Trị rôm sảy cho bé là một kiến thức rất cần thiết mà bạn cần biết để có thể chăm sóc tốt sức khỏe cho con của mình. Rôm sảy là một tình trạng phát ban da có thể xuất hiện đột ngột và có vẻ nghiêm trọng, nhưng thực ra nó không phải là một bệnh đáng lo ngại. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh vốn có làn da mỏng manh hơn, nên dễ bị rôm sảy hơn người lớn. Vì vậy hôm nay mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh như thế nào nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy là một triệu chứng ngắn hạn của da xảy ra sau khi da tiếp xúc với nhiệt độ quá ấm. Loại ban da này có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.
Bài viết sẽ cung cấp kiến thức tổng quan về rôm sảy ở trẻ sơ sinh, bao gồm các dấu hiệu để giúp xác định nó. Bên cạnh đó, Docosan cũng giới thiệu nguyên nhân, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây rôm sảy cho bé
Rôm sảy xuất hiện khi mồ hôi bị ứ lại dưới da. Vì tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn và khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém hơn so với người lớn nên trẻ dễ bị rôm sảy hơn.
Quấn tã quá chật, đắp chăn lâu, mặc quần áo chật cũng có thể gây rôm sảy. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
Trẻ có nhiều khả năng bị rôm sảy vì một số lý do:
- Trẻ có ít khả năng kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh mình và không thể tự cởi bớt quần áo hoặc di chuyển ra khỏi môi trường oi bức.
- Cơ thể của trẻ điều chỉnh thân nhiệt kém hiệu quả hơn người lớn.
- Trẻ sơ sinh thường có nhiều nếp gấp da hơn, làm tăng lượng mồ hôi ứ đọng ở các nếp gấp.
Các loại rôm sảy
Rôm sảy xảy ra khi da ứ đọng mồ hôi. Mồ hôi làm kích ứng bề mặt da và gây phát ban.
Các bác sĩ chia rôm sảy thành ba loại dựa trên độ nặng của nó:
- Rôm đỏ là loại rôm sảy phổ biến nhất. Loại phát ban này xảy ra khi các tuyến mồ hôi dưới da bị tắc nghẽn, hoặc các tác các tuyến nằm trong lớp biểu bì hoặc lớp thứ hai của da – lớp hạ bì. Rôm đỏ gây ra các vết sưng, đổi màu như mẩn đỏ và ngứa.
- Rôm dạng tinh thể là dạng rôm sảy ít nghiêm trọng nhất. Nó xảy ra khi có sự tắc nghẽn các tuyến mồ hôi ở lớp biểu bì. Rôm dạng tinh thể có thể gây ra các mụn nước nhỏ trong suốt hoặc trắng.
- Rôm sâu là loại rôm sảy nghiêm trọng nhất (tổn thương nằm sâu dưới da), nhưng nó không phổ biến. Khi mồ hôi ở ngoài da rò rỉ vào lớp hạ bì, nó có thể gây đỏ bừng và bỏng rát dữ dội. Trẻ sơ sinh bị rôm sâu cũng có thể có dấu hiệu kiệt sức vì nhiệt. Loại ban này có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng cho trẻ.
Với phát ban gây mẩn đỏ, chúng có thể dễ thấy hơn trên da sáng và khó thấy hơn trên da sẫm màu, mặc dù quá trình gây ra loại tổn thương da này là như nhau.
Các bác sĩ gọi những mụn nước li ti trên nền hồng ban là mụn nước rôm sảy. Đôi khi, những mụn nước này bị viêm và sưng lên, gây ra rôm sảy pustulosa. Đây là loại rôm sảy phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng của rôm sảy
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, triệu chứng duy nhất của rôm sảy là phát ban trên các bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với nhiệt.
Mặc quần áo ấm nóng, quấn tã chătk, thông khí kém và ở gần các nguồn nhiệt như lò sưởi đều có thể làm tăng nguy cơ. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ nổi rôm sảy trên một vùng cơ thể đặc biệt ấm hơn các vùng khác.
Rôm sảy cũng có nhiều khả năng xuất hiện ở các nếp gấp trên da, chẳng hạn như phát ban ở cổ hoặc bẹn.
Các triệu chứng của rôm sảy bao gồm:
- Phát ban màu hồng, màu đỏ.
- Mụn nước nhỏ li ti trên một vùng da rộng
- Vùng da phát ban ấm hơn bình thường (so sánh với vùng da đối bên của cơ thể)
Các loại rôm sảy khác nhau có thể có các triệu chứng hơi khác nhau:
- Rôm sảy dạng tinh thể đôi khi có thể trông giống như những hạt tinh thể nhỏ bị mắc kẹt dưới da. Các mụn nước không bị ửng đỏ, cũng như không viêm.
- Rôm đỏ thường ngứa, vì vậy trẻ có thể liên tục gãi. Họ có thể có những nốt mụn đỏ hoặc mụn nước li ti trên các mảng da đỏ và trông có vẻ khó chịu.
- Rôm sâu thường gây ra mụn nước sâu có thể trông giống như mụn nhọt. Chúng thường có màu da.
- Rôm sảy pustulosa gây ra mụn mủ kích thích trông giống như mụn nước gây đau đớn. Chúng có thể đóng vảy hoặc vỡ ra và chảy máu.
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy tự thuyên giảm khá nhanh và không gây khó chịu quá nhiều, vì vậy có thể không điều trị.
Triệu chứng rôm sảy rất rõ ràng, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Đôi khi ba mẹ bé không chắc chắn về các dấu hiện này, nhưng bác sĩ thường có thể chẩn đoán phát ban dựa trên biểu hiện của nó.
Cách điều trị rôm sảy cho bé
Rôm sảy thường tự biến mất trong vòng vài ngày mà không cần điều trị.
Ba mẹ có thể giảm thiểu sự khó chịu của bé và tăng khả năng hồi phục bằng các phương pháp sau:
- Đưa trẻ đến một khu vực mát mẻ hơn khi có dấu hiệu đầu tiên của rôm sảy.
- Lau sạch da bé để giữ cho da khô ráo, tránh ảnh hưởng của mồ hôi.
- Đắp một miếng gạc mát lên vùng da bị rôm sảy.
- Lau sạch dầu và mồ hôi bằng nước mát, sau đó nhẹ nhàng vỗ cho vùng da đó.
- Thường xuyên vệ sinh các nếp gấp trên da để đảm bảo mồ hôi không bị giữ lại khiến cho tình trạng rôm sảy trầm trọng hơn.
- Cởi trần cho trẻ để giữ da mát.
- Sử dụng máy lạnh hoặc quạt để giúp da luôn mát mẻ.
- Cho em bé đủ nước. Điều này có thể liên quan đến việc cho trẻ bú sữa mẹ theo yêu cầu và đảm bảo rằng trẻ lớn hơn uống đủ lượng nước thiết yếu trong ngày.
Không tự ý sử dụng các loại kem trị rạn trên da trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ. Rôm sảy không phải là một phản ứng dị ứng và nó càng không phải là da khô. Sử dụng các loại kem điều trị những tình trạng này có thể không giúp ích gì, hoặc ngược lại có thể gây kích ứng da cho bé.
Đối với rôm sảy nghiêm trọng hoặc rôm sảy không tự khỏi, bác sĩ có thể kê đơn kem bôi chứa steroid để tăng tốc độ chữa bệnh.
Trong một số ít trường hợp, rôm sảy có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt là nếu bé gãi nhiều. Rôm sảy nhiễm trùng có thể gây sốt và các dấu hiệu bệnh khác.
Nếu em bé bị sốt hoặc có vẻ lừ đừ, mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ cho vài loại thuốc kháng sinh để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng.
Phòng ngừa rôm sảy ở bé như thế nào?
Để giảm nguy cơ rôm sảy ở trẻ sơ sinh, hãy thử những cách sau:
- Mặc quần áo thích hợp cho trẻ theo mùa. Không cần phải luôn quấn hoặc đắp chăn cho trẻ, đặc biệt là trong thời tiết ấm áp.
- Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, chẳng hạn như quần cotton hoặc áo choàng.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
- Trời nóng nên sử dụng điều hòa, quạt để giữ mát cho trẻ.
- Tránh để trẻ ngồi trực tiếp trước máy sưởi hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Theo dõi các dấu hiệu đổ mồ hôi quá nhiều ở trẻ. Nếu em bé có vẻ đỏ bừng hoặc đổ mồ hôi, hãy đưa chúng đến một nơi mát mẻ hơn.
Các bác sĩ nhi khoa giỏi trị rôm sảy cho bé tại TPHCM
- Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – Quận Tân Bình
- Bác sĩ Trần Văn Công – Quận Bình Thạnh
- BSCKII. Nguyễn Bạch Huệ – Quận Bình Tân
Kết luận
Rôm sảy thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé có nguy cơ bị quá tải nhiệt. Từ đó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, vì vậy điều quan trọng là phải chú ý đến các dấu hiện và nhanh chóng chuyển em bé đến một nơi mát mẻ hơn.
Giữ cho bé mát mẻ và thoải mái có thể nhanh chóng làm hết rôm sảy. Nếu rôm sảy không tự biến mất trong vài ngày, hoặc nếu bé khó chịu hoặc nếu rôm sảy bắt đầu lan rộng, hãy đi khám bác sĩ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và tham khảo bài viết của Docosan, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn!
Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Baby heat rash: Types, diagnosis, and treatment