Bệnh bướu cổ là một bệnh lý của tuyến giáp. gây ra bởi sự rối loạn nội tiết của tuyến giáp. Bướu cổ bao gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau gây ra sự thay đổi, rối loạn trong chức năng tuyến giáp, dẫn đến hậu quả cường giáp hoặc suy giáp ở bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ là một bệnh lý xảy ra ở tuyến giáp, được thể hiện bằng khối (cục) ở vùng cổ. Trong đó các bệnh lý gây bướu thường gặp bao gồm: bướu giáp đơn thuần, bướu giáp độc, u lành tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và viêm tuyến giáp.
Về mặt giải phẫu, tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ trước, bên dưới sụn nhẫn, được cấu tạo bởi 2 thùy nối với nhau bằng eo giáp. Tuyến giáp sản xuất 2 hormone chính là T3 và T4 (hay còn gọi là Thyroxine). Về mặt chức năng, tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể có thể kể đến như tăng sao mã nhiều gen, tổng hợp enzyme, protein, tăng cường hoạt động của tế bào, tăng chuyển hóa glucid (đường bột) và lipid để tạo ra năng lượng.
Ở đây có thể thấy nếu quá trình chuyển hóa tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân trong bệnh lý cường giáp. Ngoài ra, tuyến còn làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng nhịp thở để tăng cung cấp oxy cho chuyển hóa tại tế bào; tăng hoạt động của não bộ…
Biểu hiện của bệnh bướu cổ?
Trong các nhóm bệnh lý cường giáp (bệnh Basedow, ung thư tuyến giáp, adenom thùy trước tuyến yên, bướu giáp đơn, đa nhân, viêm tuyến giáp, dị ứng thuốc…) thường gặp các biểu hiện sau:
Rối loạn chuyển hóa và điều hòa thân nhiệt
Uống nhiều, khát, ăn nhiều, dễ đói, gầy sụt cân; cảm giác nóng bức, đổ mồ hôi nhiều, một số trường hợp ghi nhận bệnh nhân có sốt nhẹ dưới 38 độ C. Lòng bàn tay ẩm ướt, nhiều mồ hôi bình thường dù không có vận động thể lực (Basedown hand).
Tiêu chảy
Tiêu chảy 5-10 lần/ ngày do tăng nhu động ruột (không kèm đau bụng). Loạn dưỡng protid, lipid, tăng enzym ở gan, giảm protein, rối loạn cholesterol máu, tăng glucose máu. Kết cục cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.
Rối loạn trong hệ tuần hoàn
Tác động trực tiếp lên tế bào cơ tim làm tăng nhịp tim, lên hệ thần kinh giao cảm gây tăng quá mức chức năng của tim và ảnh hưởng chức năng của hệ tuần hoàn ngoại vi làm tăng tiêu thụ oxy ở ngoại biên.
Bốn hội chứng thường gặp bao gồm: hội chứng tim tăng động, hội chứng suy tim, rung nhĩ và hội chứng suy vành,
Rối loạn thần kinh – cơ – tinh thần
- Thần kinh – tinh thần: tâm trạng bồn chồn, dễ cáu gắt, xúc động, cảm giác giận dữ; đau đầu, sợ ánh sáng, chóng mặt, ngủ không ngon giấc, giảm tập trung hay khả năng làm việc; mặt đỏ (red face), đổ mồ hôi nhiều, run tay tần số cao biên độ thấp …
- Cơ: mỏi, yếu, liệt cơ; bệnh nặng có thể gây liệt cơ hô hấp
Rối loạn nội tiết khác
- Rối loạn kinh nguyệt, teo tử cung, buồng trứng hay tuyến dẫn sữa, một số trường hợp ghi nhận sảy thai, vô sinh, có thể làm trễ kinh, giảm nhu cầu tình dục ở nam giới.
- Rối loạn chức năng tuyến thượng thận: mệt mỏi, vô lực, xạm da, hạ huyết áp.
Bướu cổ kiêng ăn gì?
Các thực phẩm không nên hạn chế sử dụng nếu bạn đang mắc phải bướu cổ:
- Các loại rau cải: do thành phần của chúng chứa chất glucosinolate khi bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates lấy đi lượng iod cần dùng cho tuyến giáp.
- Đậu nành: một số nghiên cứu cho thấy đậu nành có liên quan đến việc điều trị của bệnh nhân bướu cổ, cụ thể là xạ trị, hóa trị ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
- Bổ sung iod trong chế độ ăn nhưng liều lượng quá nhiều sẽ tăng sản xuất hormone làm bệnh nặng hơn. Các thực phẩm giàu iod nên hạn chế là muối biển, cá biển, rong biển, thực phẩm ướp muối, …
- Thực phẩm giàu gluten: một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh tự miễn ở tuyến giáp bao gồm Basedow xảy ra nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có bệnh celiac (bất dung nạp gluten) hay gặp với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người mặc bệnh Celiac nên tuân theo chế độ ăn hạn chế gluten.
- Chất kích thíc: gây ra triệu chúng cường giáp (tim đập nhanh, run tay, lo âu, mất ngủ), do đó cần hạn chế cafe, trà đen, socola, soda, nước uống giàu năng lượng.
Bệnh bướu cổ khi nào cần mổ?
Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân và mức độ của từng bệnh cụ thể trong nhóm bướu cổ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp bao gồm điều trị nội khoa, phẫu thuật, Iod phóng xạ, sóng cao tần…
Chỉ định của phẫu thuật bướu cổ khi được chẩn đoán ung thư hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp trên lâm sàng hoặc trên kết quả tế bào học; có dấu hiệu chèn ép các cấu trúc khác ở vùng cổ như bướu nhân, bướu ảnh hưởng thẩm mỹ người bệnh có nhu cầu phẫu thuật, bướu nhân nóng kèm triệu chứng cường giáp. Tùy kết quả tế bào và kinh nghiệm bác sĩ sẽ có hướng phẫu thuật riêng cho từng trường hợp.
Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?
Vì có rất nhiều nguyên nhân khiến xuấ thiện bướu hay khối ở cổ, tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có những mức độ nguy hiểm khác nhau. Do đó ngay khi phát hiện bướu cổ bạn cần phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tránh để khi xảy ra các biến chứng nhiễm độc giáp, cường giáp, suy giáp… mới đi khám sẽ mới đi khám sẽ phức tạp điều trị lên, tốn kém nhiều hơn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết, Bộ Y tế.
- Hypothyroidism: Foods to eat and avoid, Medicalnewstoday.com