Bài viết được trích nguồn trực tiếp và dịch từ trang E27
Năm 2019 là thời điểm khởi đầu sự hoành hành của chủng virus Corona, tuy nhiên cũng là năm chào đón một loạt những nhà lãnh đạo nữ, những người đã khơi dậy sự đổi mới trên mọi mặt trận.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận vốn đối với các công ty khởi nghiệm do phụ nữ lãnh đạo. Tuy nhiên, đã có một xu hướng toàn cầu của các nhà đầu tư đặt cược và những “người phụ nữ kỳ diệu” này.
Số tiền được đầu tư vào các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo đạt 46,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm trước và gấp hơn 15 lần so với năm 2010.
Cuộc thi “She Loves Tech” đã mang lại hơn 250 triệu đô la Mỹ tài trợ cho khoảng 5,000 công ty khởi nghiệp tập trung vào phụ nữ trên 40 quốc gia. Autralian Aid và Frontiers Lab Asia cũng đã tài trợ một chương trình đào tạo cho các nhà đầu tư đẩu khám phá các cơ hội đầu tư qua lăng kính giới tính.
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về các công ty khởi nghiệp do phụ nữ sáng lập hoặc đồng sáng lập ở Đông Nam Á, dưới đây là danh sách 27 công ty khởi nghiệp nổi bật được thành lập trong ba năm qua:
- Bà Helga Angelina Tjahjadi, Công ty Green Rebel
Được đồng sáng lập bởi Yada Piyajomkwan, Ajaib vào năm 2020, công ty Green Rebel là một công ty khởi nghiệp về công nghệ thực phẩm Indonesia chuyên tạo ra các loại thịt nhân tạo có nguồn gốc từ thực vật phù hợp với khẩu vị của người Đông Nam Á.
Công ty này quảng bá việc sử dùng các loại thực phầm có nguồn gốc địa phương và đang nỗ lực thiết lập thương hiệu trên toàn thế giới bắt đầu từ một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới. Mục đích của công ty là để cung cấp cho khách hàng sản phẩm thịt mà không làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe bản thân.
Đầu năm nay, Green Rebel đã kiếm được 2 triệu đô la Mỹ trong một vòng kêu gọi đầu tư do Teja Ventures và Unovis Asset Management, một nhà đầu tư về protein thay thế toàn cầu. - Bà Yada Piyajomkwan, Công ty Ajaib
Được thành lập vào năm 2019, công ty môi giới trực tuyến Ajaib có trụ sở tại Indonesia cho phép người tiêu dùng mua và bán cổ phiếu, ETF và quỹ tương trợ. Tập đoàn Ajaib tuyên bố họ đã mở ra cánh cửa để tiếp cận với các công cụ đầu tư an toàn, đáng tin cậy với giá cả phải chăng.
Công ty này được đồng sáng lập bởi Yada Piyajomkwan, người nằm trong danh sachs 30 Under 30 Asia (Tài chính và đầu tư mạo hiểm) của Forbes năm 2020.
Vào tháng 3 năm 2020, công ty đã kết thúc vòng series A trị giá 90 triệu đô la Mỹ với khoản gia hạn 65 triệu đô la Mỹ do Ribbit Capital dẫn đầu. - Bà Marcellina Claudia Kolonas, Công ty Pluang
Vào năm 2020, Marcellina Claudia Kolonas, người có 5 năm kinh nghiệm làm cố vấn đầu tư, đã đồng sáng lập ra nền tảng công nghệ tài chính Pluang. Nó cung cấp khả năng tiếp cận hàng hóa tài chính dễ dàng và hợp lý cho người dân nói chung.
Công ty có trụ sở tại Indonesia này đặt mục tiêu tằng cường khả năng tài chính tại Indonesia, đất nước với khoảng 2 tỷ người. Như Kolonas nói, người dùng có thể mở một tài khoản tiết kiệm với số tiền ít nhất là 50 xu.
Openspace Ventures đã dần đầu vòng gọi vốn trước series B trị giá 20 triệu đô la Mỹ gần đây với sự tham gia của Go Ventures và sự trở lại của các nhà đầu tư khác. Công ty sẽ sử dụng nguồn tiền này để tạo ra các sản phẩm tài chính bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm cả trái phiếu của chính phủ. - Bà Roolin Njotosetiadi, Công tyt Logisly
Được đồng sáng lập bởi Giám đốc điều hành Roolin Njotosetiadi vào năm 2020, Logisly là một nền tảng logistic kỹ thuật số B2B liên kết các chủ hàng và các xe tải từ mạng lưới các doanh nghiệp vận chuyển.
Mục tiêu của công ty chính là giảm chi phí vận chuyển bằng cách tăng cường vận dụng xe tải và mang lại sự chắc chăn hơn trong quản lý chuỗi cung ứng, chủ yếu thông qua mạng lưới vận tải đang tin cậy rộng, tính minh bạch và sự tự động hóa.
Hiện tại, công ty đã hợp tác được với hơn 800 công ty vận tải đường bộ (với hơn 40,000 đội xe) và 300 chủ hàng từ nhiều ngành khác nhau, từ sản phẩm tiêu dùng nhanh, hóa chất, xây dựng, thương mại điện tử,…
Năm ngoái công ty khởi nghiệp này đã nhận được khoản đầu tư Series A trị giá 6 triệu đô la Mỹ do Monk’s Hill Ventures dẫn đầu để hỗ trợ Indonesia hợp lý hóa hoạt động logistic của mình. - Bà Elsa Chandra, Công ty Bonza
Công ty Bonza, được đồng sáng lập bởi Elsa Chandra, một cựu giám đốc điều hành của Traveloka, là một công ty khởi nghiệp về phân tích Dữ liệu lớn của Indonesia. Trong giao diện người dùng của Bonza, các tổ chức có thể tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau vào một nguồn duy nhất và xây dựng và triển khai các mô hình Tư duy thuật toán.
Phương pháp tiếp cận không mã code của Bonza để phân tích dữ liệu và triển khai AI giúp các nhóm kỹ thuật và phi kỹ thuật xây dựng và triển khai các giải pháp theo hướng dữ liệu trên quy mô lớn.
Vào tháng 5 năm 2021, Bonza đã huy động được vòng tài trợ 2 triệu đô la Mỹ do nhà đầu tư East Venture dẫn đầu. - Bà Dayu Dara Permata, Công ty Pinhome
Được Dayu Dara Permata thành lập vào năm 2020, công ty Pinhome tận dụng công nghệ tiên tiến để làm cho các giao dịch bán, mua và cho thuê bất động sản trên nền tảng của mình trở nên đơn giản, hiệu quả và minh bạch hơn.
Mục tiêu của công ty là loại bỏ những trở ngại của người mua và người bán trong khi thực hiện các giao dịch bất động sản bằng cách mang lại trải nghiệm người dùng “tốt nhất có thể”.
Kể từ khi thành lập, số lượng nhân viên của Pinhome đã tăng lên hơn 200 nhân viên. Vào đầu năm 2021, công ty đã huy động được 25 triệu đô la Mỹ trong vòng tài trợ Series A từ các nhà đầu tư. - Bà Tita Ardiati, Công ty Mindtera
Nền tảng giáo dục kỹ thuật số Mindtera được thành lập vào năm 2021 bởi cựu quản lý Nielsen, Tita Ardiati. Nền tảng này tập trung vào trí thông minh và kỹ năng sống. Nền tảng này cung cấp các giáo trình học tập phát triển cá nhân trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống như gia đình, tình yêu và công việc, cho phép mọi người điều hướng cuộc sống một cách có tổ chức tốt hơn.
Phục vụ cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, với mục đích giải quyết khoảng cách giữa kỹ năng cứng và trí tuệ cảm xúc (EQ) bằng cách thiết kế và phát triển các chương trình giảng dạy và công cụ xoay quanh phương pháp đa trí thông minh độc quyền của mình, bao gồm trí tuệ cảm xúc, xã hội và thể chất.
Tháng trước, công ty đã tích lũy được nguồn vốn do East Ventures dẫn đầu. - Bà Stefanie Irma, Công ty DishServe
Bà Stefanie Irma đồng xây dựng DishServe vào năm 2020 là một mạng lưới nhà bếp ở Indonesia. Công ty hỗ trợ trong việc cải tạo các nhà bếp không được sử dụng bằng cách tiêu chuẩn hóa các quy trình và cập nhật trang thiết bị.
Bên cạnh đó, nó cho phép các công ty thực phẩm và đồ uống (F&B) truy cập vào mạng lưới các nhà bếp được đào tạo chuyên sâu và sử dụng chúng làm địa điểm phân phối cuối cùng để phục vụ người tiêu dùng của họ.
Insignia Venture Partners đã đầu tư một số tiền không xác định vào vòng tiền hạt giống của DishServe vào tháng 5. - Bà Ellen Pranata, Công ty Klar Smile
Năm ngoái, Ellen Pranata đồng sáng lập công ty nha khoa Klar Smile có trụ sở tại Indonesia.
Công ty áp dụng mô hình kinh doanh B2B2C, cung cấp dịch vụ điều trị nha khoa thẩm mỹ bằng cách tận dụng chuyên môn của các bác sĩ chỉnh nha và công nghệ tiên tiến. Nha sĩ và bệnh nhân có thể giao tiếp và theo dõi tiến trình điều trị từ xa thông qua ứng dụng di động Smile.
Vào tháng 6 năm 2021, công ty đã gây ra một vòng hạt giống không được tiết lộ do AC Ventures dẫn đầu. - Bà Cindy Ozzie, Công ty Pasarnow
Nền tảng thương mại điện tử Pasarnow được đồng ra mắt bởi bà Cindy Ozzie vào năm 2019. Nền tảng đa kênh của công ty này cố gắng hợp lý hóa chuỗi cung ứng hàng hóa tươi sống, phức tạp và nhiều lớp của đất nước và cung cấp các mặt hàng thực phẩm chất lượng cho khách hàng.
Bộ phận phụ trợ hoạt động thu thập tất cả các đơn đặt hàng và tạo ra một hệ thống dự báo nhu cầu để hỗ trợ hơn 1.000 nông dân và nhà cung cấp của công ty trong việc lập kế hoạch tốt hơn và tối ưu hóa lịch trình thu hoạch và giao hàng.
Tháng 9 năm nay, East Ventures đã dẫn đầu khoản tài trợ 3,3 triệu đô la Mỹ vào Pasarnow. - Bà Antara Mathai và bà Natasha Ardiani, Công ty Durianpay
Ra mắt vào năm 2020 bởi ba người đồng sáng lập, bao gồm hai nữ lãnh đạo Antara Mathai và Natasha Ardiani, Durianpay là một công ty khởi nghiệp giải pháp thanh toán tập trung vào Indonesia cung cấp một loạt các phương thức thanh toán và không cần mã giao diện cho các doanh nghiệp và nhà phát triển truy cập.
Durianpay tuyên bố rằng giải pháp của họ hoạt động với nhiều kênh thanh toán và nhà cung cấp khác nhau, loại bỏ nhu cầu về giao diện phức tạp, điều chỉnh thủ công và chi phí cao.
Gần đây, công ty khởi nghiệp đã nhận được khoản tài trợ 2 triệu đô la Mỹ do Sequoia India’s Surge dẫn đầu với sự tham gia của AC Ventures, Kenangan Fund và các nhà đầu tư thiên thần khác. - Bà Minh Thư Đỗ, VUIHOC
Sáng lập vào năm 2019 bởi bà Minh Thư, VUIHOC là nền tảng trực tuyến Việt Nam cung cấp các khóa học cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chương trình giảng dạy của nó được phát triển hàng tuần và bám sát chương trình sách giáo khoa.
Các nhà giáo dục của VUIHOC thiết kế tài liệu học tập dựa trên việc đi sâu vào tâm lý của từng lứa tuổi, đảm bảo rằng mọi học sinh sẽ tìm thấy nội dung phù hợp theo sở thích của họ. Nền tảng này cũng cung cấp các lớp học trực tiếp để tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Tháng trước, Do Ventures, một công ty VC giai đoạn đầu có trụ sở tại Việt Nam, đã tiết lộ khoản đầu tư của họ vào VUIHOC với số tiền lớn. - Bà Linh Chu, Công ty Ganesh
Được thành lập bởi Linh Chu vào năm 2021, công ty Ganesh là Á quân cuộc thi Fintech Nations Hackathon 2021 do nền tảng hackathon Devpost có trụ sở tại New York.
Ganesh cung cấp thông tin về phòng chống gian lận, bao gồm cách phát hiện, ngăn chặn và báo cáo các hành vi lừa đảo cũng như cách nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Sản phẩm hàng đầu của nó bao gồm một từ điển lừa đảo với tài nguyên cập nhật về các định nghĩa của các trò lừa đảo khác nhau, phương pháp phòng ngừa và hướng dẫn phòng tránh. Công ty cũng cung cấp tin tức và số liệu thống kê tận dụng quyền truy cập vào các nguồn đáng tin cậy, cho thấy tình hình lừa đảo hiện tại trong khu vực và gửi cảnh báo sớm cho mọi người. - Bà Thao Thi Huong Do, Công ty Vinastraw
Khởi đầu từ hương trình 14 tuần C-Plastics Incubator 2021 do Spring Activator và KisStartup tổ chức, Vinastraw là một công ty khởi nghiệp tại Việt Nam cung cấp ống hút chi phí thấp nhưng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của chuỗi cà phê khắt khe nhất.
Công ty được thành lập vào năm 2021 bởi bà Thao Thi Huong Do, sản xuất ống hút phân hủy sinh học được làm chủ yếu từ gạo và các loại ngũ cốc khác. Sản phẩm của nó được cho là 100% có thể phân hủy, không chứa gluten và lâu dài. - Bà Marina Tran Vu, Công ty EQUO
Năm 2020, bà Marina Tran Vu bắt đầu triển khai EQUO tại Việt Nam, với mục đích cung cấp các thương hiệu và nhà sản xuất thân thiện với môi trường ra thế giới.
Các sản phẩm của công ty bao gồm ống hút, đồ dùng, bát đĩa, bút chì hoặc túi, được sản xuất để thay thế nhựa sử dụng một lần. Công ty nhắm đến các sản phẩm “100%” tự nhiên, không độc hại, không hóa chất và có thể phân hủy sinh học.
EQUO là một trong mười doanh nghiệp do nữ lãnh đạo lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Toàn cầu She Loves Tech 2021. - Bà Han N., Công ty BravoHR
Được bà Han N. ra mắt vào năm 2019, BravoHR là một nền tảng SaaS có trụ sở tại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý tốt hơn, tương tác, và thưởng cho nhân viên của họ.
Công ty cung cấp cho nhân viên quyền truy cập vào một ứng dụng di động được kết nối với một hệ thống cho phép bộ phận nhân sự quản lý lực lượng lao động của họ trên quy mô lớn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các công ty cung cấp các chương trình khen thưởng và phúc lợi sáng tạo và phù hợp với nhân viên.
BravoHR bao gồm các thương hiệu như McDonald’s Việt Nam, Philip Morris, 7-Eleven, PNJ Watch, On Point E-Commerce, kinh doanh thương mại Idocean, Chubb Insurance và Talentnet HR trong số các khách hàng của mình.
Vào năm 2020, công ty đã huy động được một vòng tài trợ hạt giống không được tiết lộ từ Zone Startups Việt Nam và 1005 Ventures. - Bà Bích Nguyen, Công ty Phenikaa MaaS
Năm 2021, bà Bich Nguyen đồng sáng lập công ty Phenikaa MaaS để cung cấp các giải pháp “Sản xuất tại Việt Nam” giúp các doanh nghiệp và tổ chức vận hành hiệu quả. Với các giải pháp thông minh tổng thể bao gồm IoT, ứng dụng, bản đồ, AI và Dữ liệu lớn, công ty đặt mục tiêu đồng hành với các chính phủ và công ty để số hóa quy trình quản lý giao thông.
Phenikaa MaaS là nhà phát triển của ứng dụng phương tiện công cộng BusMap trước đây. Sau khi gây quỹ hạt giống trị giá 1,5 triệu đô la Mỹ từ Pheenika Group vào tháng 7 năm nay, Bích Nguyên và đối tác của cô là Yen Thanh Le đã đổi tên công ty thành Phenkaa MaaS.
Công ty khởi nghiệp này cũng là người chiến thắng “SK Startup Fellowship 2021” đợt II do Tập đoàn SK của Hàn Quốc tổ chức. - Bà Xuan Nguyen, Công ty Fonos Do Xuan Nguyen
Đồng sáng lập vào năm 2020, Fonos là một công ty khởi nghiệp về nội dung âm thanh kỹ thuật số của Việt Nam. Nền tảng này tạo ra các bản tóm tắt sách ngắn trong 10-15 phút, thiền có hướng dẫn, các câu chuyện, tin tức và đọc ngoại tuyến.
Fonos đã trở nên nổi bật trong không gian sách nói địa phương với các bản ghi âm nội bộ được tiêu chuẩn hóa do những người kể chuyện chuyên nghiệp thực hiện.
Gần đây, nền tảng này đã huy động được 1,1 triệu đô la Mỹ qua hai vòng tài trợ hạt giống do AngelCentral Syndicate có trụ sở tại Singapore dẫn đầu.| - Bà Natalia Moreno Hendrickson, Công ty Docosan
Docosan là một công ty khởi nghiệp về công nghệ sức khỏe có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 2020, người đồng sáng lập bà Natalia Moreno Hendrickson đã xây dựng nền tảng này để giúp bệnh nhân so sánh giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa theo các chuyên khoa, đặt lịch hẹn trực tuyến và quản lý hồ sơ sức khỏe của họ.
Người dùng của Docosan có thể sắp xếp các nhà cung cấp theo khu vực và chuyên môn và kiểm tra thông tin giá cả với các đánh giá của khách hàng trước. Nền tảng này gần đây đã thêm các tính năng thanh toán trực tuyến và tích hợp bảo hiểm.
Vào tháng 4 năm nay, Appworks đã dẫn đầu vòng hạt giống trị giá 1 triệu đô la Mỹ của Docosan để mở rộng sang các thị trường mới. - Bà Vinita Choolani, Công ty Float Foods
Năm 2020, Vinita Choolani thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm của Singapore Float Foods. Nền tảng này được biết đến với sản phẩm thay thế trứng dựa trên thực vật sáng tạo OnlyEg, bao gồm hai lựa chọn thay thế lòng đỏ và lòng trắng trứng dựa trên cây họ đậu.
Công ty phát triển sản phẩm của mình bằng công nghệ độc quyền được tạo ra bởi đội ngũ nghiên cứu và phát triển nội bộ của Float Foods.
Công ty đã huy động được 1,7 triệu đô la Mỹ trong khoản tài trợ hạt giống do các công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore là Insignia Ventures Partners và DSG Consumer Partners đồng dẫn đầu vào tháng 6 năm nay. Công ty có kế hoạch tối ưu hóa OnlyEg với các cải tiến dinh dưỡng và thời hạn sử dụng dài hơn để thương mại hóa tại Singapore vào năm 2022. - Bà Teresa Condicion, Công ty Shoplinks
Cựu CEO của ứng dụng hoàn tiền Snapcart, Teresa Condicion, đã bắt đầu Shoplinks để cung cấp các nền tảng kỹ thuật số cho các cửa hàng Hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) ngoại tuyến, cho phép các thương hiệu phân phối và tùy chỉnh chiết khấu cho khách hàng.
Shoplinks cho phép tiếp thị trực tuyến một đối một thông qua chia sẻ dữ liệu an toàn, đối sánh dữ liệu, tích hợp POS và tương tác hỗ trợ AI cho CPG và bán lẻ. Nền tảng của nó tối ưu hóa giá trị của người tiêu dùng trong khi giảm thiểu chi tiêu tiếp thị và khuyến mại.
Công ty có trụ sở tại Singapore này đếm Gillette, Gillette Venus, Oral-B, Pantene trong số các khách hàng nổi tiếng của mình. - Bà Juhi Dang, Công ty MohjoJuhi Dang
Được thành lập vào tháng 1 năm 2021, Mohjo đặt mục tiêu cung cấp 100% thực phẩm và đồ uống sạch được làm từ thực vật và các thành phần không có hóa chất thông qua các cơ sở của mình.
Thương hiệu foodtech có trụ sở tại Singapore gần đây đã tung ra dòng sản phẩm đầu tiên của mình – sữa hạnh nhân và đồ uống làm từ sữa hạnh nhân.
Tháng trước, công ty đã huy động một vòng hạt giống không được tiết lộ do East Ventures dẫn đầu với sự tham gia của iSeed Đông Nam Á, K3 Ventures và các nhà đầu tư thiên thần khác. - Bà Daphne Ng, Công ty Dedoco
Đồng ra mắt vào năm 2020 bởi Daphne Ng và đối tác của cô, Tiến sĩ Ernie Teo, Dedoco là một nền tảng ký kết và tài liệu kỹ thuật số phi tập trung có trụ sở tại Singapore.
Công ty cung cấp xác thực tài liệu bằng cách đảm bảo các lựa chọn xác minh theo thời gian thực trong khi duy trì tính toàn vẹn của giao dịch với một đường mòn kiểm tra blockchain. Khách hàng của nó bao gồm các cơ quan chính phủ, ngân hàng, các dịch vụ chuyên nghiệp (nhân sự, kế toán và dịch vụ doanh nghiệp) và các công ty bất động sản.
Tháng 7 năm ngoái, công ty đã thu về 2,45 triệu đô la Mỹ đầu tư hạt giống do Vertex Ventures Southeast Asia dẫn đầu. - Bà Mikee Villareal, Công ty MadEats
Công ty khởi nghiệp bếp đám mây do toàn nữ lãnh đạo MadEats là một nhóm nhà hàng trực tuyến sáng tạo có trụ sở tại Philippines phục vụ lĩnh vực giao hàng.
Mikee Villareal, cùng với các đối tác Keisha Lao và Andrea Cruz, đã xây dựng nền tảng vào năm 2020 với ba thương hiệu thực phẩm: Yang Gang cung cấp gà rán Hàn Quốc, Chow Time cung cấp đồ ăn mang đi của Trung Quốc và Fried Nice phục vụ bát cơm Đông Nam Á.
Công ty phát triển các khái niệm ẩm thực của mình, tổ chức các đơn đặt hàng sử dụng công nghệ phụ trợ và đáp ứng các đơn đặt hàng với đội ngũ hành khách của mình. - Bà Mandy Chan, Công ty Epost
Epost là một công ty hậu cần thương mại điện tử của Malaysia cung cấp dịch vụ giao hàng xuyên biên giới và thực hiện thương mại điện tử cho các thương hiệu và nhà bán lẻ. Người đồng sáng lập Mandy Chan đã bắt đầu nền tảng này vào năm 2019 để cung cấp các hệ thống quản lý đặt hàng, kiểm kê và kho hàng tích hợp dựa trên đám mây nhằm giảm bớt gánh nặng hậu cần cho các công ty.
Với 13 cơ sở thực hiện thương mại điện tử ở vị trí chiến lược trên khắp Đông Nam Á, các dịch vụ của nó hiện đã có thể truy cập được ở Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Philippines và Brunei.
Tháng 7 năm ngoái, công ty đã thu hút được 1,4 triệu đô la Mỹ từ Warisan Quantum Management, một công ty quản lý cổ phần tư nhân có trụ sở tại Malaysia. - Bà Yee Yun Lim, Công ty Aye Solutions
Aye Solutions là một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Kuala Lumpur, cung cấp giải pháp bán lẻ tự động với chi phí hợp lý, bao gồm phần mềm đến phần cứng.
Yee Yun Lim đã thiết lập nền tảng AI vào năm 2020, giúp các nhà bán lẻ thu thập dữ liệu để đưa ra mô hình kinh doanh và mảng sản phẩm trong tương lai. Năm nay, công ty đã mở cửa hàng bán lẻ không người lái đầu tiên ở Malaysia. - Bà Varangtip Satchatippavarn, Công ty Ira Concept
Có trụ sở chính tại Thái Lan, Ira Concept là dòng sản phẩm vệ sinh phụ nữ hữu cơ và có thể phân hủy sinh học dựa trên đăng ký, có thể được giao đến tận nhà của khách hàng hàng tháng với giá cả phải chăng.
Công ty Varangtip Satchatippavarn bắt đầu sản xuất Ira vào năm 2020 với các sản phẩm không nhựa, không hóa chất và không gây cảm giác tội lỗi. Công ty đã được traothứ 3 vị trítrong cuộc thi “She Loves Tech” vào năm 2020.