Căng thẳng, lo lắng và đái dầm ở trẻ có mối liên hệ gì?

Nội dung được chia sẻ bởi chuyên gia tâm lý Thân Thị Mận. Sau hơn 10 năm làm nhà giáo, chị trở thành Nhà tâm lý học trẻ em. Hiện nay, chuyên gia Thân Thị Mận tư vấn tâm lý trẻ em tại Trung tâm trị liệu tâm lý SHARE.

Chuyển nhà, có thêm đứa em, cha mẹ ly hôn – mỗi thứ đều có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng, đặc biệt là đối với trẻ em. Căng thẳng và lo lắng có thể không khiến trẻ bắt đầu làm ướt giường, nhưng nó có thể làm cho chứng đái dầm trở nên tồi tệ hơn.

Vậy mối liên hệ giữa đái dầm và tâm lý trẻ em là gì? Tìm hiểu những gì bạn có thể làm để giúp đỡ bé vượt qua giai đoạn đái dầm dưới đây. Nếu bạn và bé cảm thấy khó để vượt qua giai đoạn này, hãy bấm nút đặt hẹn trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý Thân Thị Mận.

Ba mẹ có từng trách lầm con trẻ?

“Con đái dầm vì con lười dậy đi vệ sinh thôi! Con chỉ cần cố gắng thức dậy đi vệ sinh!” – Câu này có quen không ba mẹ?

Đái dầm không phải là vấn đề hành vi mà trẻ có thể kiểm soát bằng phản xạ vô điều kiện. Hơn nữa, vấn đề này mang tính di truyền và thường xảy ra trong gia đình; trẻ có thể làm ướt giường giống cha, mẹ, cô, chú, ông, bà mình khi bé.

Đối với hầu hết trẻ em, chứng đái dầm chỉ đơn giản là “sự chậm trễ về mặt trưởng thành”. Bàng quang của trẻ còn quá nhỏ so với lượng nước tiểu mà chúng tạo ra hoặc cơ co bóp bàng quang có thể mạnh hơn cơ vòng giữ nước tiểu. Rõ ràng, sự chậm phát triển này không phải vấn đề mà trẻ có thể kiểm soát.

Và mặc dù căng thẳng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến việc trẻ đái dầm, nhưng hầu hết các chuyên gia tin rằng đó không phải là lý do khiến trẻ bắt đầu làm ướt giường. Chuyên gia tâm lý trẻ em … cho biết “không có mối liên hệ chính thức nào giữa lo lắng, căng thẳng và đái dầm.”

tre-dai-dam-nhieu-hon-do-stress
Trách mắng con vì đái dầm

Căng thẳng và đái dầm ở trẻ: Mối liên hệ là gì?

Mặc dù căng thẳng không khiến trẻ bắt đầu làm ướt giường, nhưng hành vi mà trẻ thực hiện khi bị căng thẳng có thể làm cho chứng đái dầm trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến những đứa chưa từng đái dầm lại bắt đầu làm ướt giường. Những hành vi này bao gồm:

  • Ăn mặn hơn
  • Uống nước ngay trước khi đi ngủ
  • Không dám đi tiểu vào ban đêm

Giống như nhiều người lớn, trẻ em có thể tìm kiếm sự thoải mái qua việc ăn uống khi căng thẳng, và thứ hấp dẫn chúng là những món ăn vặt có vị mặn. Ăn mặn khiến cơ thể giữ nước. Cơ thể giữ nước, cộng với kích thước bàng quang bé khiến cho trẻ đái dầm nhiều hơn.

Căng thẳng hoặc lo lắng cũng có thể khiến trẻ uống quá nhiều vào đêm khuya hoặc chúng có thể quên đi tiểu trước khi ngủ. Tình trạng thiếu ngủ do căng thẳng cũng có thể khiến trẻ làm ướt giường.

Đó là bởi vì chứng đái dầm chủ yếu xảy ra khi trẻ ngủ sâu và nếu bạn bè, trường học hoặc mọi thứ ở nhà khiến đứa trẻ quá bận tâm đến nỗi mất ngủ, chúng có thể dễ dàng bị thiếu ngủ – và sẽ làm ướt giường khi ngủ quá sâu.

dai-dam
Trẻ có thể quá căng thẳng để đi tiểu ban đêm

Vậy cha mẹ có thể giúp gì cho bé?

Đối với trẻ trên 6 tuổi làm ướt giường, bản thân sự căng thẳng không gây ra chứng đái dầm, nhưng chứng đái dầm chắc chắn gây ra căng thẳng tâm lý ở trẻ. Trẻ sẽ vì ngại ngùng xấu hổ mà bỏ lỡ một số hoạt động cùng bạn bè. Trẻ có thể đối mặt với sự trêu chọc của bạn bè hoặc trở nên tự ti. May mắn thay, bạn có thể làm rất nhiều điều để giúp đỡ con mình vượt qua căng thẳng do đái dầm, về cả mặt thể chất và tinh thần.

Nếu các báo thức để dậy đi vệ sinh, liệu pháp hành vi trước đây có hiệu quả, hãy thử lại. Cha mẹ hãy nhớ:

  • Luôn bên cạnh lắng nghe bé
  • Đảm bảo rằng chúng biết rằng đái dầm không phải là lỗi của chúng.
  • Đừng đổ lỗi hoặc trừng phạt con bạn vì làm ướt giường.
  • Hãy cho bé biết chứng đái dầm có thể do di truyền, rằng ai đó trong gia đình cũng từng làm ướt giường khi bé.
  • Khuyến khích bé đi vệ sinh vào ban đêm, nên bật dèn ngủ để bé tự tin hơn
  • Động viên bé làm những điều tương tự như những điều mà những đứa trẻ khác làm, như đi cắm trại và đi dự tiệc ngủ.
  • Thưởng cho con bạn vì bé đã hoàn thành tốt liệu pháp trị đái dầm
  • Khi bé lỡ làm ướt giường, hãy bảo với bé rằng bé đã rất cố gắng, và giúp bé thu dọn “bãi chiến trường”

Cha mẹ nên để cho bé thu dọn chiếc giường ướt. Chia sẻ trách nhiệm làm ướt giường giúp trẻ cảm thấy chúng đang tích cực giải quyết vấn đề. Việc đó thậm chí có thể mang lại cho bé cảm giác tự hào vì bé có thể tự mình xử lý một số khía cạnh của chứng đái dầm.

Tiểu không kiểm soát vào ban đêm ở trẻ là một giai đoạn không thể tránh khỏi. Cha mẹ không nên khiến trẻ căng thẳng về vấn đề này. Thay vì la mắng, hãy giúp trẻ tiến hành các liệu pháp hành vi để giảm đái dầm.

Chuyên gia tâm lý Thân Thị Mận có thể giúp cha mẹ biết được liệu có vấn đề tâm lý nào khiến bé làm ướt giường nhiều hơn hay không.

Contact Me on Zalo