Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về chứng Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Rối loạn lo âu lan tỏa là một tình trạng lâu dài khiến bạn cảm thấy lo lắng về nhiều tình huống và vấn đề, thay vì 1 sự kiện cụ thể. Ngay sau khi một suy nghĩ lo lắng được giải quyết, một suy nghĩ khác về một vấn đề khác có thể xuất hiện. Cùng Docosan tìm hiểu ngay nhé!

Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

Rối loạn lo âu lan tỏa có thể gây ra cả triệu chứng tâm lý (tâm thần) và thể chất. Các triệu chứng thay đổi tùy theo từng người, nhưng thường bao gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn hoặc lo lắng.
  • Khó tập trung hoặc khó ngủ.
  • Chóng mặt hoặc tim đập nhanh.
rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là như thế nào?

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố có khả năng gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

  • Các khu vực của não liên quan đến cảm xúc và hành vi hoạt động quá mức.
  • Sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não bao gồm serotonin và noradrenaline có liên quan đến việc kiểm soát và điều chỉnh tâm trạng.
  • Gen di truyền – bạn có nguy cơ mắc GAD cao gấp 5 lần nếu bạn có người thân mắc bệnh.
  • Có tiền sử trải qua căng thẳng hoặc sang chấn, chẳng hạn như bạo lực gia đình, ngược đãi hoặc bắt nạt.
  • Có tình trạng sức khỏe đau đớn kéo dài, chẳng hạn như viêm khớp.
  • Có tiền sử lạm dụng ma túy hoặc rượu.
rối loạn lo âu lan tỏa
Các khu vực của não liên quan đến cảm xúc và hành vi hoạt động quá mức

Tuy nhiên có nhiều người phát triển rối loạn lo âu lan tỏa mà không có lý do rõ ràng. Phụ nữ có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới và tình trạng này phổ biến hơn ở những người từ 35 đến 59 tuổi.

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn, tuy nhiên việc áp dụng một số phương pháp điều trị phù hợp có thể làm giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Liệu pháp tâm lý: Phổ biến nhất là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).
  • Thuốc – chẳng hạn như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
rối loạn lo âu lan tỏa
Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng thuốc kê đơn của bác sĩ

Với việc điều trị, bệnh nhân có thể kiểm soát mức độ lo lắng của họ. Một số phương pháp điều trị có thể cần thực hiện trong một thời gian dài và đôi khi có những giai đoạn khi các triệu chứng có vẻ như trở nên tồi tệ hơn, đó là một điều bình thường.

Bổ sung thêm vitamin B cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng của tình trạng này. Vitamin B, đặc biệt là B6, B9 (folate) và B12, tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và giảm lo âu. Hãy tham khảo sản phẩm Nat B, một giải pháp tiện lợi cung cấp đầy đủ các vitamin nhóm B cần thiết giúp cân bằng cảm xúc và cait thiện triệu chứng tốt hơn.

Bạn cũng có thể tự áp dụng những phương pháp giúp giảm bớt lo lắng, chẳng hạn như:

  • Tham gia các khóa học Self- help (tự lực).
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ngừng hút thuốc.
  • Cắt giảm lượng rượu và caffeine bạn uống.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.

  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.

  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn lo âu lan tỏa không phải là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống người người mắc phải. Việc phát hiện sớm và có phương hướng điều trị phù hợp sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng do rối loạn lo âu lan tỏa gây ra.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Overview – Generalised anxiety disorder in adults – nhs.uk

Contact Me on Zalo