Bệnh phong (dân gian còn gọi là bệnh hủi, bệnh cùi) là một trong những bệnh lý lâu đời, ghi nhận từ năm 1400 TCN. Bệnh hủi không gây chết người trực tiếp, nhưng gây ra những biến dạng ở mặt, bàn tay, bàn chân,… làm cho người bệnh bị kì thị, phân biệt đối xử. Nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn phong (trực khuẩn Hansen, hay Mycobacterium laprae). Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Bệnh hủi là bệnh gì?
Bệnh hủi (tên thường gọi là bệnh phong) là một trong những căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện từ lâu đời. Theo Y văn Trung Quốc ghi nhận mô tả bệnh phong từ những năm 400 trước công nguyên. Bệnh gây ra những biến dạng tại khuôn mặt, bàn tay, bàn chân…
Vi khuẩn gây ra bệnh có tên gọi là Mycobacterium laprae, do một nhà khoa học người Na uy tìm ra. Việc ra đời hóa trị liệu từ năm 1982 đã giúp tỷ lệ lưu hành bệnh phong giảm đáng kể. Việt Nam cũng đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của WHO từ năm 1995, tỷ lệ lưu hành bệnh phong lúc bấy giờ là 0,9/10000. Sau đó chương trình “thanh toán hoàn toàn bệnh phong” ra đời trên cơ bản đã giúp nước ta hoàn toàn đẩy lùi được căn bệnh này.
Bệnh phong có tương đối nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó có hai dạng thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ hai dạng nói trên, bệnh còn được chia ra nhiều thể khác nhau.
Vi khuẩn gây bệnh hủi có đặc điểm gì?
Trực khuẩn phong (Mycobacterium laprae) có dạng hình que, tồn tại trong tế bào nội mô của mạch máu hay các tế bào đơn nhân. Vi khuẩn không tạo vỏ, không lông, không sinh nha bào. Bởi vì đây là chủng vi khuẩn kháng axit nên để quan sát hình ảnh của chúng phải nhuộm theo phương pháp Ziehl – Nelsen, Kinyoun hay nhuộm huỳnh quang chứ không thể quan sát bằng nhuộm gram thông thường.
Khả năng sinh độc tố của vi khuẩn gây bệnh hủi chưa được xác định, một số tác giả ghi rằng trực khuẩn phong có thể sinh nội độc tố và một số chất gây dị ứng đối với cơ thể. Trong cơ thể người, M. leprae có sức đề kháng rất cao, khi bị đưa ra bên ngoài vi khuẩn chết đi nhanh chóng.
Trực khuyển phong có hướng độc tính nhất là đối với hệ thần kinh ngoại vi, da và màng nhầy của đường hô hấp.
Bệnh hủi có lây truyền không?
Đường lây truyền của bệnh hủi: Bệnh hủi lây truyền trực tiếp từ người sang người. Mầm bệnh thải ra từ dịch tiết của bệnh nhân bị bệnh hủi qua đường hô hấp và vết thương ở da; Người lành nhiễm phải mầm bệnh chủ yếu qua vùng da bị thương tích và đường hô hấp.
Bệnh hủi có tỷ lệ lây nhiễm rất thấp (khó lây), bởi vì: Đối với người có sức đề kháng tốt thì cơ thể có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, không bị bệnh; Đối với người có sức đề kháng kém, có điều kiện sống thiếu thốn, nhà ở chật hẹp, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu vệ sinh… thì dễ nhiễm bệnh; Đối với bệnh nhân phong có thể dùng thuốc điều trị cắt đứt nguồn lây ngay ở lần uống đầu tiên, do đó trong điều trị không cần cách ly.
Đường lây qua da hiện vẫn chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Nhiều tác giả cảnh báo khả năng vi khuẩn phong được bài xuất qua dịch tiết của ổ loét có thể lây truyền sang người khác qua các vết thương trầy xước da.
Một số dấu hiệu của bệnh hủi
Bệnh hủi khởi phát âm thầm, diễn tiến mạn tính. Một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển đó chính là sự giảm nhiệt độ. Vi khuẩn xâm nhập đi vào hạch bạch huyết rồi đến máu. Khi cơ thể có sức đề kháng với M. leprae thì vi khuẩn sẽ bị giết chết. Tuy nhiên khi điều kiện bản thân không tốt như suy giảm miễn dịch, hoàn cảnh sống khó khăn, không được chăm sóc y tế tốt thì diễn tiến bệnh sẽ không còn âm thầm mà trở nên cấp tính.
Tổn thương của bệnh xảy ra ở các vị trí như da, dây thần kinh ngoại biên, mũi, hầu, thanh quản, mắt, tinh hoàn. Tổn thương da trong bệnh hủi là những vết nhạt màu, mất cảm giác đau, các ban đỏ lan tỏa hoặc rời rạc, các nốt thâm nhiễm đường kính 1-5 cm. Một số tổn thương thần kinh khác được ghi nhận đó là viêm dây thần kinh, dị cảm, mất cảm giác, loét dinh dưỡng, tiêu xương, co rút ngón tay ngón chân.
Các triệu chứng của bệnh hủi thường không bắt đầu sau hơn một năm nhiễm bệnh. Một khi các triệu chứng bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài thì chúng sẽ tiến triển chậm. Những biểu hiện về bệnh sẽ khác nhau khi mắc phải dạng hủi khác nhau
Bệnh phong củ: một hay một vùng da bị giảm cảm giác,vùng da trung tâm sáng màu hơn trong một giới hạn rõ ràng. Bệnh có gây phát ban nhưng không gây ngứa. Vùng da có phát ban sẽ có cảm giác tê vì tổn thương các sợi thần kinh dưới da, nếu không chăm sóc kĩ thì chúng có thể lan rộng ra xung quanh.
Bệnh phong u: Bệnh nhân có tổn thương da, vảy, nốt hoặc mảng bám, thường là đối xứng nhau. Hầu hết các vùng da trên cơ thể đều có khả năng bị kể da mũi hay tinh hoàn,… Bệnh ký về thần kinh ngoại biên của bệnh phong u nặng hơn bệnh phong củ, nhiều vùng da bị tê bì, một số nhóm cơ có thể bị suy yếu đi.
Bệnh phong trung gian: các triệu chứng của cả bệnh phong củ hay bệnh phong u. Nếu không được được điều trị sớm. Bệnh phong trung gian có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng của cả hai bệnh đều có thể tiến triển mạnh trên người bệnh.
Biến chứng của bệnh hủi
Nếu người bệnh không được can thiệp điều đúng lúc thì có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm:
- Chân tay bị hủy hoại dần;
- Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến chân tay hạn chế cử động, cảm giác cứng lại, co quắp;
- Bàn chân bị thủng, loét;
- Giác mạc bị tổn thương, mờ đục, tăng nhãn áp, mắt khô, lâu dài gây khiếm thị, mù lòa;
- Teo dương vật, giảm thiểu sản xuất tinh trùng, nên gây vô sinh ở nam;
- Rụng lông mày, lông mi.
Một biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra là do bệnh lý của thần kinh ngoại vi gây ra sự suy giảm cảm giác đụng chạm và bị mất khả năng cảm giác đau và nhiệt độ. Bệnh nhân có thế vô tình đốt, cắt hay tự làm hại bản thân mình. Biểu hiện này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến dị dạng cho đôi tay của người bệnh.
Bên cạnh đó người bị bệnh hủi có thể sẽ xuất hiện biến chứng ở chức năng tình dục. Những người bị bệnh có thể bị rối loạn cương dương và vô sinh. Nhiễm trùng có thể làm giảm lượng hormone testosterone và làm giảm khả năng xuất tinh trùng của tinh hoàn.
Niêm mạc mũi cũng có thể bị ảnh hưởng khi bị bệnh hủi. Mũ có thể bị xung huyết, chảy máu mũi mãn tính và nếu không được điều trị từ sớm, có thể chúng sẽ ăn mòn và làm sụp đổ vách ngăn mũi.
Với nhiều biến chứng nghiêm trọng được kể trên, bệnh cùi hủi cần được phát hiện sớm và điều trị sớm. Nên khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hủi thì cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và theo dõi hay điều trị kịp thời, điều trị càng sớm thì thì tỷ lệ thành công càng cao và giảm thiểu sự xuất hiện của các biến chứng nghiêm trọng.
Chẩn đoán bệnh hủi
Hiện để chẩn đoán bệnh hủi thấp người ra thực hiện xét nghiệm vi sinh vật trên bệnh phẩm sinh thiết da. Còn chẩn đoán dựa trên lâm sàng có thể bị trì hoãn nếu như bác sĩ vẫn còn nghi ngờ và không quen với các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Vi sinh vật M,leprae không phát triển trên môi trường nhân tạo vì vậy các mẫu sinh thiết phải được lấy từ mảng tiến triển của các tổn thương phong củ hoặc phong u, từ nốt hoặc mảng bám.
Cách điều trị bệnh hủi:
Cần phải phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị và tránh được nguy cơ kháng thuốc. Thuốc thường được dùng để điều trị bệnh hủi là dapson-DDS (diamino diphenyl sulfone), DADDS (diacetyl diamino diphenyl sulfone), clofazimine, rifampin, …
Kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phòng tránh phế liệt. Đồng thời địa phương cần phải có kế hoạch theo dõi những người bệnh và những người tiếp xúc gần. Dùng thuốc điều trị bệnh hủi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng ngừa bệnh hủi:
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, do đó phát hiện và điều trị bệnh là phương pháp cốt lõi trong phương pháp phòng bệnh. Trẻ em sống trong gia đình có người thân bị bệnh hủi nên được điều trị kháng sinh dự phòng cho đến khi việc điều trị cho người thân mắc bệnh hiệu quả, không còn khả năng lây nhiễm.
Thử nghiệm vaccine BCG và lepromin cũng đang được nghiên cứu người có bệnh hủi và những người tiếp xúc trong vùng dịch. Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao thể trạng, cải thiện điều kiện sống.
Vì bệnh phong thấp không phải bệnh lây nhiễm nhiều nên nguy cơ lan truyền thấp. Chỉ có phong dạng u không được điều trị có khả năng lây nhiễm, nhưng kể cả như thế, nhiễm trùng cũng không dễ dàng lây lan. Tuy nhiên, những người tiếp xúc gần trong gia đình (đặc biệt là trẻ em) của bệnh nhân phong nên được theo dõi để phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh hủi. Một khi điều trị đã bắt đầu, bệnh cùi hủi không thể lây lan.
Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể và vết phát ban của người bị bệnh hủi.
Nhưng nếu chẳng may mắc phải bệnh hủi thì hãy bình tĩnh , duy trì tinh thần lạc quan để tránh ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế lây lan cho cộng đồng và hãy tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, không cần cách ly người bệnh, vì trong lúc điều trị, bệnh đã ngưng tiến triển. Vì vậy họ vẫn có thể sinh hoạt, sống cuộc sống hoàn toàn bình thường như mọi người xung quanh.
Đồng thời cần tăng cường giáo dục tuyên truyền cho cả người lớn và trẻ em bằng nhiều hình thức hợp lý để cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về bệnh hủi, loại bỏ những định kiến ngày xưa, không xa lánh, sợ hãi hay kì thị người bị bệnh hủi.
Bệnh hủi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những tàn tật, di chứng trầm trọng.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh hủi có chữa được không?
Hiện nay bệnh hủi đã có thể chữa được bằng thuốc. Việc điều trị phụ thuộc vào dạng bệnh hủi, phác đồ điều trị của bác sĩ kê cho bệnh nhân.
Bệnh phong thấp kiêng ăn gì?
Người bị bệnh phong thấp nên kiêng thịt đỏ, nội tạng động vật, hạn chế sử dụng rượu bia, thức ăn nhiều gia vị,…
Bệnh hủi lây qua đường nào?
Bệnh hủi có thể lây ra đường tiếp xúc da với da, hay qua đường hô hấp.
Bệnh hủi trong tiếng anh là gì?
Bệnh hủi hay bệnh phong có tên tiếng anh là Leprosy hay còn có tên khác là bệnh Hansen (Hansen Disease)
Bệnh hủi có phải là bệnh tiểu đường không?
Bệnh hủi không phải bệnh tiểu đường. Bệnh hủi do trực khuẩn ưa acid Mycobacterium leprae gây ra. Còn bệnh tiêu tiểu đường có nguyên nhân liên quan đến lượng đường và lượng insulin trong cơ thể.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng Vi sinh y học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh phong (bệnh hủi), Bộ Y tế.