Hàn răng sâu và những thông tin cần biết

Sâu răng là một bệnh lý răng hàm mặt phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng có thể được gây ra do do vi khuẩn, chế độ ăn hay tình trạng tiết nước bọt, … Bệnh lý này gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhai của người bệnh và cả tính thẩm mỹ của bộ răng.

Hàn răng sâu là một phương pháp điều trị răng hàm mặt giúp khôi phục tổn thương của răng, đồng thời ngăn chặn các yếu tố gây hại tiếp tục tổn thương răng.

Hàn răng sâu là gì?

Hàn răng sâu (hay còn gọi là trám răng, chữa răng) là phương pháp bù đắp các phần răng bị thiếu khuyết bằng các vật liệu chuyên dụng nhằm khôi phục hình dáng và kích thước vốn có của răng.

Khi nào bạn cần hàn răng sâu?

Người bệnh sẽ được chỉ định hàn răng khi thuộc các trường hợp như:

  • Sâu răng: Răng bị đục khoét bởi vi khuẩn, tuy nhiên vẫn còn giữ được chức năng của răng.
  • Mòn răng:
  • Răng bị sứt mẻ
  • Khiếm khuyết thẩm mỹ của răng: Kẽ răng thưa, răng đổi màu,…

Đối với trường hợp bị sâu răng, hàn răng sâu sẽ được thực hiện ngay phát hiện lỗ sâu hoặc làm càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn.

han-rang-sau
Hàn răng sâu để giải quyết đau răng, ê buốt hoặc răng mẻ

Hàn răng sâu có đau không?

Trước khi bắt đầu, bác sĩ răng hàm mặt sẽ thực hiện gây tê, giúp bạn không còn cảm giác đau, tuy nhiên bạn vẫn sẽ tỉnh táo. Quá trình này có hơi khó chịu một chút.

Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ngứa ngáy trong miệng. Một số bệnh nhân có răng nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy đau, tuy nhiên, ở hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ giảm dần và mất hẳn sau một vài ngày. Bác sĩ răng hàm mặt cũng có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc giảm đau để xoa dịu những cơn đau nhức ngay sau khi điều trị sâu răng.

Chung quy, hàn răng sâu khá đơn giản, không gây đau và vật liệu hàn răng sâu tốt không còn là vấn đề khiến người bệnh phải lo lắng.

Một số vật liệu hàn răng sâu

Composite: Là loại chất hàn được sử dụng rộng rãi nhất để hàn răng sâu hiện nay. Đây là loại vật liệu có khả năng chịu lực và chịu ăn mòn cao, đồng thời cũng có màu sắc đẹp, tương tự với răng, làm tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau thời gian dài vẫn có thể gây ê buốt cho răng, có thể bị xuống màu, vỡ và cần phải thay miếng hàn mới.

Xi măng thủy tinh (GIC cement): Là loại chất hàn dễ thao tác và sử dụng, chất hàn này cũng có khả năng phóng thích Fluor (một chất giúp răng cứng chắc và hạn chế sâu răng). Tuy nhiên vật liệu này không chịu lực bằng các loại chất hàn khác, dễ vỡ và cũng không có màu sắc tự nhiên nên thường dùng để trám các răng sữa ở trẻ em.

Amalgam: Là một loại chất hàn lâu đời, có tính chịu lực và độ bền cực kỳ cao. Tuy nhiên, vật liệu này chỉ có màu kim loại, thậm chí sau nhiều năm, chất hàn có thể ngấm vào răng gây đổi màu cả răng nên thường được trám các răng sâu trong khoang miệng để đảm bảo tính thẩm mỹ. Hiện tại, chất hàn này không còn được sử dụng do thành phần có chứa thủy ngân gây hại cho cơ thể.

han-rang-sau
Hàn răng sâu với composite

Liên hệ phòng nha uy tín để được tư vấn

Chăm sóc sau khi hàn răng sâu

Một số lưu ý sau khi hàn răng sâu:

  • Thuốc tê khi hàn răng sâu có thể gây một số khó chịu cho bệnh nhân sau khi hàn như: Tê môi, tê má, cảm giác nặng phần mặt có dùng thuốc tê, dị cảm khác,… Nhũng triệu chứng này sẽ mất sau khi thuốc tê hết tác dụng.
  • Không nên nhai khi thuốc tê còn tác dụng, vì lúc này bạn vẫn chưa lấy lại được cảm giác bình thường, việc nhai có thể khiến bạn tự cắn vào môi hay má của mình mà không hay. Đồng thời, nhai lại sớm có khả năng khiến miếng hàn dễ bị bong ra bị bong ra. Nếu hàn bằng vật liệu composite, bạn có thể nhai lại ngay khi hết tê, các loại chất hàn khác cần đợi sau khoảng 4 tiếng từ khi hàn xong.
  • Hạn chế ăn đồ quá lạnh, quá nóng hay quá cứng trong những ngày đầu sau khi hàn răng sâu để tránh kích thích răng, gây đau, ê buốt.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm vệ sinh kẽ răng, sử dụng tăm xỉa răng tại các vị trí răng được hàn có thể làm bong miếng hàn.
  • Việc đánh răng cũng nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lợi cũng như mòn răng và miếng hàn.
  • Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có màu đậm, cà phê, thuốc lá để tránh làm răng và miếng hàn bị đổi màu, gây mất thẩm mỹ

Khi nào cần gặp bác sĩ để tư vấn?

Hàn răng sâu là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trên lý thuyết, hàn răng sâu sẽ không gây đau, tuy nhiên, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sưng và khó chịu đôi chút trong vài ngày đầu tiên sau khi hàn. Nếu thấy cảm giác khó chịu kéo dài hơn một tuần, bạn cần liên hệ bác sĩ răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị.

Trường hợp khác, nếu bạn hoàn toàn ổn ngay sau khi điều trị, nhưng bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu tại vị trí hàn sau một thời gian (có thể vài ngày, thậm chí vài năm) thì bạn cũng nên gặp bác sĩ răng hàm mặt để kiểm tra vết trám.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu hàn răng sâu tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo