Thận ứ nước độ 1 – Các triệu chứng và cách chữa trị

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ nhất của tình trạng ứ đọng nước tiểu ở thận. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải thận ứ nước, từ thai nhi còn trong bụng mẹ đến người lớn tuổi. Vậy sỏi thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm hay không? Làm sao để phát hiện? Chữa trị như thế nào? Kính mời quý độc giả tham khảo bài viết này của Doctor có sẵn.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước (tiếng Anh: hydronephrosis) là tình trạng thận tăng kích thước do có sự tích tụ nước tiểu, xảy ra khi có sự tắc nghẽn cơ học trên con đường thải nước tiểu từ thận xuống niệu quản, bàng quang, niệu đạo và ra bên ngoài cơ thể. 

Ở người khỏe mạnh, thận là cơ quan lọc thải các chất độc trong máu và thải vào nước tiểu. Nước tiểu sau đó được bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu, bao gồm niệu quản, bàng quang và niệu đạo. 

Đây không phải là một bệnh lý nguyên phát, chính xác là hậu quả của một bệnh lý gây nên mà điểm chung là có hiện diện sự tắc nghẽn tại một (hoặc nhiều) vị trí trên đường tiết niệu.

Thận ứ nước có thể xảy ra ở một hoặc đồng thời cả hai thận, nhưng phần lớn là ở một bên thận. Nếu để tình trạng thận ứ nước kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận hay gây tổn thương tới các tế bào thận, thậm chí có thể gây tổn thương thận không hồi phục.

Độ tuổi mắc phải thận ứ nước cũng không được giới hạn, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Thậm chí, một em bé còn trong bụng mẹ vẫn có thể mắc thận ứ nước do dị tật bẩm sinh.

Thận ứ nước có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng
Thận ứ nước có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng

Tại sao phải phân độ thận ứ nước?

Thận ứ nước có nhiều mức độ với biểu hiện và các chữa trị khác nhau. Do đó cần có các phương tiện để xác định đúng mức độ.

Để phân độ, bác sĩ cần dùng đến các công cụ hình ảnh học, phổ biến nhất là siêu âm nhờ ưu điểm gồm chi phí rẻ và độ chính xác cao. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được dùng đến trong một số trường hợp.

Thận ứ nước có thể được chia làm 3 độ hoặc 4 độ, tùy vào hệ thống phân độ. Chính vì sự hiện diện của nhiều bảng phân độ khác nhau, có thể xảy ra hiểu nhầm khi diễn giải một độ thận ứ nước nào đó. 

thận ứ nước độ 1
Tại sao phải phân độ thận ứ nước?

Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì công việc diễn giải kết quả là của nhân viên y tế. Bạn chỉ cần biết rằng độ càng cao thì càng nguy hiểm (như thận ứ nước độ 3, thận ứ nước độ 4). Nhìn chung, độ 1 trong tất cả các hệ thống phân độ đều là tình trạng nhẹ, với những biểu hiện có thể không rõ ràng.

Xem thêm: Thận ứ nước độ 2

Nhưng cũng cần biết rằng, ứ nước thận độ 1 có thể tiến triển nhanh thành độ cao hơn nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Do đó nếu có biểu hiện của thận ứ nước, bạn cần đến gặp bác sĩ của mình.

Triệu chứng thận ứ nước độ 1

Biểu hiện của thận ứ nước thay đổi tùy vào thời gian, mức độ và nguyên nhân của thận ứ nước. Nhìn chung, những trường hợp nặng (như độ 3, độ 4) có các biểu hiện rõ rệt và rầm rộ. 

Trong khi đó, thận ứ nước độ 1 có thể không có triệu chứng, mà chỉ được phát hiện thông qua siêu âm (hay CT scan) khi xuất hiện giãn nở bể thận ở mức độ vừa nhẹ (5-7mm), bao gồm cả một vài đài thận. Tùy vào bên bị giãn nở bể thận mà gây bệnh thận trái ứ nước độ 1 hay thận phải ứ nước độ 1.

Nếu chỉ một bên thận bị ứ nước, người bệnh cũng có thể không cảm nhận rõ được được triệu chứng hay sự khác biệt bởi vì bên thận còn lại sẽ hoạt động bù trừ lại. Nhưng nếu cả hai bên bên thận đều bị ứ nước thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận gây nên nhiều hậu quả. 

Cụ thể như rối loạn chức năng cũng như rối loạn điện giải, các chất thải không được lọc sạch mà tích tụ lâu dần trong hệ tuần hoàn ngày càng nhiều. Ví dụ như: thận trái ứ nước độ 1, thận phải ứ nước độ 1.

Nếu mức độ nhẹ biểu hiện ra triệu chứng, bạn có thể tiểu thường xuyên hơn hoặc có cảm giác tiểu gấp tăng dần.Sau đây là một số triệu chứng nặng hơn của tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu (gây thận ứ nước):

  • Đau ở bên hông và lưng (được gọi là đau sườn), bụng hoặc háng;
  • Nôn mữa;
  • Buồn nôn;
  • Đau buốt khi đi tiểu;
  • Đi tiểu không hết;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Tăng nhu cầu hay tần suất đi tiểu;
  • Sốt.
Đau vùng hông lưng là triệu chứng thường gặp khi bị thận ứ nước độ 1
Đau vùng hông lưng là triệu chứng thường gặp khi bị thận ứ nước độ 1

Sự ngắt quãng con đường thải nước tiểu là nguy cơ của nhiễm trùng đường tiểu. Sự xuất hiện của nhiễm trùng tiểu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, và không hoàn toàn phụ thuộc mức độ tắc nghẽn đường tiểu. Do vậy thận ứ nước độ 1 (mức độ nhẹ) vẫn có thể có các biểu hiện của nhiễm trùng tiểu như sau:

  • Nước tiểu đục;
  • Tiểu đau, buốt, nóng rát;
  • Dòng nước tiểu yếu;
  • Đau lưng;
  • Đau vùng trên xương mu (vùng của bàng quang);
  • Sốt, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi.

Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào của thận ứ nước độ 1 thì hãy đến trung tâm ý tế để để nói về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, nhiễm nhiễm trùng máu, độc máu, viêm bể thận.

Nguyên nhân thận ứ nước độ 1

Thận ứ nước độ 1 được gây ra bởi một bệnh lý nguyên phát hoặc do yếu tố nguy cơ nào đó. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố bên trong hay điều kiện bên ngoài tác động mà gây bệnh. Sau đây là một số bệnh lý nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ thường gặp của thận ứ nước:

  • Sỏi niệu (tên gọi chung của sỏi hình thành tại thận, có thể đi xuống các phần dưới của đường tiết niệu);
  • Tắc nghẽn đường tiểu do dị tật bẩm sinh;
  • Huyết khối (cục máu đông);
  • Mô sẹo trong đường tiết niệu (do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó);
  • Khối u hoặc ung thư chèn ép vào đường tiểu (ở bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ruột già);
  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính (không phải ung thư);
  • Thận ứ nước khi mang thai (tử cung to đè vào niệu quản);
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Phụ nữ mang thai có khả năng cao bị thận ứ nước độ 1
Phụ nữ mang thai có khả năng cao bị thận ứ nước độ 1

Thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm không?

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Thận ứ nước độ 1 có thể tiến triển thành các độ cao hơn. Tình trạng tắc nghẽn không được giải quyết trong khi thận vẫn liên tục sản xuất nước tiểu, làm sự tích tụ nước tiểu ngày càng nhiều. 

Khi vượt quá sức chịu đựng, thận bên tổn thương sẽ giảm chức năng lọc máu, gọi là suy thận cấp. Hàng loạt hậu quả khác sẽ xảy đến như rối loạn điện giải, hội chứng ure huyết cao, tổn thương nhu mô thận không hồi phục…

Ngoài ra, sự ứ trệ nước tiểu là cơ hội cho vi khuẩn phát triển bên trong đường tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không điều trị kháng sinh thích hợp, người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, khi vi khuẩn đi vào máu và lan khắp cơ thể. Suy thận cấp và nhiễm trùng huyết là những trường hợp khẩn cấp y khoa, có thể gây tử vong.

Vì vậy, việc phát hiện ra bệnh thận phải hay thận trái ứ nước độ 1 càng sớm càng tốt là vô cùng quan quan trọng. Điều đó sẽ tạo điều kiện tốt cho việc điều trị khỏi bệnh, đồng thời cũng hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh nếu để lâu mà không được điều trị.

Thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm không?
Thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm không?

Chẩn đoán thận ứ nước độ 1

Thận ứ nước độ 1 có thể được phát hiện khi bạn có triệu chứng hoặc một cách tình cờ. Điều quan trọng là cần chẩn đoán được bệnh càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, bạn được siêu âm để khảo sát một vấn đề sức khỏe khác nhưng lại phát hiện thêm tình trạng thận ứ nước, và nó không đủ nặng để làm bạn biết đến nó.

Siêu âm chẩn đoán thường là đủ để khẳng định thận ứ nước và phân mức độ. Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn, chi phí lại rẻ nhưng độ chính xác cũng rất cao, có thể xác định được bệnh nhân bị thận trái ứ nước độ 1 hay bị thận phải hay bị cả 2 bên thận. Tuy nhiên chỉ siêu âm thôi thì cũng không thể biết được nguyên nhân gây bệnh là gì.

Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cần một số hình ảnh cận lâm sàng khác để chẩn đoán, phân độ hoặc lên kế hoạch điều trị, bao gồm: X-quang đường niệu, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).

Cả 2 phương pháp CT hay siêu âm đều cho phép bác sĩ xem hình ảnh thận trong cơ thể bạn, nhưng siêu âm thận được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh sỏi thận ứ nước độ 1.

Chẩn đoán thận ứ nước độ 1
Chẩn đoán thận ứ nước độ 1

Ngoài ra, bác sĩ cần thêm xét nghiệm máuxét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng của thận có bị ảnh hưởng vì thận ứ nước hay không, cũng như tìm ra các thành phần bất thường có trong nước tiểu.

Cách chữa bệnh thận ứ nước độ 1

Một số trường hợp nhẹ có thể không cần phải can thiệp điều trị gì, nhưng cần theo dõi sát định kỳ. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn đường niệu, như sỏi niệu hay nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng sẽ được điều trị với kháng sinh. Sỏi niệu có thể tự đi ra ngoài qua đường tiểu hoặc được lấy ra bằng phẫu thuật.

Trong trường hợp bị tắc nghẽn nghiêm trọng, có thể cần phải loại bỏ lượng nước tiểu dư thừa ra ngoài bằng:

  • Đặt ống thông tiểu (sonde tiểu) để dẫn nước tiểu từ bàng quang (thường gặp ở nam giới lớn tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt);
  • Đặt stent để nước tiểu từ niệu quản có thể xuống bàng quang;
  • Đặt ống dẫn lưu qua da ở lưng để lấy nước tiểu trực tiếp từ thận.
Gặp bác sĩ trao đổi rõ hơn về bệnh thận ứ nước độ 1
Gặp bác sĩ trao đổi rõ hơn về bệnh thận ứ nước độ 1

Nguyên tắc của điều trị thận ứ nước độ 1 là giải quyết sự tắc nghẽn càng sớm càng tốt để tránh bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào cho thận. Những trường hợp nặng rơi vào suy thận cấp sẽ phải lọc máu nhân tạo (hay chạy thận). Nhưng hầu hết người thận ứ nước có thể hồi phục tốt nếu được điều trị thích hợp.

Nơi khám thận khi có biểu hiện thận ứ nước độ 1

Bệnh viện Quốc tế City– Quận Bình Tân

Bệnh viện Quốc tế City (CIH) là Bệnh viện đa khoa cao cấp đầu tiên của Khu Y tế kỹ thuật cao, cam kết cung cấp các dịch vụ y tế đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam và đảm bảo tất cả bệnh nhân trong và ngoài nước được chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Với đội ngũ  bác sĩ và y tá hàng đầu được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp cùng sức chứa 320 giường bệnh, từ phòng 4 giường đến phòng VIP

CIH cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế và phẫu thuật bao gồm:

  • Tai nạn & Cấp cứu 24 giờ;
  • Ngoại khoa: Mắt, Tai mũi họng, Chỉnh hình, Tiết niệu, Nội soi, Phẫu thuật Tổng quát,Tim mạch…; 
  • Nội khoa: Tiêu hóa, Hô hấp, Lọc máu…;
  • Chuyên khoa: Thần kinh, Nha khoa, Da liễu, Nhi khoa, Sản phụ khoa…;
  • Chẩn đoán và xét nghiệm: X-quang, Chụp mạch số số hóa xóa nền (DSA);
  • Chăm sóc ban ngày cho người lớn tuổi (có bảo hiểm y tế);
  • Phục hồi chức năng;
  • Ung thư.

Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – Q. Bình Chánh

Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn với sứ mệnh mang lại sự lựa chọn hoàn hảo về chăm sóc sức khỏe & điều trị bệnh với chi phí hợp lý cho bệnh nhân và gia đình của người bệnh. Ngoài đội ngũ bác sĩ có chất lượng chuyên môn cao, Bệnh viện Đa Khoa Nam Sài Gòn còn hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên khoa.

  • Mắt – Răng Hàm Mặt – Tai Mũi Họng – Sản phụ khoa;
  • Cấp cứu;
  • Hồi sức tích cực (ICU);
  • Ngoại tổng hợp – Ung bướu;
  • Nội tổng hợp;
  • Ngoại thần kinh;
  • Phẫu thuật gây mê hồi sức;
  • Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao;
  • Xét nghiệm;
  • Chẩn đoán hình ảnh;
  • Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng;
  • Dược.

Câu hỏi thường gặp

Thận ứ nước độ 1 uống thuốc gì?

Ứ nước thận độ 1 chưa cần uống thuốc hay phẫu thuật. Vì đây là cấp độ nhẹ nhất của các giai đoạn nên chỉ cần theo dõi và thăm khám siêu âm 3 tháng/ lần. 

Thận ứ nước độ 1 khi mang thai?

Mặc dù đây là sỏi thận ứ nước độ 1, mức độ nhẹ nhất, nhưng mẹ cần được thăm khám và hỗ trợ kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thận ứ nước độ 1 bao nhiêu là bình thường?

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh. bởi vì mặc dù độ 1 không quá nguy hiểm nhưng có thể chuyển biến nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Thận ứ nước độ 1 có chữa được không?

Thận ứ nước độ 1 có thể chữa được. Sau khi qua thăm khám bởi các bác sĩ, bạn sẽ được đánh giá chức năng thận, phân tích nước tiểu và triệu chứng, mức độ của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị phù hợp bạn.

Thận ứ nước độ 1 kiêng những gì?

Cần hạn chế ăn muối, các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K, giảm ăn đạm động vật, đặc biệt là không nên sử dụng thêm các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ của bệnh thận ứ nước, triệu chứng không rõ rệt và thường được phát hiện qua siêu âm hay chụp CT. Bệnh thận ứ nước độ 1 cũng có thể biểu hiện như nhiễm trùng tiểu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển đến các mức độ cao hơn, thậm chí gây suy thận. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ và đi khám khi có các biểu hiện nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và chặn đứng biến chứng.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo