Kháng thể là gì? Kháng thể được hình thành như thế nào?

Kháng thể là các protein chữ Y chuyên biệt được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Chúng đảm nhận vai trò liên kết với các kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch nhằm tiêu diệt các tác nhân tấn công vào cơ thể chủ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Docosan sẽ cho bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Kháng thể là gì?

Kháng thể là các protein chữ Y được tạo ra bởi các tế bào B hoặc tế bào lympho B của hệ thống miễn dịch. Chúng giữ nhiệm vụ xác định và vô hiệu quá các vật lạ tác động đến hệ thống miễn dịch chung.

Kháng thể
Kháng thể là các protein hình chữ Y chuyên biệt được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch

Vì có hình dạng như một chữ Y nên các kháng thể cho phép hệ thống miễn dịch điều chỉnh phản ứng của nó đối với một số mối đe dọa nhất định như virus, vi khuẩn hay thậm chí là tế bào ung thư. Nhờ có cấu tạo độc đáo này đã cho phép chúng liên kết đặc biệt với các ký hiệu hóa học phức tạp của mối đe dọa, từ đó loại bỏ khỏi hệ thống miễn dịch.

Hiểu theo một cách khác, virus, vi khuẩn hay các mầm bệnh khác (vi sinh vật gây bệnh) được hiểu là kẻ xâm lược (kháng nguyên). Kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn sẽ liên kết với một kháng nguyên cụ thể có hình dạng phân tử phù hợp và cuối cùng là tiêu diệt chúng hoặc gắn thẻ để các tế bào miễn dịch khác nhận ra.

Kháng thể được hình thành như thế nào?

Phải trải qua một quá trình rất phức tạp và nhiều giai đoạn thì có thể mới tạo kháng thể. Nhưng chủ đảo nhất vẫn cần trải qua đủ 3 giai đoạn sau:

– Giai đoạn cân bằng

Giai đoạn cân bằng và thời gian các kháng nguyên cân bằng giữa mạch máu và ngoài mạch máu thông qua việc khuyết tán. Khi kháng nguyên dừng hẳn việc khuyết tán thì giai đoạn này sẽ chấm dứt. Thông thường, quá trình này diễn ra khá nhanh chóng.

– Giai đoạn chuyển hóa phân rã

Ở giai đoạn này, các enzym và tế bào của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Phần lớn các kháng nguyên sẽ bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt lại. Giai đoạn chuyển hóa phân rã xảy ra nhanh hay chậm tùy vào các chất sinh miễn dịch và cơ thể chủ.

– Giai đoạn loại bỏ miễn dịch

Kháng thể vừa được tổng hợp sẽ liên kết với các kháng nguyên và tạo thành liên kết phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Một thời gian chúng sẽ bị thực bào và thoái hóa. Kết quả cuối của giai đoạn này là kháng thể tồn tại trong huyết thanh và đảm nhiệm đúng vai trò của nó.

Phân loại kháng thể

Ghi nhận từ nghiên cứu khoa học cho biết, có 5 loại kháng thể chính. Mỗi loại có các phương pháp riêng biệt cũng như có một vị trí liên kết phù hợp với một kháng nguyên cụ thể để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật:

Kháng thể
Có 5 loại kháng thể chính đã được giới nghiên cứu ghi nhân

Immunoglobulin G (IgG)

Immunoglobulin G (IgG) chiếm khoảng 75% tổng các kháng thể trong cơ thể chủ. Tùy thuộc vào kháng nguyên cụ thể, IgG có thể gắn thẻ mầm bệnh để các tế bào miễn dịch và protein khác nhận ra nó hoặc tự nó thúc đẩy việc giải phóng để tiêu diệt.

Một số trường hợp hiếm gặp, IgG có thể gây phản ứng không mong muốn ở đối tượng mắc bệnh tự miễn dịch. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch vô tình tấn công các tế bào và mô của chính nó.

Immunoglobulin A (IgA)

Immunoglobulin A (IgA) là một trong những loại kháng thể đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chiếm khoảng 15% tổng các kháng thể trong cơ thể con người. Nó được sản xuất bởi các tế bào B, được tiết ra từ lớp đậm và một lớp mỏng trong các mô niêm mạc.

Trong cơ thể con người, Immunoglobulin A (IgA) được tìm thấy chủ yếu ở trong các mô niêm mạc. Chẳng hạn như âm đạo, ruột, miệng và cả trong tuyến nước bọt, nước mắt, sữa mẹ.

Bên cạnh đó, IgA còn có liên quan đến phản ứng quá mẫn cảm ở bệnh nhân bị Celiac và một số rối loạn tự miễn dịch khác.

Immunoglobulin M (IgM)

Là một trong những kháng thể đầu tiên được hệ thống miễn dịch thu nhận để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Immunoglobulin M (IgM) được sản xuất bởi các tế bào B và liên kết với mầm bệnh. Đồng thời thúc đẩy các kháng thể và tế bào miễn dịch khác hoạt động.

Khi cơ thể lần đầu tiên đối mặt với một sinh vật lây nhiễm, các quần thể IgM tăng rất nhanh. Sau đó giảm mạnh khi các kháng thể IgG tiếp quản.

Bên cạnh việc kích hoạt phản ứng miễn dịch, một tập hợp con của IgM giúp tế bào B ghi nhớ các tác nhân gây bệnh và về sau sẽ tự động tiêu hủy tác nhân đó. Điều này đồng nghĩa, nếu cơ thể bị tác nhân gây bệnh xâm nhập lần đầu thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và tiêu diệt tác nhân đó nhanh hơn vào những lần sau do tế bào B đã được lưu lại.

Immunoglobulin E (IgE)

Immunoglobulin E là kháng thể chịu trách nhiệm về phản ứng dị ứng. Chúng được sản xuất bởi các tế bào B được tiết ra bởi hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết nằm gần vị trí của chất gây dị ứng (một chất vô lại gây ra phản ứng dị ứng). Loại kháng nguyên này chủ yếu được tìm thấy ở trong màn niêm mạc, da và phổi.

Khi IgE liên kết với chất gây dị ứng sẽ gây ra hàng loạt phản ứng và cuối cùng là giải phóng histamin. Chính histamin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng.

Immunoglobulin D (IgD)

Kháng nguyên Immunoglobulin D đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn đầu của phản ứng miễn dịch mặc dù chúng chỉ chiếm khoảng 0,25% tổng kháng thể trong cơ thể.

Không giống như các kháng thể khác, IgD không thích cực lưu thông mà thay vào đó là liên kết với tế bào V để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Song, một kháng thể truyền tín hiệu, IgD sẽ kích thích giải phóng IgM để chống cự lại.

Vai trò của kháng thể

Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ, kháng thể đảm nhiệm 3 vai trò chính sau:

Liên kết với kháng nguyên

Nhờ các vùng biến đổi mà các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện kháng nguyên tương ứng và gắn thẻ một cách đặc hiệu. Nếu một loại virus hay vi khuẩn gây bệnh tấn công vào cơ thể  thì vi khuẩn sẽ sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive trong khi đó virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Lúc này, các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive và protein capside nhằm ngăn chặn chúng tấn công vào tế bào đích.

Kích hoạt hệ thống bổ thể

Kích hoạt hóa dòng thác bổ thể là một trong những vai trò chủ đạo của kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh (chủ yếu là vi khuẩn) tấn công bằng cách đục lỗ trên vi khuẩn, tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào, thanh thải các phức hợp miễn dịch và cuối cùng là phóng thích các phân tử hóa.

Huy động các tế bào miễn dịch

Kháng thể sẽ liên kết với các tế bào miễn dịch sau khi được gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi. Nhờ đó, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào và hiện tượng thực bào được thực bào. Các tế bào lympho tiêu diệt tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải.

Kiểm tra kháng thể

Dựa trên cấu trúc chữ Y độc đáo của kháng thể nên được giới y học hiện đại sử dụng để chẩn đoán bệnh lý thông qua việc xét nghiệm. Các xét nghiệm kháng thể được sử dụng để phát hiện kháng thể đặc hiệu trong một mẫu máu từ cơ thể chủ.

Kháng thể
Vì có cấu trúc độc đáo, các kháng thể được giới y học tận dụng để chẩn đoán bệnh

Một số loại bệnh truyền nhiễm và tự miễn dịch được chỉ định xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán:

  • Covid-19
  • Bệnh Celiac
  • Bạch hầu
  • HIV
  • H. pylori
  • Bệnh cúm
  • Bệnh lyme
  • Quai bị
  • Ho gà
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát
  • Rubella
  • Viêm gan siêu vi
  • Uốn ván và nhiều bệnh lý khác

Các xét nghiệm kháng thể không phát hiện ra các mầm bệnh thực sự gây ra nhiễm trùng mà chúng chỉ phát hiện kháng thể tạo ra đáp ứng với nhiễm trùng. Nếu kết quả là âm tính (-) thì đồng nghĩa với việc không có sự tồn tại của kháng thể đó. Ngược lại, kết quả là dương tính (+), xét nghiệm đã phát hiện ra kháng thể hoặc kháng nguyên.

Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể mà thời gian để sản xuất kháng thể đạt đến mức có thể phát hiện được. Nếu thực hiện quá sớm, xét nghiệm có thể cho ra âm tính giả.

Qua các thông tin được cập nhật trong bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu hơn các vấn đề xoay quanh kháng thể. Hiện nay, giới y học hiện đại đã và đang áp dụng thành công việc xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán bệnh lý.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo