Sán chó: 9 Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bằng thuốc

Bệnh sán chó là tình trạng cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis, gây nên nhiều triệu chứng khác nhau, và có thể để lại biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy sán chó là gì và những dấu hiệu để nhận biết bệnh như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sán chó là gì?

Sán chó hay còn gọi là giun đũa chó, có tên khoa học là Toxocara canis là loại giun đũa phổ biến nhất thường sống trong cơ thể động vật, đặc biệt là thú nuôi mà cụ thể ở đây là loài chó. Chính vì vậy có thể nói chó là trung gian truyền bệnh sán chó. Sán chó gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 – 20% chó ở vùng ôn đới. 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó

2.1. Dấu hiệu nhận biết sán chó ở trẻ em

Biểu hiện bệnh sán chó thường gặp 2 hội chứng là: Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.

2.1.1. Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng

Người bệnh thường có những biểu hiện lâm sàng sau:

  • Thần kinh: đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.
  • Da: bầm da (thường gặp nhất), nổi mề đay, sưng phù vùng da.
  • Hô hấp: ho kéo dài, uống thuốc không giảm ho
  • Tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, gan lách to
  • Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Đau khớp
  • Gầy ốm, xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung
  • Thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.

Thường đa số bệnh nhân bị bệnh sán chó đều cho công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài.

2.1.2. Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt

Bệnh nhân thường đến vì mờ mắt, khi khám thường gặp:

  • Viêm màng bồ đào: mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, khó phát hiện sớm, chẩn đoán cần nhờ vào một số cận lâm sàng
  • Viêm kết mạc: kết mạc viêm nhẹ, hơi đỏ, ngừa.
chua san cho
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt

2.1. Dấu hiệu nhận biết sán chó ở người lớn

Chủ yếu thường gặp Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, ít gặp bệnh ở mắt.

Hội chứng này gồm nhiều thể tùy theo cơ quan bị tổn thương:

  • Thể giả hệ thống: biểu hiện toàn thân
  • Thể thần kinh – cơ: chiếm đa số, gồm nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não
  • Thể ngoài da: nội u cục dưới da, nổi mề đay, …
  • Thể tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, …
  • Thể hô hấp: tràn dịch màng phổi, ho kéo dài
  • Thể khác: thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ồm, …

Công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài, gợi ý cho chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng nội tạng.

3. Chu trình phát triển của sán chó

Sán chó thường có trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là chó ở vùng nhiệt đới. Mỗi ngày, sán chó đẻ khoảng 200.000 trứng và trứng sẽ được đào thải ra ngoài qua phân chó, các trứng sán này có thể tồn tại đến vài tháng ở ngoại cảnh.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh này nhất đó là trẻ em do các hành vi nguy cơ sau dễ khiến trẻ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của sán chó:

  • Trẻ nhỏ (tuổi nhà trẻ, mẫu giáo): thói quen chơi dưới đất, nghịch cát, ăn đất nơi chó từng phóng uế và còn lưu lại trứng của loại sán này; thói quen ngậm liếm đồ chơi, mút tay, …
  • Trẻ lớn (cấp 1, 2): nghịch đất, chơi những trò chơi dưới đất như bắn bi, bán đồ hàng, ăn hàng rong, vuốt ve, bồng bế chó nhiễm sán cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm do chó có thói quen liếm hậu môn, liếm lông và bất cứ thứ gì khác nên vô tình chúng đã phát tán trứng sán đi khắp mọi nơi. 

Còn ở người lớn, bệnh sán chó có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là tuổi lao động, tỉ lệ nam nữ bằng nhau.

Người là ký chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt phải trứng có ấu trùng sán chó, ấu trùng sán chó xâm nhập vào thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng sán cho lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viem và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan.

4. Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền?

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người (cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) đều nên xét nghiệm Sán chó định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Xét nghiệm sán chó hiện nay được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa trên cả nước. Chi phí xét nghiệm sán chó mỗi lần khoảng từ 100.000 – 120.000đ tùy theo điều kiện, gói xét nghiệm của từng bệnh viện và các dịch vụ đi kèm. Để biết rõ hơn về chi phí, bạn hãy liên hệ trực tiếp với các địa chỉ xét nghiệm.

5. Cách điều trị bệnh sán chó như thế nào?

Bác sĩ thường sẽ kê một trong các loại thuốc điều trị sán chó sau:

  • Albendazol: uống sau ăn, thời gian điều trị tùy theo biểu hiện lâm sàng
  • Ivermectin: uống trước hay sau ăn 2 giờ, kèm theo thuốc điều trị triệu chứng
  • Thiabendazole: chỉ sử dụng cho trẻ > 15 tuổi.

Kèm theo đó là một loạt dặn dò để trành bệnh diễn tiến nặng hoặc tái phát trở lại:

  • Trẻ em: không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay, cho trẻ chơi ở những nơi không có chó lui tới, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn
  • Ngưới lớn:
    • Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc đất
    • Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn
    • Không nên ăn sống hay tái các mòn heo, gà, cừu, …
  • Trẻ em + người lớn:
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với chó
    • Xổ giun định kỳ cho chó nuôi
    • Không nên thả rông chó khi có nhà nuôi chó để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.

6. Kết luận

Sán chó hay còn gọi là giun đũa chó, có tên khoa học là Toxocara canis là loại giun đũa phổ biến nhất thường sống trong cơ thể động vật, đặc biệt là thú nuôi mà cụ thể ở đây là loài chó. Mỗi ngày, sán chó đẻ khoảng 200.000 trứng và trứng sẽ được đào thải ra ngoài qua phân chó, các trứng sán này có thể tồn tại đến vài tháng ở ngoại cảnh.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh này nhất đó là trẻ em do các hành vi nguy cơ như chơi dưới đất, nghịch cát, … Người lớn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dù là nam hay nữ. Triệu chứng bệnh thường đặc trưng trong hai hội chứng là Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (người lớn và trẻ em) và Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt (thường gặp ở trẻ em). Xét nghiệm giúp tầm soát và chẩn đoán bệnh, điều trị sán chó là có thể bằng nhiều loại thuốc khác nha như Albendazol, Ivermectin, …

Nếu bị bệnh, cần tìm đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ đa khoa, hoặc khoa truyền nhiễm để được thăm khám kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  • Sách ký sinh trùng – trường Phạm Ngọc Thạch
  • Medlatec – Sán chó là gì và biểu hiện của bệnh điển hình nhất?

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo