Ung thư là gì? Kiến thức tổng quan về tế bào ung thư

Ung thư là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới, tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong điều trị và sàng lọc ban đầu, tỉ lệ tử vong đang ngày càng cải thiện đối với nhiều loại ung thư.

Ung thư là gì?

Ung thư là tên gọi chung của nhóm các bệnh lý diễn ra do sự phân chia và phát triển bất thường không kiểm soát của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào bất thường này có thể phát triển tại chỗ tạo khối u chèn ép các cơ quan, xâm lấn sang các cơ quan lân cận và di căn xa đến những cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu và bạch huyết tùy vào giai đoạn bệnh.

Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều được quản lý một cách nghiêm ngặt bằng các quá trình điều hòa, các tế bào già sẽ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới tương ứng để đảm bảo hoạt động của các cơ quan. Cơ chế này ở các tế bào ung thư không còn được đảm bảo, các tế bào này thiếu các yếu tố chỉ thị chết khiến chúng trở nên “bất tử” và phân chia không kiểm soát dẫn đến bệnh ung thư.

Có hàng trăm loại ung thư khác nhau tùy thuộc vào cơ quan mà số xuất hiện và bản chất tế bào mà nó phát sinh. Các bệnh lý này thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh, ví dụ: Ung thư phổi, ung thư đại tràng,… Ung thư cũng có thể được gọi theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô, ung thư mô liên kết.

Đa phần các loại ung thư đều biểu hiện thành những khối u đặc. Bên cạnh đó các bệnh lý ung thư máu hay còn gọi là các bệnh lý huyết học ác tính thì không tạo thành khối u. Bên cạnh đó, không phải khối u hay bướu nào cũng là ung thư, bản chất của các khối u trong ung thư là ác tính. U ác có khả năng xâm lấn sang các mô lân cận và di căn xa đến các cơ quan khác qua đường máu và bạch huyết, các u được hình thành thứ phát qua cơ chế này gọi là u di căn. Trái lại, các u lành tính không ung thư thường có sự tách biệt với các mô xung quanh, khiến cho việc loại bỏ chúng bằng phẫu thuật dễ dàng hơn, ít tái phát.

Các đặc điểm của tế bào ung thư

Tế bào ung thư có nhiều điểm khác biệt với tế bào bình thường, chính những khác biệt này khiến chúng có khả năng gây bệnh cho người.

  • Sự biệt hóa: Đây là một khác biệt căn bản giữa tế bào ung thư và tế bào lành. Tế bào thường được sinh ra và được biến đổi để có có thể đảm nhiệm những chức năng nhất định, đây gọi là quá trình biệt hóa. Các tế bào ung thư kém biệt hóa nên không có chức năng và chỉ sinh sản không kiểm soát.
  • Chết theo chương trình (apoptosis): Đây là quá trình giúp cơ thể loại bỏ các tế bào già và không cần thiết. Tế bào ung thư không bị ảnh hưởng bởi chu trình này nên không chết đi như các tế bào bình thường.
  • Sinh mạch máu: Các tế bào ung thư có khả năng phát ra các tính hiệu khiến cơ thể hình thành các mạch máu đến nuôi chúng. Cũng chính cơ chế này khiến chúng có thể rơi vào mạch máu và di căn xa đến các vùng khác của cơ thể.
  • Tương tác với hệ miễn dịch: Dù có những khác biệt trên, tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn là một tế bào từ cơ thể của chính chúng ta, nên nó có khả năng ẩn mình trước sự truy quét của hệ miễn dịch.
Ung thư .2
Tính sinh mạch máu của tế bào ung thư

Những nguyên nhân gây ung thư

DNA là chứa bộ gen quy định các tính chất của tế bào, các đột biến xảy ra làm thay đổi bộ gen có khả năng sinh ra tế bào ung thư. Các đột biến xảy ra như một lỗi của quá trình phân chia theo một tỷ lệ nhất định là một điều tất yếu.

• Lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn như rượu bia quá mức, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay bị cháy nắng thường xuyên, bị béo phì, quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần dẫn đến các bệnh lý ung thư khác nhau.
• Do di truyền: Nếu ung thư là phổ biến trong một gia đình, có thể các đột biến có khả năng sinh ung đang được di truyền qua các thế hệ trong gia đình đó. Tuy nhiên, việc mang một đột biến di truyền không luôn luôn khiến bạn mắc ung thư.
• Một số bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
• Một số loại virus có thể gây nên các đột biến dẫn đến ung thư trong tương lai như HPV, HBV, EBV…
• Ô nhiễm môi trường: Các hóa chất độc hại trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Hít khói thuốc thụ động là một ví dụ cho nguyên nhân này. Các chất độc hại trong nhà hoặc nơi làm việc như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Phòng ngừa ung thư

Hầu như không có phương pháp nào để ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư. Nhưng bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ ung thư của bản thân:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh phơi nắng quá nhiều. Sử đồ che chắn hoặc bôi kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn đủ các chất dinh dưỡng nhất là các thực phẩm bổ sung vitamin E tự nhiên giúp chống lại quá trình lão hóa. Hạn chế ăn quá mặn, quá béo. Ăn điều độ phù hợp với nhu cầu năng lượng của cơ thể
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Duy trì vóc dáng cân đối.
  • Khám tầm soát phát hiện sớm ung thư.
  • Tiêm chủng: chích vaccine phòng ngừa các loại virus có nguy cơ gây ung thư.

Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan

Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Ung thư là một bệnh lý diễn tiến thầm lặng, ít khi có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Từ bỏ các thói quen có hại và thực hiện lối sống lành mạnh đóng vai trò tiên quyết trong phòng ngừa ung thư. Tầm soát ung thư định kỳ khi bạn là người có yếu tố nguy cơ (tùy từng loại ung thư) là điều cần thiết, khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ tư vấn các thủ thuật, xét nghiệm tầm soát.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu ung thư tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo