Da nhiễm corticoid là một tình trạng thường gặp trong giới làm đẹp do sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm có hàm lượng corticoid cao, không rõ nguồn gốc nhưng được tiêu thụ với số lượng lớn bởi sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng. Nếu làn da của bạn xuất hiện các dấu hiệu da nhiễm corticoid hãy ngưng dùng sản phẩm và đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra tình trạng da, điều trị kịp thời. Hãy cùng Docosan tìm hiểu chứng da nhiễm corticoid để nhanh chóng có lại làn da mạnh khỏe nhé.
Tóm tắt nội dung
Corticoid là gì?
Corticoid trong y khoa được định nghĩa là thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vấn đề nổi cộm hiện nay đó chính là lạm dụng corticoid trong các sản phẩm mỹ phẩm, “kem trộn”, “kem làm trắng da” với quảng cáo giúp làm trắng da nhanh và rẻ – hậu quả là để lại những tai nạn khôn lường.
Corticoid còn có tên khác là corticosteroid hay glucocorticosteroid (GC). Corticoid tỏng cơ thể sản xuất từ vùng bó ở vỏ tuyến thượng thận dưới 2 dạng hoạt chất là hydrocortison (Cortisol) và Cortison. Hai chất này có tác động lên các tế bào thông qua cơ chế chuyển hóa carbohydrate, protein (đạm) và lipid (chất béo).
Corticoid tổng hợp (nhân tạo) được tổng hợp dựa theo cấu trúc và chức năng của corticorsteroid tự nhiên, dưới nhiều dạng hoạt chất khác nhau và được sử dụng ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong y học.
Các thuốc thuộc nhóm corticoid dù nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp đều mang những đặc điểm và tác dụng gần như ngang nhau, khác biệt thường rơi vào mức độ chống viêm, khả năng giữ muối nước và thời gian tác động của từng loại.
Việc lạm dụng corticoid có thể gây tác dụng ngược, khiến da nhiễm corticoid làm tệ đi tình trạng da tùy vào mức độ nghiêm trọng
Nguyên nhân khiến da nhiễm corticoid
Ở Việt Nam, viêm da nhiễm corticoid thường do sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc chứa hàm lượng lớn, corticoid , có thể kể đến các loại sản phẩm như kem trộn, rượu thuốc, kem ủ da, kem dưỡng,…
Cùng với trào lưu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tại nhà (skincare), những sản phẩm chứa hàm lượng corticoid cao được quảng cáo với những dòng tít rầm rộ, thu hút sự tin dùng của nhiều người nhẹ dạ cả tin như hiệu quả làm trắng da cấp tốc, nâng tone da trong vòng 3 ngày, trị mụn thần thánh, trị thâm nám cấp tốc, chống lão hóa da, trẻ hóa làn da như tuổi đôi mươi.
Các sản phẩm này được bán tràn lan, không hề có sự kiểm soát từ các cơ quan quản lý trên các mạng xã hội (dưới hình thức livestream) hay các trang thương mại điện tử, tại các spa làm đẹp dưới dạng hàng có dán nhãn công ty.
Kem trộn hay rượu thuốc thường được bào chế bằng rất nhiều thành phần bao gồm kháng sinh, hoạt chất kháng viêm và các hoạt chất khác như aspirin, lincomycin, vitamin C, vitamin E, vitamin PP, alpha arbutin, acid salicylic (BHA), Axit Alpha Hydroxy (AHA), hydroquinone, glutathione, retinol, tretinoin, … và đặc biệt là sự hiện của corticoid, chúng được hòa trộn với nhau một cách bừa bãi, không theo một công thức cụ thể, hàm lượng các chất được cho vào dưới dạng ước chừng theo kinh nghiệm và không thể xác định thành phần từng chất chính xác bên trong.
Do đó, khi sử dụng các sản phẩm “trộn” này trong một thời gian dài sẽ để lại rất các biến chứng khôn lường trên da. Bên cạnh đó, viêm da, da nhiễm corticoid cũng bắt nguồn từ việc người bệnh sử dụng lâu dài các thuốc có thành phần là corticoid theo toa thuốc của bác sĩ quá thời gian cho phép mà không tái khám để kiểm tra và cân chỉnh thuốc.
5 dấu hiệu da bị nhiễm corticoid
Hiệu quả của một phần các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều corticoid đó là làn da sẽ có những cải thiện nhanh chóng như trở nên căng mịn, trắng lên có thể thấy bằng mắt thường chỉ trong vài ngày, mờ nám, tình trạng mụn cũng được thuyên giảm tương đối. Tuy nhiên, sau khi dùng các sản phầm này được một thời gian hoặc ngưng sử dụng đột ngột hay đổi sang sản phẩm khác sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh lý viêm da một cách rầm rộ. Một số dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid thường thấy như sau:
- Da khô, có dấu hiệu bong tróc thành từng mảng nhỏ: đây là dạng tổn thương nhẹ thường gặp của việc sử dụng corticoid, vì người dùng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn cùng với nồng độ corticoid thấp. Lúc này, bề mặt da sẽ có một số hiện tượng như bong từng mảng da nhỏ (giống lột da), da mặt sần nhẹ, cảm giác ngứa hoặc châm chích râm ran vùng da bôi sản phẩm. Đối với rượu thuốc, hiện tượng thường gặp là da sưng lên sau 20-30 ngày sử dụng, bong da nhiều từng mảng lớn, lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương nặng nề.
- Viêm da cấp tính: xuất hiện các nốt mụn mủ li ti ồ ạt trên toàn bộ bề mặt da, một số trường hợp có tiết dịch vàng nâu đi kèm cảm giác đau nhức, châm chích dữ dội. Viêm da cấp tính nếu không được thăm khám kĩ lưỡng và điều trị kịp thời bởi bác sĩ da liễu thì da sẽ bị tổn thương ngày một nặng nền kèm theo các mảng, vệt sẩn đỏ dày đặc, lâu dài sẽ để lại thâm và đặc biệt là sẹo khó hồi phục.
- Giãn mạch máu: các sản phẩm chứa nhiều corticoid sẽ gâ hiện tượng giãn mao mạch nhỏ dưới da đặc biệt khi sử dụng lâu dài, khoảng >1 năm. Da thường xuyên bị ửng đỏ, dễ bị kích ứng với các tác nhân từ môi trường. Ngoài ra da còn có thể bị căng tức, sưng phù do hiện tượng giữ nước và có cảm giác châm chích như đàn kiến bò.
- Viêm da tiết bã và mụn trứng cá: da căng bóng, bã nhờn tiết ra nhiều kèm nổi mụn đồng loạt. Người bệnh cảm thấy da trở nên nóng đỏ, đau rát, châm chích kiến bò.
- Viêm da kích thích: biến chứng nặng nề nhất, người bệnh cảm thấy da ửng đỏ kèm cảm giác bỏng rát, đau nhức dữ dội kể cả khi không tác động lên bề mặt. Đồng thời da trở nên khô, bong tróc và đóng vảy thành mảng rơi rụng. Mụn nước có thể nổi ồ ạt kèm theo dịch vàng nâu, có mủ do bội nhiễm vi trùng.
Điều trị viêm da nhiễm corticoid
Mục tiêu điều trị là giải quyết tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm kèm theo, giảm viêm, phục hồi hàng rào bảo vệ da thích hợp cho từng trường hợp bệnh và điều kiện kinh tế của người bệnh. Bên cạnh đó, việc cải thiện chu trình skincare (chăm sóc da tại nhà) cũng đóng vai trò nhất định trong việc giảm thiểu các tác động làm tổn thương da và giúp làn da của người bệnh phục hồi nhanh hơn.
- Vệ sinh da mặt mỗi ngày bằng nước sạch hoặc một số loại sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da, ưu tiên các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, pH ổn định để tránh gây kích ứng.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và tóc chính hãng, phù hợp. Ngưng sử dụng nếu da có xuất hiện tình trạng châm chích, rát, khô, ngứa và bong vảy.
- Sử dụng biện pháp dưỡng ẩm da phù hợp: ưu tiên các sản phẩm không có hương liệu, tính chất dịu nhẹ thân thiện với da.
- Hạn chế trang điểm: trường hợp bắt buộc cần đến trang điểm, ưu tiên dùng các sản phẩm dạng gel, lỏng để da không bị bí tắc.
- Hạn chế chà xát da mặt quá mạnh lúc vệ sinh, tránh chạm tay vào vùng da tổn thương để tránh bội nhiễm.
- Hạn chế các tác động của ánh nắng mặt trời: bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên (ở Việ Nam nên dùng các sả phẩm có SPF từ 50), không chứa hương liệu.
- Hạn chế stress: stress là một trong những nguyên nhân làm phát ban mụn trứng cá do corticoid một cách nặng nề.
Tùy vào từng loại corticoid và liều lượng của nó trong các sản phẩm dán mác kem trộn hay rượu thuốc, tổng thời gian sử dụng, tình trạng da hiện tại mà các mức độ tổn thương do nhiễm corticoid sẽ khác nhau trên từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, khi nghi ngờ da nhiễm corticoid, bạn cần thăm khám các bệnh viện, phòng khám da liễu để được tư vấn, chỉ định phác đồ điều trị phù hợp phù hợp cho từng bệnh nhân. .
Điều trị da nhiễm corticoid ở đâu cho an toàn?
- Phòng khám chuyên khoa da liễu Trần Thịnh – Q.5
- Saigon Rejuvenation Center – Q.3
- Phòng khám đa khoa Tâm Phúc – Q. Gò Vấp
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu chứng da nhiễm corticoid tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.