Nguyên nhân gây suy thận là một trong điều đáng quan tâm trong thời điểm bệnh lý suy thận ngày một rộng rãi và đe dọa tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh suy thận có thể bao gồm phù chân, cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, mất cảm giác thèm ăn hoặc lú lẫn. Vậy nguyên nhân gây suy thận ở 2 nhóm tổn thương cấp tính và mạn tính là gì, hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về suy thận
Đầu tiên, chúng ta nên biết chức năng của thận là gì? Chức năng chính của thận là lọc máu. Khi máu di chuyển trong cơ thể, nó sẽ lấy thêm chất lỏng, hóa chất và chất thải. Thận tách chất thải này khỏi máu và bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu.
Nếu thận không thể thực hiện chức năng này thì người ta gọi đó là suy thận. Bệnh này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Có hai loại suy thận: Tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mãn tính.
Tổn thương thận cấp tính (AKI)
Tổn thương thận cấp (còn gọi là suy thận cấp tính) là khi thận của bạn ngừng hoạt động đột ngột. Nó có thể xảy ra chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
Suy thận cấp không phải lúc nào cũng gây ra tổn thương vĩnh viễn. Nếu bạn được điều trị kịp thời và bạn không có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác thì thận của bạn có thể hoạt động trở lại bình thường.
Triệu chứng của suy thận cấp điển hình như là lượng nước tiểu ít hoặc không có. Các triệu chứng nặng hơn của bệnh như là tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon. Ngoài ra, các dấu hiệu nguy hiểm của suy thận cấp khác bao gồm không ngủ được, động kinh, hôn mê, huyết áp tăng cao hoặc thấp, vết bầm và chảy máu không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây suy thận cấp tính
Có ba lý do chính khiến thận của bạn đột ngột bị hỏng:
Nguyên nhân gây suy thận do ngăn dòng máu đến thận của bạn. Nó có thể là do:
- Nhiễm trùng.
- Suy tim.
- Suy gan.
- Tác dụng phụ của thuốc (aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc chất ức chế COX-2 như Celebrex) hoặc thuốc huyết áp.
- Bỏng nghiêm trọng hoặc mất nước
- Mất máu hoặc mất nước.
Nguyên nhân gây suy thận do ngăn nước tiểu ra khỏi thận:
- Ung thư bàng quang, cổ tử cung, ruột kết hoặc tuyến tiền liệt.
- Cục máu đông trong đường tiết niệu của bạn.
- Một tuyến tiền liệt mở rộng.
- Sỏi thận.
- Tổn thương dây thần kinh trong bàng quang.
Nguyên nhân gây suy thận do trực tiếp làm hỏng thận, như:
- Các cục máu đông
- Cholesterol lắng đọng
- Các loại thuốc có thể gây hại trực tiếp cho thận, bao gồm NSAID như ibuprofen và naproxen, hóa trị và kháng sinh
- Viêm cầu thận (bộ lọc thận bị viêm; có thể do nhiễm trùng, bệnh tự miễn (như lupus ), đau tủy, xơ cứng bì, thuốc hóa trị, kháng sinh hoặc các chất độc khác)
Bệnh thận mãn tính (CKD)
Bệnh thận mãn tính (CKD) có nghĩa là thận của bạn bị tổn thương và không thể lọc máu theo cách mà chúng cần. Căn bệnh này được gọi là “mãn tính” vì tổn thương thận xảy ra từ từ trong một thời gian dài. Bệnh này khiến chất thải tích tụ trong cơ thể bạn.
Suy thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng, có thể kể đến như cảm thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung, chán ăn, mất ngủ, bị chuột rút cơ vào ban đêm, bị sưng phù bàn chân và mắt cá chân, ngứa và cần đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm. Thực tế bệnh nhân có rất ít triệu chứng cho tới khi xuất hiện các tổn thương thận nặng nề.
Nguyên nhân gây suy thận mãn tính
Hai nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính là đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao, gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận và tim, cũng như các mạch máu, mắt và thần kinh. Huyết áp cao hay tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực của máu lên thành mạch máu tăng lên. Nếu huyết áp không được kiểm soát một cách ổn định, thì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh thận mãn tính.
Một số nguyên nhân khác gây ra suy thận
Các bệnh di truyền, chẳng hạn như bệnh thận đa nang, khiến hình thành các u nang lớn trong thận và làm tổn thương các mô xung quanh.
Dị tật bẩm sinh xảy ra khi em bé từ trong bụng mẹ. Ví dụ, một chỗ hẹp có thể xảy ra ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu và khiến nước tiểu chảy ngược lên thận. Việc này gây ra nhiễm trùng và nguy cơ tổn thương thận của bé.
Lupus và các bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy thận
Bất kỳ ai cũng có thể bị suy thận nhưng một số người có nhiều nguy cơ hơn những người khác. Một số điều làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim, suy tim, bệnh mạch vành.
- Bệnh gan
- Tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay và chân (bệnh động mạch ngoại biên)
- Có người thân bị bệnh thận
- Trên 60 tuổi Bệnh gan
- Đã phải nằm viện trong một thời gian, đặc biệt nếu bạn phải nhập viện và được chăm sóc đặc biệt vì một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng suy thận được đề cập ở trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Còn nếu bạn là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy thận, hãy đến khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để được các bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Cảnh báo nguyên nhân gây suy thận mạn ở trẻ, Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Tổn thương thận cấp, WebDM
- Bệnh suy thận mạn, National Kidney Foundation
- Everything You Need to Know About Kidney Failure, Healthline.com