Tăng nhãn áp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thuật ngữ tăng nhãn áp được dùng khi áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường (>21 mm Hg). Phân biệt tăng nhãn áp thông thường và glocom (glaucoma) dựa trên mức độ tổn thương dây thần kinh thị giác, sự suy giảm tầm nhìn.

Để xác định các nguyên nhân khác gây tăng nhãn áp, bác sĩ đo góc thoát nước (Gonioscopy) xem nó mở, bị hẹp, hay đóng. Tăng nhãn áp chưa được xếp vào một loại bệnh và được coi triệu chứng có thể gây mù lòa. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Docosan.

Triệu chứng tăng nhãn áp

Hầu hết những người bị tăng nhãn áp không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Vì lý do này, khám mắt thường xuyên với bác sĩ nhãn khoa là rất quan trọng để loại trừ bất kỳ tổn thương nào đối với dây thần kinh thị giác do áp suất cao. Đặt hẹn kiểm tra mắt định kỳ với các bác sĩ nhãn khoa chuyên môn cao.

Chỉ phát hiện tăng nhãn áp thông qua việc thăm khám

Nguy cơ tăng nhãn áp tiến triển thành Glaucoma

  • Người có triệu chứng tăng nhãn áp có nguy cơ phát triển thành bệnh thiên đầu thống (tăng nhãn áp glocom, Glaucoma) cao hơn người bình thường 10% trong vòng 5 năm sau khi phát hiện tình trạng.
  • Bệnh nhân có giác mạc mỏng có thể có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp cao hơn người bình thường.
  • Cứ 100 người trên 40 tuổi, sẽ có khoảng 10 người bị tăng nhãn áp, và 1 trong số những người này sẽ chuyển thành bệnh glaucoma.
  • Độ lệch nhãn áp càng cao (>> 21 mm Hg), khả năng chuyển biến thành glaucoma càng lớn (12-26% chuyển thành glaucoma với mức nhãn áp 26-30 mm Hg).
  • Áp lực nội nhãn từ từ tăng lên theo tuổi tác, cũng như bệnh tăng nhãn áp trở nên phổ biến hơn ở người già.
  • Tình trạng tăng nhãn áp ở người trẻ ngày càng gia tăng. Người trẻ tuổi bị tăng nhãn áp có nguy cơ cao hơn bị tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến giảm tầm nhìn, thậm chí mù lòa.
tăng nhãn áp
Nguy cơ tăng nhãn áp tiến triển thành Glaucoma

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp

Áp suất bên trong mắt cao là do sự mất cân bằng trong việc sản xuất và thoát dịch trong mắt (thủy dịch). Sự mất cân bằng này do các kênh thường dẫn lưu chất lỏng từ bên trong mắt không hoạt động bình thường.

Nhiều chất lỏng liên tục được sản xuất nhưng không thể thoát ra ngoài do các kênh thoát nước bị hẹp, bị bít tắc. Điều này dẫn đến lượng chất lỏng bên trong mắt tăng lên, do đó làm tăng áp suất nội nhãn.

Có thể tưởng tượng, giống như một quả bóng nước có thể vỡ nếu cho quá nhiều nước vào, dây thần kinh thị giác trong mắt có thể bị tổn thương do áp suất quá cao.

Những người có giác mạc rất dày nhưng bình thường thường có nhãn áp đo được ở mức cao hơn. Áp lực nội nhãn của họ thực sự có thể thấp hơn và bình thường nhưng giác mạc dày gây ra kết quả đọc sai trong quá trình đo.

tăng nhãn áp
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp

Các loại kiểm tra mắt thường gặp

Bác sĩ nhãn khoa thực hiện các bài kiểm tra để đo nhãn áp cũng như để loại trừ bệnh glaucoma góc mở nguyên phát sớm hoặc các nguyên nhân khác của tăng nhãn áp. Các loại kiểm tra đó được mô tả như sau:

  • Đo thị lực: đây là đánh giá ban đầu, được dùng để đo mức độ bạn nhìn thấy vật thể. Bác sĩ nhãn khoa xác định thị lực của bạn bằng cách yêu cầu bạn đọc các chữ cái từ góc phòng bằng biểu đồ mắt.
  • Kiểm tra mắt bằng đèn khe: Kiểm tra giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thủy tinh thể
  • Đo áp lực nội nhãn: Phép đo này cần được thực hiện 2-3 lần vì áp suất trong mắt thay đổi theo thời gian. Sự sai khác về áp lực ở 2 bên mắt có thể là dấu hiệu phát triển bệnh glaucoma. Sự tăng nhanh nhãn áp báo hiệu khả năng bị glaucoma góc mở nguyên phát.
  • Chụp đáy mắt: xác định những tổn thương phía sau võng mạc, dịch kính võng mạc của người bệnh. Ảnh chụp đáy mắt sẽ được lưu lại để bác sĩ theo dõi tình trạng tổn thương võng mạc hoặc phát hiện tổn thương mới sau mỗi lần tái khám.
  • Soi góc tiền phòng: Kiểm tra góc thoát của mắt đóng hay gần đóng, xác định loại bệnh tăng nhãn áp đang mắc phải;
  • Kiểm tra thị trường (tầm nhìn ngoại biên): Nếu có nguy cơ tăng nhãn áp tiến triển thành glaucoma, thì kiểm tra tầm nhìn ngoại biên có thể được thực hiện thường xuyên 2 tháng một lần.
  • Đo độ dày giác mạc: Giác mạc dày hay mỏng hơn bình thường đều có ảnh hưởng đến kết quả đo áp lực nội nhãn.
tăng nhãn áp
Đo thị lực là đánh giá ban đầu phát hiện mắt có đang tăng nhãn áp hay không

Điều trị tăng nhãn áp

Người bị tăng nhãn áp với dấu hiệu tổn thương thần kinh thị giác được điều trị bằng thuốc (thường là dạng nhỏ mắt). Thuốc được bác sĩ nhãn khoa kê để giảm áp lực nội nhãn, bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn uống thuốc của bác sĩ. Bởi vì nếu để tăng nhãn áp kéo dài có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác, tổn thương thị lực vĩnh viễn.

Việc có chỉ định dùng thuốc hay không tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Việc dùng thuốc sẽ được bác sĩ dặn dò kỹ về cách dùng và lưu ý về tác dụng phụ.

tăng nhãn áp
Dùng thước nhỏ mắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như thấy quầng sáng, mờ mắt hoặc đau mắt hoặc nếu nhãn áp của bạn gần đây đã tăng và sau đó tiếp tục tăng vào những lần khám tiếp theo, bác sĩ nhãn khoa rất có thể sẽ cho bạn dùng thuốc điều trị.

Liệu có cách nào để phòng chống tăng nhãn áp?

Tăng nhãn áp không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phát hiện sớm tình trạng này thông qua kiểm tra mắt định kì sẽ giúp ích cho việc kiểm soát nó, tránh tiến triển xấu thành glaucoma.

Bác sĩ, phòng khám điều trị tăng nhãn áp

  • Bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết – 25 năm kinh nghiệm – Quận Bình Tân
  • BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba – 30 năm kinh nghiệm – Quận 8
  • BSCKII Lê Hồng Hà – 15 năm kinh nghiệm – Quận Phú Nhuận

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Occular hypertension – webmd

Contact Me on Zalo