Lịch tiêm chủng cho trẻ là mối bận tâm của phần lớn quý phụ huynh ngay từ những ngày đầu con trẻ chào đời. Vì đây được xem là phương pháp tốt nhất để trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Để biết thêm thông tin khác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo bài viết được Docosan chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ
Không riêng gì người lớn, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Về căn bản, vắc xin được dùng để kích thích ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, chống lại bệnh truyền nhiễm cũng như phòng chống đúng căn bệnh đó. Hiểu theo một ý khác, vắc xin là một chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài mỗi trường tấn công gây bệnh. Lúc này, việc tiêm chủng cho trẻ như một màng chắn giúp trẻ phòng bệnh, tránh bệnh tật mãn tính, từ đó trẻ phát triển khỏe mạnh.
Cập nhật mũi tiêm và lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi
Như vừa được đề cập, vắc xin được xem là phương pháp tối ưu giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Để đạt được kết quả tốt nhất, cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi:
Giai đoạn sau sinh
- Vắc xin phòng viêm gan B: Tiêm mũi 1 trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc càng sớm càng tốt
- Vắc xin phòng bệnh lao: Trong vòng 30 ngày đầu sau sinh.
Giai đoạn 1 tháng tuổi
- Vắc xin phòng viêm gan B: Tiến hành tiêm mũi 2 nếu người mẹ bị viêm gan B. Trong trường hợp mẹ không mang virus viêm gan B, trẻ sẽ được tiêm mũi 2 vào 2 tháng tuổi trong vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có chứa mũi tiêm viêm gan B.
Giai đoạn 6 tuần đến 2 tháng tuổi
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Uống liều 1.
- Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu: Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 6 tuần tuổi.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: Tiến hành tiêm mũi 2.
- Vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mù, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzae, viêm họng: Tiến hành tiêm mũi 1 khi con trẻ tròn 2 tháng tuổi. Có thể sử dụng vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1.
Giai đoạn 3 tháng tuổi
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Uống liều 2.
- Vắc xin phòng viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não: Tiến hành tiêm mũi 2.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và Vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mù, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzae, viêm họng: Tiến hành tiêm mũi 2. Có thể sử dụng vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 + uống vắc xin phòng bại liệt
Giai đoạn 4 tháng tuổi
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Uống liều 3 nếu sử dụng vắc xin Rotateq của Mỹ.
- Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu: Tiêm mũi 3.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và Vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mù, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzae, viêm họng: Tiến hành tiêm mũi 3. Có thể sử dụng vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 +uống vắc xin phòng bại liệt liều 3.
Giai đoạn 5 tháng tuổi
- Vắc xin phòng bại liệt: Tiêm 1 liều nếu 2-3-4 tháng tuổi sử dụng vắc xin 5 trong 1 và uống vắc xin bại liệt của chương trình tiêm chủng ở địa phương.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
- Vắc xin phòng bệnh cúm: Tiêm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 cách một tháng, sau đó tiêm mũi nhắc lại hàng năm.
- Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu B và C: Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu là 6 – 8 tháng (đa số là cách 2 tháng).
Giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi
- Vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella: Tiêm mũi 1. Nếu mũi 1 tiêm líc 9 – dưới 12 tháng thì tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella sau mũi vắc xin sởi – quai bị – rubella 6 tháng. Nhắc lại sau 4 năm.
- Nếu không được tiêm vắc xin có thành phần kháng nguyên sởi trước 12 tháng tuổi thì tiêm 1 mũi sau 12 tháng tuổi. Sau 6 tháng có thể tiêm tăng cường 1 mũi vắc xin phòng sởi và 4 năm sau tiêm mũi nhắc lại.
- Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: Có thể tiêm từ 9 tháng tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 – 2 năm. Có thể tiêm cùng ngày tiêm với vắc xin phòng sởi hoặc sởi – quai bị – rubella hoặc tiêm cách vắc xin này tối thiểu 1 tháng.
Giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi
- Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B: Có thể lựa chọn 1 trong 2 loại vắc xin nếu chưa tiêm mũi 1 Imojev.
- Vắc xin Imojev: Tiêm mũi 1. Mũi 2 được tiêm vào 1 – 2 năm sau.
- Văc xin Jevax: Tiêm mũi 1. Mũi 2 được tiêm vào sau một đến hai tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.
- Vắc xin phòng bệnh thủy đậu: Tiêm mũi 1. Tiêm mũi nhắc lại sau 4 năm.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan A: Tiêm mũi 1. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 – 12 tháng.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do Haemophilus influenzae lúc 18 tháng và hoàn thành trước 24 tháng,
- Vắc xin thương hàn: Tiêm lúc trẻ tròn 24 tháng tuổi. Mũi 2 nhắc lại sau 3 năm.
Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh
Để đảm bảo đúng thuốc, thuốc lịch tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những trường hợp không nên tiêm vắc xin cho trẻ:
- Trẻ đang dùng thuốc corticoid ở dạng uống kéo dài từ 14 ngày trở lên với liều lượng > 20mg/ngày hoặc > 2 mg/kg/ngày.
- Trẻ đang sốt cao trên 38,5 độ C.
- Trẻ đang mắc bệnh cấp mãn tính ở giai đoạn trung bình hoặc nặng.
- Trẻ bị sốc hoặc co giật trong 72 giờ sau tiêm sẽ không được tiêm loại vắc xin này lần thứ 2.
- Ở lại phòng khám để theo dõi phản ứng tiêm trong khoảng 30 phút trước khi ra về.
- Sau khi tiêm, nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ, cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau tiêm. Sau vài tiếng đồng hồ, triệu chứng này sẽ tiêu biến.
- Nếu trẻ có triệu chứng tiêu chảy, sốt nhẹ, suy dinh dưỡng,… cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm.
- Tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ do đơn vị tiêm chủng cung cấp. Nếu quên lịch tiêm chủng hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quá trình tiêm chủng, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia.
- Tìm cách ghi chú lại lịch tiêm chủng cho trẻ để tránh tình trạng sót liều.
- Lựa chọn đơn vị y tế đáng tin cậy để đưa trẻ tiêm chủng hoặc tiêm chủng mở rộng.
Đưa trẻ tiêm chủng tại Phòng khám Đa khoa Hạnh Phúc – Quận 10, TPHCM
Cha mẹ chưa biết đưa con trẻ tiêm chủng ở đâu uy tín, giá cả phải chăng thì Phòng khám Đa khoa Hạnh Phúc là gợi ý dành cho bạn. Phòng khám tọa lạc tại đường Ba tháng Hai, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh nên khá dễ dàng để bạn tìm kiếm và di chuyển đến.
Phòng khám Đa khoa Hạnh Phúc sở hữu đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, tận tình, chu đáo và đặc biệt là yêu trẻ nhỏ. Mỗi trẻ đến đây đều được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, trao đổi với phụ huynh một số vấn đề liên quan trước khi tiêm chủng, xem xét cơ địa và tình trạng sức khỏe của trẻ có phù hợp hay không.
Về dịch vụ tiêm chủng, phòng khám đã và đang cung cấp đa dạng các gói tiêm ngừa cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi. Ứng với mỗi độ tuổi sẽ có những loại vắc xin phù hợp và lịch tiêm chủng cụ thể. Sau khi tiêm, trẻ sẽ được yêu cầu ở tại phòng khám để theo dõi sức khỏe khoảng 30 phút trước khi cho phép ra về. Nhân viên y tế sẽ dặn dò cha mẹ những triệu chứng sau tiêm và hướng dẫn cách xử lý chi tiết, khi nào cần đưa trẻ cấp cứu.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp cha mẹ biết được lịch tiêm chủng cho trẻ cũng như tầm quan trọng của việc khi trẻ đã tiêm đủ liều. Nếu còn có những thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này, bạn nên trao đổi với chuyên gia, bác sĩ hoặc đơn vị y tế dự định đưa bé tiêm chủng.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.