Những vết chai tay là điều khiến cho bất kỳ ai mắc phải cũng có đôi phần khó chịu bởi tính mất thẩm mỹ của chúng, đồng thời gây cộm khi cầm, nắm, sờ, chạm các đồ vật. Nếu bạn đang tìm kiếm cách để xử lý những vết chai tay bất tiện, đừng bỏ lỡ bài viết sau, Doctor có sẵn sẽ gửi đến các bạn những nguyên nhân gây nên chai tay và cách làm sao để điều trị chai tay hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
Nhận diện vết chai tay
Vết chai là những vùng nhỏ trên cơ thể, nơi da trở nên gồ lên và cứng do ma sát và cọ xát nhiều lần. Các vết chai thường có cảm giác dày và kém đàn hồi khi chạm vào. Da dưới và xung quanh vết chai có thể cảm thấy nhạy cảm với áp lực.
Nguyên nhân gây nên chai tay
Vết chai xuất hiện trên tay rất dễ nhìn thấy, điều này gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó đôi tay được sử dụng tối đa trong sinh hoạt hằng ngày, vì thế khi có vết chai tay, chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác khó chịu mà không thể ngó lơ chúng được. Để có thể loại bỏ hoặc ngăn chặn hình thành những vết chai không chỉ trên tay mà ở những vị trí khác, việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có một chiến lược phòng ngừa vết chai hiệu quả.
Tất cả các vết chai là do các chuyển động lặp đi lặp lại tạo ra ma sát trên da. Theo thời gian, các tế bào da chết tích tụ và cứng lại trên các tế bào mới của bạn như một cơ chế bảo vệ để bảo vệ làn da.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến vết chai tay hình thành:
- “Vết chai của nhà văn”: Vết chai của nhà văn là tên gọi của một loại chai tay xuất hiện giữa hai ngón tay của bạn trong không gian nơi bạn thường cầm bút, cụ thể là giữa ngón trỏ và ngón giữa của bạn.
- Vết chai do tập thể dục tay: Khi bạn tập thể dục với tạ tay nhưng lại không sử dụng găng tay, vết chai này sẽ xuất hiện tại vị trí trong lòng bàn tay ở các vị trí phần đệm ngay dưới các ngón, nơi ma sát liên tục với vật nặng là tạ.
- Vết chai do công việc đòi hỏi lao động thể chất: Lao động thể chất thường có thể dẫn đến hình thành các vết chai ở các điểm khác nhau trên tay của bạn. Lòng bàn tay cũng như phần đệm dưới của ngón tay có thể bị chai do chế biến gỗ, vung búa, vận chuyển vật nặng và các hình thức làm việc đòi hỏi lao động thể chất khác.
- Chơi guitar: Vết chai của đàn guitar thường được tìm thấy trên các đầu ngón tay nếu bạn thường xuyên luyện tập.
Cách chữa chai tay
Hầu hết các vết chai không phải là vĩnh viễn và có thể được điều trị tại nhà. Như đã giới thiệu với các bạn một số hoạt động thường gây ra chai tay ở mục trên, nếu bạn nhận diện được hoạt động gây nên vết chai, cách chữa chai tay là chỉ cần ngừng thực hiện hoạt động dẫn đến hình thành mô sẹo này, vết chai có thể sẽ biến mất sau một vài tháng.
Vết chai không xuất hiện mà không có lý do. Nếu bạn có vết chai tay, hãy nghĩ lại xem gần đây mình sử dụng tay nào nhiều và liệu có bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động khiến có thể xuất hiện vết chai tay hay không.
Nếu bạn muốn vết chai tay biến mất nhanh hơn, một số cách làm hết chai tay đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
Đá bọt
Đá bọt có thể được sử dụng để tẩy tế bào chết trên vùng da chai sần, khuyến khích sự thay đổi tế bào. Bạn có thể sử dụng loại đá này khi tắm để mát xa theo chuyển động tròn khi da ướt tại bề mặt vùng chai.
Kem tẩy tế bào chết
Kem tẩy tế bào chết có tác dụng làm bong tróc các tế bào da chết và từ từ loại bỏ vết chai.
Baking soda
Trộn baking soda và nước với hai phần bằng nhau rồi thoa hỗn hợp lên vết chai và mát xa nhẹ nhàng có tác dụng tẩy tế bào chết của vết chai và kích thích sản sinh tế bào mới. Sau đó hãy rửa sạch và thoa dưỡng ẩm cho da.
Kem làm mềm da
Kem làm mềm da có thể ngăn ngừa và điều trị vết chai. Bạn có thể bôi kem lên vết chai mỗi sáng và tối giúp giữ ẩm và khuyến khích sự luân chuyển tế bào khỏe mạnh, từ từ loại bỏ vết chai.
Tuy nhiên một số trường hợp không thể khiến vết chai biến mất hoàn toàn nếu bạn vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động gây tạo nên mô sẹo đó. Các vết chai đã ăn quá sâu và các lớp tế bào da cũng rất khó khăn để loại bỏ chúng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trường hợp vết chai tay bị đau, bị đỏ, nóng hoặc thậm chí rỉ dịch, vết chai tay lan ra hoặc phát triển dày thêm, hoặc không chịu biến mất sau khi bạn tự chăm sóc vết chai tại nhà, bạn có thể trao đổi với các bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao tại Docosan để chẩn đoán đúng tình trạng của vết chai, điều trị hiệu quả và tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra tại vết chai.
Những người mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về bệnh mạch máu có nhiều nguy cơ bị biến chứng do các vấn đề về vết chai, vì vậy nếu bạn đã trong những trường hợp này, đừng cố gắng tự điều trị vết chai tại nhà, hãy đến gặp các bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ chuyên môn.
Các biến chứng nghiêm trọng xảy ra bao gồm loét và nhiễm trùng, lúc này rất khó để điều trị, chăm sóc vết thương mau lành do cơ địa của những bệnh nhân này có miễn dịch kém. Vì vậy nếu bạn có vết chai, không chỉ chai tay mà bất cứ tại vị trí nào, đặc biệt là tại lòng bàn chân – một vị trí thường dễ bị bỏ qua do ít nhìn thấy trong thời gian bạn đang mắc tiểu đường, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị và hướng dẫn cách quản lý vết chai tại nhà. Bởi vết chai thường hiếm khi gây đau đớn, kèm với người bệnh tiểu đường có biến chứng tổn thương thần kinh nên không ít các trường hợp đã dẫn đến loét và nhiễm trùng tại vết chai ở các bệnh nhân này.
Cách phòng tránh chai tay
Một điều mà các bác sĩ Docosan muốn lưu ý với các bạn là đừng nên tự ý cắt da bằng dao cạo hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào tại nhà bởi nó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Để ngăn việc hình thành những vết chai tay mới, đồng thời giúp cho các vết chai tay có điều kiện hồi phục và không tiến triển thêm, một số biện pháp được khuyến khích như sử dụng miếng bảo vệ ngón tay khi viết, đeo găng tay khi nâng tạ hoặc tập thể thao với các dụng cụ dùng tay; đeo găng khi làm vườn hoặc các việc lao động nặng bằng tay; dưỡng ẩm tay thường xuyên cũng là các hữu hiệu.
Tóm tại chai tay là một bệnh lý thường gặp, có thể điều trị tại nhà, nhưng một số trường hợp cần lưu ý có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan. Nếu bạn trong số những trường hợp cần gặp bác sĩ, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: