớp cùng chậu.
  • Viêm khớp do mòn: (viêm xương khớp) có thể xảy ra ở các khớp xương cùng, cũng như viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp ảnh hưởng đến cột sống.
  • Thai kỳ: Các khớp xương cùng phải nới lỏng và căng ra để thích ứng với quá trình sinh nở. Trọng lượng tăng thêm và dáng đi thay đổi khi mang thai có thể gây thêm áp lực lên các khớp này và có thể dẫn đến đau thắt lưng gần xương chậu.
  • Nhiễm trùng khớp: Khớp xương chậu cũng có thể bị nhiễm trùng và gây đau

Biến chứng bệnh viêm khớp cùng chậu là những cơn đau mãn tĩnh kéo dài dai dẳng, trầm cảm cũng có thể bắt nguồn từ đau đớn và mất ngủ do viêm khớp cùng chậu.

viêm khớp cùng chậu
Hoạt động cúi thấp lặp lại nhiều lần có thể khởi phát bệnh viêm khớp cùng chậu

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra vật lý tác động tìm nguồn bắt đầu cơn đau bằng cách nhấn vào một số điểm trên hông và mông người bệnh. Bác sĩ cũng có thể di động cẳng chân của bệnh nhân để tạo lực ép nhẹ lên các khớp.

Sau đó, một số chẩn đoán bằng hình ảnh sẽ được chỉ định để bác sĩ có thêm cơ sở xác định bệnh như chụp x-quang, chụp cộng hưởng từ MRI.

  • Chụp x-quang vùng chậu có thể cho thấy những vùng bị tổn thương ở khớp xương chậu.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI sẽ được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm cột sống dính khớp. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cung cấp chi tiết về mặt cắt ngang của xương và mô mềm, là một biện pháp giúp tìm kiếm tổn thương xương khớp hữu hiệu.
  • Tiêm thuốc tê xác định vùng tổn thương: Vì đau thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tê để giúp chẩn đoán. Ví dụ, nếu một mũi tiêm như vậy vào khớp xương cùng làm bạn ngừng đau, thì có thể vấn đề là ở khớp xương cùng của bạn.
viêm khớp cùng chậu
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Điều trị viêm khớp cùng chậu

Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu. Một số chỉ định của bác sĩ:

  • Dùng thuốc
    • Thuốc giảm đau. Nếu các loại thuốc giảm đau không kê đơn không đủ giúp giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn các phiên bản mạnh hơn của những loại thuốc này.
    • Thuốc giãn cơ. Các loại thuốc như cyclobenzaprine (Amrix, Fexmid) có thể giúp giảm co thắt cơ thường liên quan đến viêm túi thừa.
    • Thuốc ức chế TNF Tumor necrosis factor) thành phần gồm các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u – thường giúp làm giảm viêm xương cùng liên quan đến viêm cột sống dính khớp.
viêm khớp cùng chậu
Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng thuốc
  • Liệu pháp vật lý trị liệu
    • Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi việc dùng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu không cải thiện cơn đau của bạn
    • Tiêm khớp. Corticosteroid có thể được tiêm vào khớp để giảm viêm và đau. Bạn chỉ có thể tiêm một vài mũi vào khớp mỗi năm vì steroid có thể làm suy yếu xương và gân của bạn.
    • Điện trị liệu: Kích thích điện vào xương cùng có thể giúp giảm đau do viêm xương cùng.

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn học các bài tập vận động và kéo giãn đa dạng để duy trì sự linh hoạt của khớp, đồng thời các bài tập tăng cường sức mạnh để giúp cơ của bạn ổn định hơn.

Nếu có các triệu chứng như đau lưng dưới gần xương chậu lúc đi đứng hay ngồi, bạn cần đặt lịch khám cơ xương khớp và tập vật lý trị liệu đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ trị viêm khớp cùng chậu

Tham khảo Danh sách các bác sĩ Vật lý trị liệu, nổi bật hơn cả là:

  • Bác sĩ Nguyễn Quý Hoàng có hơn 13 năm kinh nghiện chẩn đoán điều trị bệnh lý cơ – xương- khớp.
  • BSCKI. Trần Quang Chí phụ trách chuyên môn vật lý trị liệu tại phòng khám Bonedoc.
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý viêm khớp và thoái hóa.
Contact Me on Zalo