Tán sỏi thận là một phương pháp điều trị sỏi thận tương đối phổ biến ngày nay. Xác suất người mắc sỏi thận ngày một tăng cao, do đó việc tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh lý này là vô cùng cần thiết. Ngày nay có rất nhiều phương pháp tán sỏi thận khác nhau, do đó hãy cùng Docosan Team tìm hiểu về từng phương pháp trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về bệnh lý sỏi thận và phương pháp điều trị
Sỏi thận là một trong những bệnh lý thường gặp nhất của hệ cơ quan tiết niệu.Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc sỏi thận cao, do nằm ở miền nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ gây sỏi thận. Tỉ lệ người Việt mắc sỏi thận rơi vào khoảng 10-14%. Con số này ước tính trên toàn thế giới vào khoảng 3% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia với nhau.
Sỏi thận là thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Độ tuổi mắc bệnh bắt đầu từ khoảng 30 đến 35 tuổi và kéo dài tới tuổi già. Sở dĩ ở nam giới có tỉ lệ mắc sỏi thận cao hơn là do cấu tạo đường tiểu phức tạp, có nhiều đoạn hẹp đoạn cong do đó sỏi khó được tự đào thải hơn so với nữ giới.
Sỏi đường niệu là kết quả của sự lắng đong, kết tinh của những chất cặn lắng vô cơ có trong nước tiểu. Sỏi mắc kẹt ở một vị trí trên đường tiểu có thể tiếp tục lắng đọng và ngưng kết thành những viên sỏi lớn hơn. Sỏi thận có thể gây sốt, biểu hiện nhiễm trùng (thường là thứ phát hay nhiễm trùng ngược dòng), tiểu đau, tiểu khó, tiểu gắt buốt, có thể găp các trường hợp tiểu máu do sỏi làm xước niêm mạc đường tiểu.
Sỏi thận thường được chia thành 2 loại là sỏi đài thận và sỏi bể thận. Cùng với sự tiến bộ của y học ngày nay, sỏi thận hầu hết đều được điều trị thành công. Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị đó là tán sỏi thận. Các phương pháp tán sỏi thận thường gặp gồm tán sỏi thận ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua nội soi niệu quản (ureteroscopy), tán sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi (laparoscopy).
Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể
Đối với kỹ thuật tán sỏi thận ngoài cơ thể, phương tiện được sử dụng là sóng xung động hoặc laser. Chúng gây tác động từ ngoài cơ thể đối chiếu với vùng thận có sỏi. Tia sóng sẽ được truyền xuyên qua bề mặt của cơ thể, đi đến vị trí của viên sỏi, dước tác động của tia năng lượng sỏi sẽ bị vỡ nhỏ ra. Sau đó bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp bằng phương pháp nội khoa để bệnh nhân có thể tống những mảnh sỏi vỡ vụn ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Ưu điểm: có thể áp dụng đối với sỏi có kích thước < 2cm, sỏi từ đoạn 1/3 trên niệu quản, 1/3 dưới niệu quản. Trung bình tỉ lệ tán sỏi thận thành công của phương pháp này là 81%. Ghi nhận một số trường hợp tán thành công 99% sỏi. Đặc biệt đây là một phương pháp xâm lấn ít, tỉ lệ di chứng/ biến chứng cũng rất thấp.
Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm kể trên thì phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Sỏi rắn (có thành phần là oxalat canxi), sỏi cystin thường không được giải quyết hiệu quả.
- Đối với sỏi có kích thước lớn hơn > 2cm, tỉ lệ tán sỏi thận thành công rơi vào khoang dưới 30%, có thể phải thực hiện tán sỏi nhiều lần để cải thiện.
- Tán sỏi nhiều lần gây tiêu tốn về tiền bạc, chi phí, thời gian của bệnh nhân. Sỏi tán không thành công sẽ tiếp tục tích tụ, tăng dần về kích thước và khả năng tiếp tục gây những triệu chứng bất thường cho bệnh nhân.
Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản (ureteroscopy)
Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản là phương pháp tán sỏi với dụng cụ là ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, đến bàng quang và ngược dòng niệu quản, sau đó tiếp cận trực tiếp với sỏi thận. Sau đó bác sĩ điều trị sẽ bơm một lượng khí nén hoặc sử dụng tia laser để làm vỡ sỏi. Sau khi viên sỏi bị phá vụn thì tiến hành bơm rửa và gắp các mảnh vụn ra ngoài. Các phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản thường thấy:
- Nội soi niệu quản bằng ống soi cứng (hoặc bán cứng): được ưu tiên lựa chọn trong các trường hợp sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa.
- Nội soi niệu quản bằng ống soi mềm: dùng trong trường hợp sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi nằm ở trong thận.
Ưu điểm: tán được những viên sỏi có kích thước nhỏ, <2cm, ghi nhận hiệu quả đối với sỏi san hô, thời gian ngắn. bệnh nhân có thể xuất viện sau 24h.
Nhược điểm: chống chỉ định đối với bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, hẹp đường tiểu hoặc đang có tình trạng viêm nhiễm, ổ nhiễm trùng đường niệu. Nguy cơ biến chứng: rách hoặc thủng niệu quản (do đốt laser), chi phí cao, kỹ thuật còn hạn chế.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi (laparoscopy)
Phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi (laparoscopy) là phương pháp điều trị ít xâm lấn, thường được ưu tiên trong các trường hợp sỏi ở 1/3 trên niệu quản, sỏi bể thận mà các phương pháp tán sỏi thận khác như tán sỏi thận ngoài cơ thể, nội soi ngược dòng bằng ống soi thất bại. Phương pháp này cũng được sử dụng trong tans ỏi thận có kích thước lớn. Bệnh nhân cần được sàng lọc thăm khám về các chống chỉ định trước khi điều trị bằng phương pháp này.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi là một hình thức lấy sỏi an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả khá tốt, có thể lấy hết sỏi bằng một lần phẫu thuật. Phương pháp này có thể thay thế phẫu thuật mổ hở trong một số trường hợp có chỉ định và các phương pháp tán sỏi khác bị thấy bại hoặc không hiệu quả.
Tán sỏi thận qua da
Đối với kỹ thuật tán sỏi thận qua da, bác sĩ phẫu thuật sẽ “mở” một đường hầm nhỏ có kích thước 6-10 mm, chạy từ bề mặt da của cơ thể đi vào trong thận đến tại vị trí có sỏi. Sau đó sử dụng laser trực tiếp chiếu làm vỡ sỏi và tiến hành hút sỏi nhỏ, vụn ra ngoài.
Phương pháp này thường thấy đối với các trường hợp sỏi bể thận và sỏi đài thận. Tán sỏi thận qua da thường được ưu tiên cho trường hợp sỏi phức tạp, đồng thời bệnh nhân có những trình trạng như dị dạng đường niệu (hẹp cổ bàng quang, niệu quản, niệu đạo hay hẹp đoạn nối bể thận với niệu quả).
Ưu điểm: Có thể lấy toàn bộ viên sỏi sau một lần can thiệp, có thể áp dụng được cả với những sỏi có kích thước lớn.
Nhược điểm: nguy cơ nhiễm trùng tại ví trí đường hầm cho ống nội soi đi qua, nguy cơ chảy máu khi tạo đường hầm hoặc quá trình kéo dài gây mất máu lượng nhiều. Nguy cơ để lại sẹo tại vị trí vết mổ. Chi phí tiến hành phẫu thuật cao, sau khi kết thúc phẫu thuật người bệnh phải nằm viện theo dõi hậu phẫu 3-5 ngày.
Kết luận
Tán sỏi thận ngày nay được đưa vào điều trị như một phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả. Cùng với sự y học ngày nay có rất nhiều phương pháp tán sỏi thận. Hy vọng với bài viết trên Docosan Team đã giúp bạn có thêm những góc nhìn về các phương pháp này, để có thể hiểu thêm về phương thức điều trị, bên cạnh những tư vấn, giải đáp của bác sĩ điều tị trực tiếp.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu vấn đề “Tán sỏi thận: tổng hợp các phương pháp được sử dụng ngày nay” tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để được tư vấn một cách đầy đủ
Tán sỏi thận qua da: lợi ích và nguy cơ cần biết, HCDC (Sở Y tế Thành phố Hồ Chí MInh).