Bạn đã nghe đến hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em bao giờ chưa? Bạn có nghe giáo viên nhắc đến một đứa trẻ là quậy phá, hay leo trèo, thiếu kỷ luật, chọc phá bạn bè, lơ là, không chịu ngồi yên học bài, hay cha mẹ mệt mỏi vì trẻ liên tục làm mất sách vở, đồ dùng học tập, và được mời họp phụ huynh nhiều lần?
Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) không thể tự hết và theo thời gian, trẻ mắc ADHD có thể gặp khó khăn trong cuộc sống. Trẻ phải đeo trên lưng rất nhiều mặc định xấu mà lại không nhận được điều trị thích hợp. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Trẻ lớn lên mà không được điều trị bệnh tăng động sẽ ra sao?
Nếu không được điều trị, trẻ lớn lên với bệnh tăng động giảm chú ý sẽ là nhân vật chính của nhiều vấn đề xã hội.
Trẻ tăng động có thể nóng tính, tìm kiếm những điều chấn động, chưa trưởng thành về khả năng ra quyết định… và tất cả những điều này ảnh hưởng đến nguy cơ cao tai nạn xe và các loại chấn thương khác. Trẻ cũng có nguy cơ nghiện rượu, nghiện thuốc lá cao hơn.
Nghiên cứu cho thấy bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ làm tăng nguy cơ cao gấp 2 lần về lạm dụng rượu và cao gấp 3 lần nghiện thuốc phiện, cần sa. Hãy thảo luận với con bạn về những vấn đề này trong việc điều trị chung tăng động giảm chú ý. Bạn có trách nhiệm tạo ra những quy tắc và mong đợi cho những hành vi an toàn.
Những tình trạng thường đi kèm ở trẻ em mắc chứng ADHD
- Rối loạn lo âu: lo lắng, căng thẳng trong phần lớn thời gian, biểu hiện bằng nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi và chóng mặt.
- Rối loạn hành vi: rối loạn thách thức chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, gây hại cho người và động vật, phá hoại.
- Rối loạn phổ tự kỷ: ảnh hưởng tương tác xã hội, giao tiếp, sở thích và hành vi
- Rối loạn giấc ngủ: khó vào giấc ngủ
- Động kinh
- Hội chứng Tourette: tình trạng kết hợp giữa âm thanh và cử động không chú ý
- Gặp khó khăn trong học tập: chứng khó đọc
- Trầm cảm
Khi nào trẻ cần đi khám?
Trẻ có khi nói rất nhiều, hay nói leo và không thể đợi đến lượt mình. Đây là một vài triệu chứng tiêu biểu của chứng “tăng động giảm chú ý”- rối loạn tâm thần kinh thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 17 tuổi.
ADHD ảnh hưởng khả năng tập trung làm cho trẻ gặp vấn đề ở trường học, trình độ học có thể bị sụt giảm, đặc biệt là trẻ chưa được điều trị. Trẻ mắc ADHD sẽ quên mất nhiệm vụ được giao, bị mất đồ, mất sách, và mệt mỏi với việc học ở trên lớp. Trẻ có thẻ gặp khó khăn trong chơi chung với bạn bè hoặc trở thành đối tượng bị bắt nạt, bị xa lánh.
Chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Cơ sở nghi ngờ trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý là 2 nhóm triệu chứng chính (1) tăng động-xung động và (2) giảm chú ý. Khi trẻ có trên 6 triệu chứng trong mỗi nhóm của một hoặc cả 2 nhóm và:
- Có triệu chứng liên tục trong vòng 6 tháng
- Bắt đầu triệu chứng trước 12 tuổi
- Có triệu chứng ở ít nhất 2 môi trường khác nhau, ví dụ: ở trường và ở nhà
- Các triệu chứng làm cho cuộc sống gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội, trường học, công việc sau này
- Các triệu chứng không đủ để kết luận bằng một tình trạng bệnh lý khác như rối loạn phát triển, rối loạn tâm lý …
Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Điều trị ADHD lý tưởng là kết hợp thuốc (được kê bởi bác sĩ thần kinh nhi) và liệu pháp hành vi. Chăm sóc trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý có thể là một thử thách khó khăn, điều quan trọng cần nhớ là trẻ không có khả năng kiểm soát hành vi.
Liệu pháp hành vi
Cung cấp phương tiện hỗ trợ, khuyến khích trẻ kiểm soát hành vi. Nếu con bạn mắc ADHD, bạn có thể xác định loại hành vi bạn muốn khuyến khích như ngồi yên tại bàn lúc ăn cơm. Con bạn được tặng vài món quà nhỏ cho hành vi tốt và bị tước quyền lợi cho hành vi xấu.
Đối với giáo viên, liệu pháp hành vi bao gồm học cách lên kế hoạch và cấu trúc các hoạt động, khen và khuyến khích trẻ cho những tiến bộ dù là nhỏ nhất.
giúp cha mẹ học cách nói chuyện, chơi cùng và làm việc cùng trè. Tham dự các lớp học giáo dục cho cha mẹ không có nghĩa là bạn làm cha mẹ không tốt, mà mục đích của khóa học là giúp cha mẹ kiểm soát hành vi, tăng sự tự tin vào khả năng có thể giúp trè và cài thiện mối quan hệ của bạn.
Luyện tập kỹ năng xã hội
Bao gồm tham gia đóng vai tình huống, và học được hành vi của mình ảnh hưởng người khác như thế nào.
Liệu pháp nhận thức hành vi
Phương pháp nói chuyện giúp kiểm soát vấn đề thông qua thay đổi suy nghĩ và hành vi của bạn. Chuyên gia sẽ giúp trẻ càm giác về tình huống của mình, điều này sẽ là tiềm năng thúc đẩy thay đổi hành vi.
Một phần của điều trị bệnh tăng động giảm chú ý giúp trẻ trở thành người trưởng thành độc lập. Cho nên, cho mẹ cần phải đối xử với trẻ như một người trường thành thật sự.
Bạn cũng có thể thực hiện một số hành động để cho thấy bạn tôn trọng trẻ như mời trẻ ra ngoài ăn tối thay vì đột ngột đến đón trẻ đi mà không báo trước.
Bạn chỉ cần cho trẻ thấy bạn luôn sẵn sàng khi trẻ cần bạn, ví dụ trẻ có thể nhờ bạn nhắc trẻ đến hạn nộp bài tập hay đến hạn bảo dưỡng xe, chích ngừa cho chó mèo… Nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ chủ động nhờ bạn.
Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ là bệnh lâu dài cần được kết hợp điều trị bằng thuốc và tâm lý. Gia đình là yếu tố quan trọng giúp phát hiện và điều trị sớm, giúp trẻ tăng động hòa nhập cộng đồng.