Tổng quan về phương pháp xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA (CarcinoEmbryonic Antigen) là một loại protein được tìm thấy trong các mô của thai nhi đang phát triển. Nồng độ CEA trong thai nhi rất cao nhưng thường giảm xuống rất thấp hoặc mất hẳn sau khi sinh. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh ung thư (đặc biệt là bệnh ung thư tế bào biểu mô đại trực tràng, dạ dày, phổi, tuyến tụy v.v.) có thể tăng CEA trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, hãy cùng Docosan tham khảo nội dung dưới đây.

Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA giúp định lượng CEA trong máu và đôi khi là trong các chất dịch cơ thể khác. CEA là một được xem như một chỉ dấu ung thư, chất do tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường tạo ra để phản ứng với bệnh ung thư trong cơ thể.

Nồng độ CEA cao có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư, bao gồm ung thư đại tràng và trực tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, phổi, tuyến giáp hoặc gan. Nồng độ CEA cũng cao trong một số bệnh lý không phải ung thư, chẳng hạn như xơ gan, u xơ tuyến vú và khí phế thũng.

xét nghiệm cea
Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA không được sử dụng để tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư. Nhưng nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, xét nghiệm CEA có thể giúp theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh nhân và / hoặc giúp tìm hiểu xem bệnh đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể hay chưa.

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA có thể được áp dụng để:

  • Theo dõi việc điều trị một số loại ung thư, bao gồm ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, phổi, tuyến giáp và gan.
  • Đánh giá giai đoạn ung thư của bệnh nhân. Nồng độ CEA gián tiếp phản ánh kích thước của khối u và mức độ di căn của ung thư.
  • Đánh giá ung thư có tái phát sau khi điều trị hay không.
xét nghiệm cea
Xét nghiệm CEA để theo dõi việc điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư đại tràng

Ai nên xét nghiệm CEA?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bạn cần thực hiện xét nghiệm CEA trước khi bắt đầu điều trị và thường xuyên trong suốt quá trình trị liệu. Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Bạn cũng có thể cần xét nghiệm CEA sau khi hoàn thành điều trị và trong giai đoạn theo dõi sau đó để bác sĩ xác định liệu ung thư có tái phát hay không.

xét nghiệm cea
Xét nghiệm CEA không được sử dụng để tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư

Thực hiện xét nghiệm CEA

Lấy mẫu xét nghiệm CEA tương tự như xét nghiệm máu thông thường. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay bằng ống kim tiêm và cho vào ống nghiệm chuyên dụng. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích. Quá trình này thường mất tối đa hơn năm phút.

Đôi khi, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm CEA trong dịch não tủy hoặc từ dịch màng bụng, dịch màng phổi. Đối với những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu dịch nhỏ bằng cách sử dụng dụng cụ chọc dò. Những loại chất lỏng có thể được kiểm tra:

  • Dịch não tủy (Cerebrospinal fluidCSF): Chất lỏng trong suốt, không màu xung quanh tủy sống.
  • Dịch màng bụng: Chất lỏng trong ổ bụng.
  • Dịch màng phổi: Chất lỏng giữa hai lá màng phổi, bao quanh phổi.

Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm các loại dịch khác trong cơ thể.

xét nghiệm cea
Thực hiện xét nghiệm CEA như thế nào?

Rủi ro khi xét nghiệm CEA

Hầu hết các xét nghiệm CEA đều rất an toàn. Tuy nhiên bạn có thể gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ như sau:

  • Xét nghiệm máu: Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí tiêm, nhưng tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Xét nghiệm dịch não tủy (CSF): Bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc nhức ở lưng tại vị trí kim được đưa vào. Một số người bị chứng đau đầu sau chọc dò cột sống thắt lưng.
  • Xét nghiệm dịch màng bụng: Bạn có thể cảm thấy hơi chóng mặt hoặc choáng váng sau khi làm thủ thuật. Bạn cũng có thể có nguy cơ nhỏ bị tổn thương ruột hoặc bàng quang do thủ thuật, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm dịch màng phổi: Bạn sẽ có nguy cơ nhỏ bị tổn thương phổi, nhiễm trùng hoặc mất máu.

Kết quả xét nghiệm CEA

Nếu xét nghiệm CEA được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị ung thư, kết quả có thể cho thấy:

  • Nếu nồng độ CEA thấp: nghĩa là khối u có kích thước nhỏ, có thể chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
  • Nếu nồng độ CEA cao: nghĩa là khối u lớn hơn, có thể đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
xét nghiệm cea
Kết quả xét nghiệm CEA

Nếu bạn đang được điều trị ung thư, kết quả này có thể cho thấy:

  • Nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao so với trước điều trị: Điều này có nghĩa là khối u không đáp ứng với điều trị.
  • Nồng độ CEA ban đầu cao nhưng sau đó giảm xuống: Điều này có nghĩa là khối u đang thu nhỏ dần, phương pháp điều trị có hiệu quả.
  • Nồng độ CEA có giảm so với trước khi điều trị, nhưng sau đó tăng lên: Điều này có nghĩa là ung thư đã tái phát sau khi được điều trị.

Nếu kết quả xét nghiệm dịch ở những nơi khác trong cơ thể (dịch não tủy, màng bụng hoặc màng phổi) cho thấy nồng độ CEA cao, có thể là ung thư đã di căn đến khu vực đó.

Lưu ý rằng nhiều bệnh ung thư không làm tăng nồng độ CEA trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm CEA là bình thường, bạn vẫn có thể bị ung thư. Ngoài ra, nồng độ CEA cũng cao trong một số bệnh lý khác không phải ung thư. Những người hút thuốc lá thường có mức CEA cao hơn bình thường. Do đó không thể dựa vào nồng độ CEA để sàng lọc hoặc chẩn đoán ung thư mà phải phối hợp thêm nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chẩn đoán.

Phòng khám tư vấn và xét nghiệm CEA

  • Phòng khám Golden Healthcare, Tân Bình, TP.HCM.
  • Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag, Quận 10 TP.HCM.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế TIMEC, Bình Tân, TP.HCM.
  • Phòng khám DHA Healthcare, Quận 3, TP.HCM

Để chẩn đoán chính xác nhất, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi khám lâm sàng và xem xét kết quả, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết v.v. để khẳng định chẩn đoán.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: CEA Test – medlineplus.gov

Contact Me on Zalo