Các phương pháp điều trị vảy nến an toàn và hiệu quả

Vảy nến là một bệnh lý viêm da mạn tính do nhiều gen chi phối qua trung gian miễn dịch. Điều trị vảy nến cần được thực hiện một cách chính xác sau khi đã chẩn đoán ra bệnh. Vì đây là bệnh mạn tính nên việc điều trị cần sự tuân thủ chấp hành đến từ người bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh lý viêm da mạn tính, tần suất gặp trong khoảng 2-3% dân số trên toàn thế giới. Bệnh do nhiều gen chi phối qua trung gian miễn dịch. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh gần như ngang nhau, khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 20-30 và 50-60. một số nghiên cứu cho rằng 75% bệnh nhân khởi phát triệu chứng trước 40 tuổi.

Tiền sử gia đình chiếm phần lớn các ca bệnh vảy vảy nến được ghi nhận. Ví dụ nếu cả cha và mẹ đều mắc thì nguy cơ cho con của họ là 41%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cũng mắc là 14%. Nghiên cứu trên các cặp song sinh ghi nhận tỉ lệ 72% cùng mắc bệnh nếu là sinh đôi cùng trứng, 22% cho sinh đôi khác trứng.

điều trị vảy nến
Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến hiện nay

Bệnh gây ra do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, yếu tố tác động từ môi trường và sự rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải (ví dụ HIV/AIDS…).

Điều trị vảy nến cần lưu ý gì?

Một trong những điều người bệnh cần thực hiện sớm nhất đó là phương pháp điều trị sử dụng trực tiếp trên da: dầu gội có tẩm thuốc, kem, gel, nước thơm, bọt, dầu, thuốc mỡ và xà phòng. Bạn có thể mua một số sản phẩm này không cần kê đơn, nhưng những sản phẩm mạnh hơn cần có đơn thuốc phải cần đến sự chỉ định của bác sĩ.

Đầu tiên phải loại trừ các yếu tố làm bệnh khởi phát hoặc trở nặng như chấn thương, nhiễm trùng, thuốc, stress… Sau đó lựa chọn các chiến lược điều trị phù hợp. Ưu tiên phối hợp các loại thuốc để tăng khả năng hiệp đồng và giảm tác dụng phụ của thuốc. Điều trị theo giai đoạn bệnh, tấn công để làm sạch thương tổn sau đó về lại liều duy trì để ổn định cho người bệnh.

điều trị vảy nến
Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

Bệnh nhân vảy nến không được tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sỹ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn. Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến là rất quan trọng. Bệnh nhân cần giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da. Trẻ bị bệnh vảy nến cũng cần tránh cào gãi, chà xát tổn thương da vì có thể làm nặng bệnh thêm.

Cần giữ độ ẩm ổn định cho vùng da bị tổn thương, có thể bôi dưỡng ẩm phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ 3 lần một ngày. Bôi khi da bị khô hoặc sau khi tắm rửa. Đối với các mảng vảy không được gãi dù có ngứa hay không vì nguy cơ tổn thương sẽ trầm trọng hơn thậm chí có nguy cơ bội nhiễm.

Các phương pháp điều trị vảy nến

Điều trị tại chỗ bao gồm thuốc bôi corticorsteroid (thường kết hợp dẫn xuất vitamin D, retinoid, acid salicylic,…), dẫn xuất vitamin D3, thuốc bôi kết hợp corticorsteroid và vitamin D3, anthralin, dẫn xuất của retinoid như tazarotene, các chất dưỡng ẩm làm mềm da …. dùng trong các trường hợp vẩy nến nhẹ đến trung bình.

Trong các trường hợp vảy nến trung bình đến nặng, cân nhắc sử dụng các biện pháp quang trị liệu và quang hóa trị liệu.

điều trị vảy nến
Bệnh vảy nến mức độ nặng có thể áp dụng phương pháp quang trị liệu

Khi bệnh diễn tiến tới giai đoạn nặng mà không đáp ứng với điều trị tại chỗ hay quang hóa trị liệu, cân nhắc sử dụng biện pháp điều trị toàn thân như methotrexate, cycloporine A, retinoid toàn thân, thuốc sinh học ức chế thụ thể, …

Điều trị vảy nến thông qua giáo dục sức khỏe

  • Điều cần làm là giúp bệnh nhân hiểu rõ tính chất cũng như tiên lượng bệnh để giữ vững sức khỏe tinh thần, tâm lý “sống hcung” với bệnh vì bệnh vảy nến là một căn bệnh mạn tính.
  • Giữ cho sức khỏe tổng trạng thật tốt với chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh.
  • Tránh tuyệt đối các yếu tố nguy cơ làm bùng phát đợt cấp của bệnh.
  • Chú ý tình trạng sức khỏe của bản thân để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh, biến chứng khớp, đỏ da toàn thân, bệnh lý kèm theo.
  • Nếu có sử dụng thuốc lá trước đó thì nên ngưng ngay.
  • Tránh sử dụng rượu bia.
  • Thoải mái tinh thần, tránh để bị stress.
  • Thực hiện tuân thủ chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, không tự ý mua thuốc, đổi thuốc.
điều trị vảy nến
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để phòng ngừa bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do nhiều gen chi phối qua trung gian miễn dịch khi tương tác với các yếu tố nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài. Việc xây dựng các chiến lược điều trị, phối hợp các phương pháp điều trị như phối hợp thuốc, điều trị theo giai đoạn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời người bệnh cũng phải tuân thủ các hướng dẫn, dặn dò và chu trình điều trị được đề ra.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. TS. BS. Nguyễn Trọng Hào, Bệnh vảy nến, Bài giảng bộ môn Da liễu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  2. Psoriasis – Symptoms and causes, Mayo Clinic
  3. Điều trị vảy nến, Easup.daklak.gov.vn
Contact Me on Zalo