Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có chữa được không ?

Bệnh tim bẩm sinh (hay còn gọi là khuyết tật tim bẩm sinh) là bệnh lý xảy ra do sự bất thường về cấu trúc của tim hay mạch máu lớn, thường xảy ra trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh tim bẩm sinh hiện vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em. Khoảng phân nửa các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện nhẹ hoặc có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

benh-tim-bam-sinh
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ hay khuyết tật tim bẩm sinh là một bất thường về tim có ngay từ khi sinh ra, ảnh hưởng đến cơ tim, các van tim và mạch máu lớn. Bệnh tim bẩm sinh biểu hiện bởi nhiều loại dị tật tim bẩm sinh có thể bao gồm từ các tình trạng đơn giản không gây ra triệu chứng đến các vấn đề phức tạp gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Các phương pháp điều trị, chăm sóc và theo dõi bệnh tim bẩm sinh đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua, vì vậy gần như tất cả trẻ em bị dị tật tim đều sống sót sau khi trưởng thành. Một số cần được chăm sóc liên tục vì khuyết tật tim gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn học tập và làm việc hiệu quả bất chấp tình trạng của họ.


Nhiều bác sĩ phân loại bệnh tim bẩm sinh là bệnh tim bẩm sinh tím tái hoặc bệnh tim bẩm sinh không tím tái. Trong cả hai loại, tim không bơm máu hiệu quả như bình thường. Sự khác biệt chính là bệnh tim bẩm sinh tím tái gây ra lượng oxy trong máu thấp và bệnh tim bẩm sinh không tím tái thì không. Trẻ sơ sinh bị giảm nồng độ oxy có thể bị khó thở và da có màu hơi xanh. Trẻ sơ sinh có đủ oxy trong máu không có các triệu chứng này nhưng chúng vẫn có thể phát triển các biến chứng sau này trong đời, chẳng hạn như huyết áp cao.

Nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Trong hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng của bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, một số điều sau đây được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắt bệnh tim bẩm sinh ở trẻ:

  • Hội chứng Down – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất bình thường của em bé và gây khó khăn trong học tập.
  • Người mẹ bị một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như rubella, trong khi mang thai.
  • Người mẹ dùng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai, bao gồm cả statin và một số loại thuốc trị mụn trứng cá.
  • Người mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai.
  • Người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 kiểm soát kém.
  • Các khuyết tật nhiễm sắc thể khác, trong đó các gen có thể bị thay đổi so với bình thường và có thể được di truyền, phần lớn sẽ đi kèm đa dị tật.
benh-tim-bam-sinh-o-tre
Rubella là bệnh nguy hiểm đối với bà bầu

Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện khi siêu âm thai trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Nếu qua thăm khám, bác sĩ thấy những bất thường về tim trên lâm sàng, họ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán như siêu âm tim, X-quang hoặc chụp MRI. Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng rằng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, họ sẽ mời bác sĩ chuyên khoa phù hợp đến để điều trị cho bé.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến một thời gian ngắn sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị dị tật tim có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Chậm phát triển thể chất: trẻ xanh xao, suy dinh dưỡng, thường gặp ở các bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái – phải hoặc giảm cung lượng tim.
  • Giới hạn vận động: trẻ thường mệt khi bú, ăn, hạn chế các hoạt động thể lực.
  • Triệu chứng hô hấp xuất hiện sớm sau sinh hoặc kéo dài: thở nhanh, co lõm, thở rên.
  • Tím trung ương: tím da và niêm, phát hiện sớm sau sinh hoặc tình cờ phát hiện qua thăm khám lâm sàng.
  • Dấu hiệu bất thường khi thăm khám tim mạch: âm thổi, nhịp tim bất thường…
  • Tình cờ phát hiện bất thường qua các xét nghiệm cận lâm sàng: siêu âm tim thai, X-Quang phổi, ECG…
  • Trẻ có các dị dạng bẩm sinh bên ngoài: vẻ mặt bất thường, gù vẹo cột sống, sứt môi, chẻ vòm, đa dị tật…
  • Nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần: thường gặp ở những trẻ có bệnh TBS tăng lưu lượng máu lên phổi.

Chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Để chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh và đưa ra hướng xử trí phù hợp và kịp thời, các bác sĩ thường dựa chủ yếu vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhi trên lâm sàng để đưa ra chẩn đpán chính xác. Nếu trên lâm sàng các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ sẽ đưa ra xét nghiệm phù hợp để đi đến chẩn đoán cuối cùng. Một số xét nghiệm thường được các bác sĩ sử dụng gồm:

  • Siêu âm tim: siêu âm thai là một công cụ thường được sử dụng rộng rãi trong mỗi tam cá nguyệt khi thai phụ đến khám bác sĩ, để theo dõi cũng như tìm ra những bất thường trong thai kỳ mà bé mắc phải. Đặc biệt trong 2 tháng đầu thai kỳ, siêu âm đã có thể phát hiện những bất thường dị tật tim thai.
  • X-quang: X-quang tim thường ít được sử dụng hơn trong thai kỳ vì tác dụng phụ của tia X có thể làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. X-quang thường được dùng ở trẻ em và người lớn để tìm những bất thường của tim thông qua hình ảnh một chiều.
  • MRI: thường ít được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh tim bẩm sinh nếu được chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng của bệnh và quyết định xử lý để tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bé ngay sau sành và những biến chứng không đáng có sau này.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở đâu?

Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không?

Điều trị bệnh tim bẩm sinh thường phụ thuộc vào khiếm khuyết mà trẻ mắc phải. Các khuyết tật được bác sĩ đánh giá là nhẹ, thường không cần điều trị, vì chúng có thể tự cải thiện và có thể không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác. Phẫu thuật hoặc thủ thuật can thiệp thường được sử dụng nếu khiếm khuyết là nghiêm trọng và khả năng đem lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ về sau. Các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại thường có thể khôi phục hầu hết hoặc tất cả chức năng bình thường của tim.

Tuy nhiên, những người bị bệnh tim bẩm sinh thường cần thăm khám, điều trị trong suốt cuộc đời và do đó cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi bệnh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Điều này là do những người có vấn đề phức tạp về tim có thể phát triển thêm các vấn đề về nhịp tim hoặc van tim theo thời gian.

Hầu hết các thủ thuật can thiệp và phẫu thuật không được coi là cách chữa bệnh đối với bệnh tim bẩm sinh. Khả năng sinh hoạt của người bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị hạn chế và có thể họ cần điều trị lâu dài theo lời khuyên của bác sĩ để bảo vệ mình tránh khỏi bị nhiễm trùng làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch có tại Docosan

Kết luận

Bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở 2-3% dị tật ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường được chẩn đoán trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ và bé cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời các bất thường về tim của bé trong thai kỳ và cả trong những năm tháng đầu đời. Bậc cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng kể trên để đưa trẻ đến bác sĩ điều trị kịp thời, tránh những vấn đề về sau.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Kết luận

Bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở 2-3% dị tật ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường được chẩn đoán trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ và bé cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời các bất thường về tim của bé trong thai kỳ và cả trong những năm tháng đầu đời. Bậc cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng kể trên để đưa trẻ đến bác sĩ điều trị kịp thời, tránh những vấn đề về sau.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo