U vú: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Khá nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi phát hiện một hoặc vài khối bất thường ở vú (còn gọi là u vú), tuy nhiên hầu hết u vú thường lành tính, không phải là ung thư. U vú gặp ở cả nam giới, nữ giới. U vú có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh. Tình trạng này chỉ là tạm thời và có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, u vú cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư vú. Do đó, bạn nên tìm hiểu một số thông tin về u vú trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân gây ra u vú

Nguyên nhân có thể gây u vú bao gồm:

  • Nang vú (những khối mềm, chứa đầy chất lỏng).
  • Nang sữa (thường xuất hiện trong quá trình cho con bú).
  • Xơ nang (tình trạng mô vú xuất hiện các khối tế bào xơ hoá và đôi khi kèm cảm giác đau).
  • U xơ tuyến (tổn thương lành tính, vú có nhiều u cục, di chuyển dễ dàng trong mô vú và hiếm khi trở thành ung thư).
  • U mô thừa lành tính (Hamartoma).
  • U nhú lòng ống (khối u lành tính trong ống dẫn sữa).
  • U mỡ (Lipoma, đây là u lành tính, tiến triển chậm).
  • Viêm vú hoặc nhiễm trùng vú.
  • Chấn thương.
  • Ung thư vú.
u vu lanh tinh
Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây u vú

2. Dấu hiệu bạn nên đến gặp bác sĩ

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chú ý và thường xuyên tự khám ngực của mình để kịp thời nhận ra những bất thường. Hầu hết u vú không phải là ung thư, tuy nhiên bạn không thể loại trừ ung thư vú cho tới khi có bằng chứng rõ rệt cho thấy bản chất khối u lành tính.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Phát hiện ra một khối u mới.
  • Một vùng vú của bạn có sự khác biệt rõ rệt với những vùng khác.
  • Khối u không biến mất sau kỳ kinh nguyệt.
  • U vú thay đổi hoặc phát triển lớn hơn.
  • Vú bị thâm tím mà không có lý do rõ ràng.
  • Da vú đỏ hoặc bắt đầu có vết nhăn như vỏ cam.
  • Núm vú bỗng nhiên bị thụt vào trong.
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ núm vú.

3. Phương pháp chẩn đoán

Sau khi hỏi thông tin về thời gian phát hiện khối u, các triệu chứng đi kèm và thăm khám tổng quát và khối u, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để khẳng đinh chẩn đoán bản chất của khối u vú.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán khối u bao gồm:

Chụp nhũ ảnh (Mammogram)

Chụp nhũ ảnh là phương pháp sử dụng tia X-quang để xác định khối u và các vấn đề khác. Ngoài ra, nhũ ảnh còn dùng để theo dõi sự phát triển của các mô vú theo thời gian.

Siêu âm (Ultrasound)

Siêu âm là một thủ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn, chỉ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong mô vú.

Cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp sử dụng từ trường và sóng vô tuyến tạo nên hình ảnh chi tiết về mô vú.

Kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine-Needle Aspiration)

Bác sĩ có thể dùng kim để lấy dịch từ khối u vú. Trong một số trường hợp, siêu âm được kết hợp sử dụng để hướng dẫn đường đi của kim chọc hút. Các u nang không phải ung thư sẽ biến mất khi dịch bị loại bỏ. Nếu dịch có máu hoặc đục, bác sĩ sẽ gửi mẫu dịch đến phòng thí nghiệm để phân tích tìm tế bào ung thư.

Sinh thiết (Biopsy)

Sinh thiết là kỹ thuật để thu thập mẫu mô nhằm phân tích dưới kính hiển vi. Một số loại sinh thiết vú bao gồm: Sinh thiết kim nhỏ, sinh thiết lõi, sinh thiết bằng kim hút chân không, sinh thiết vú có hút chân không hỗ trợ dưới định vị (stereotactic), sinh thiết khi phẫu thuật.

4. Điều trị u vú

Tùy thuộc vào bản chất của khối u vú, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác nhau. Không phải tất cả các khối u ở vú đều cần điều trị.

Chẳng hạn như nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng vú, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân có một u nang, điều trị có thể là dẫn lưu dịch trong nang. Thông thường, u nang sẽ biến mất sau khi dịch được rút hết. Trong một số trường hợp, u nang không cần điều trị và có thể tự biến mất.

Nếu khối u được chẩn đoán là ung thư vú, điều trị có thể bao gồm:

  • Cắt bỏ khối u.
  • Cắt bỏ vú.
  • Hóa trị.
  • Xạ trị.

Bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • ThS.BS. Trần Thị Kim Xuyến đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa và hiện đang đảm nhiệm vị trí trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, TP.HCM.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Khi phát hiện ngực có một khối bất thường, bạn không nên vội kết luận mà cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và phương hướng xử lý phù hợp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Nên bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E, D, canxi, sắt, kẽm,… từ thực phẩm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng viên uống bổ sung. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Breast Lump – Healthline

Contact Me on Zalo