Các bệnh lý về mắt ở sơ sinh có thể gây suy giảm thị lực cũng như ảnh hưởng đến mắt của trẻ trong quá trình phát triển sau này. Những bậc cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến đứa con vừa chào đời để có những phát hiện kịp thời. Bài viết dưới đây của DOCOSAN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh để có những cách phòng ngừa đúng đắn.
Tóm tắt nội dung
Các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh là gì?
Thị lực của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển toàn diện nên có thể dễ bị các bệnh lý về mắt. Nhiễm trùng, tật khúc xạ do di truyền và các dị tật bẩm sinh mắt là các bệnh lý về mắt thường gặp gây hại cho thị lực của bé.
Khác với trẻ lớn có thể nói cho chúng ta biết về sự suy giảm thị lực như nhìn mờ, mỏi mắt. Triệu chứng trên trẻ sơ sinh thường ít, kín đáo và khó phát hiện. Đỏ mắt, khô mắt, chảy nhiều nước mắt, đổ ghèn… là những triệu chứng thường gặp. Đôi lúc bé chỉ khó chịu, quấy khóc và bỏ bú.
Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể bảo vệ thị lực và giúp mắt phát triển khỏe mạnh. Tìm hiểu về các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh và khám mắt định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe mắt của con bạn.
Tại sao phải lưu ý các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh?
Những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh rất quan trọng cho sự phát triển, vì vậy bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cũng đáng lưu tâm. Đôi mắt của bị bệnh và c vấn đề về thị lực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường sau này của bé.
Ngoài ra đối với một số vấn đề về thị lực, kết quả điều trị tốt nhất nếu chúng được phát hiện và điều chỉnh càng sớm càng tốt khi mà hệ thống thị giác của trẻ vẫn đang phát triển.
Vì vậy, khám mắt và kiểm tra thị lục định kỳ rất quan trọng đối với con bạn. Hãy khám cho bé lần đầu tiên từ 3 tuổi, định kỳ 6 tháng/ lần hoặc ngay khi có các vấn đề về mắt.
Các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp:
Các bệnh nhiễm trùng ở mắt ở trẻ sơ sinh
- Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh: tên gọi khác của viêm kết mạc. Đây là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc một phản ứng dị ứng gây ra. Mắt có màu đỏ do kết mạc bị viêm. Viêm kết mạc có thể kèm các triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi. Mắt của trẻ cần được vệ sinh bằng dung dịch nước muối pha loãng hằng ngày. Bệnh thường tự giới hạn sau 5-7 ngày, nhưng nếu triệu chứng không thuyên giảm, ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
- Đau mắt hột ở trẻ sơ sinh: là bệnh viêm mạn tính kết mạc và giác mạc, do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nó gây ra sự thô ráp của bề mặt bên trong của mí mắt. .Các triệu chứng bao gồm ngứa, kích ứng mắt và mí mắt, chảy dịch từ mắt. Bệnh đau mắt hột gây nguy hiểm hơn nhiều so với đau mắt đỏ. Đây một bệnh nhiễm có thể điều trị nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.
- Bệnh lẹo: là một bệnh nhiễm trùng ở nang lông mi, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Sẹo trông giống như một cục đỏ, đau ở gần mép mí mắt và có thể gây sưng mí mắt xung quanh.
Tật khúc xạ ở trẻ sơ sinh
- Cận thị: là tình trạng bé có thể nhìn những vật ở gần rõ ràng, nhưng vật ở xa thì không.
- Viễn thị: là tình trạng trẻ có thể nhìn những vật ở xa rõ ràng hơn những vật ở gần
Tật khúc xạ ở trẻ sơ sinh thường do di truyền. Ba mẹ cần đưa bé đi khám mắt định kỳ khi tròn 6 tháng, 3 tuổi và trước khi vào lớp 1 để được theo dõi tình trạng thị lực.Thông thường, cận thi hay viễn thị ở bé sơ sinh sẽ giảm dần một cách tự nhiên. Đến độ tuổi lên 2, lên 3 nếu thị lực của bé không trở lại bình thường thì bé sẽ cận thị hay viễn thị vĩnh viễn.
- Tắc tuyến lệ: là một căn bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh ngay từ những ngày đầu vừa mới chào đời. Nguyên nhân do ống dẫn lệ bị cản trở nên nước mắt bị ngăn lại, không thể chảy xuống. Bệnh làm mắt bé bị đỏ, kèm theo nhiều ghèn. Triệu chứng thường khá mờ nhạt, nên việc phát hiện và chẩn đoán thường gặp khó khăn. Chính vì thế, ba mẹ cần quan tâm trẻ, theo dõi bé từ những ngày chào đời đến vài tháng sau để nhận biết những bất thường ở trẻ.
- Chứng chảy nhiều nước mắt: dân gian hay gọi là “chảy nước mắt sống”, là thuật ngữ chỉ sự chảy nước mắt quá mức. Nó thường thấy ở trẻ sơ sinh hoặc cũng có thể khi trưởng thành. Nguyên nhân của chứng phù nề gây ra sản xuất quá nhiều nước mắt hoặc giảm khả năng thoát nước mắt, dẫn đến chảy nước mắt quá nhiều.
- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP): còn được gọi là bệnh xơ hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt ảnh hưởng đến trẻ sinh non. Khi trẻ sinh ra rất non tháng, võng mạc và mạch máu của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Sẹo ở võng mạc thường ở cả hai mắt sau tổn thương này và có thể gây mù.
- Lác – lé mắt: ở trẻ sơ sinh, mắt chưa được ổn định và chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên khiến cho trẻ có biểu hiện như bị lác. Theo thời gian, mắt của sẽ dần hồi phục như những trẻ bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này không hề hồi phục, khiến thị giác bị ảnh hưởng, trẻ dễ bị cận thị hoặc loạn thị.
- Bệnh sụp mí mắt ở trẻ em: tình này là do sự suy yếu của các cơ nâng mi. Mắt bị sụp mí làm hạn chế ánh sáng truyền đến võng mạc ở phía sau mắt và gây ra chứng loạn thị, tạo ra hình ảnh mờ trong mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra mắt lười, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực.
- Đục thủy tinh thể: là một tình trạng hiếm gặp hơn ở trẻ nhưng có thể để lại di chứng mù lòa. Quan trọng là bạn phải phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng của trẻ bao gồm: nhìn mờ như có màng sương, nhìn đôi và chói mắt.
- Bệnh do thiếu vitamin A ở trẻ sơ sinh: Vitamin A là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu dưỡng chất này trẻ sẽ chậm lớn, còi xương, khô mắt giảm thị lực, bệnh quáng gà. Vì vậy bà mẹ!!
Cách phòng tránh các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh
- Quan trọng nhất là hãy luôn quan tâm thị lực của con bạn từ lúc mới sinh. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện các sớm các bệnh và và điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn của trẻ đầy đủ các chất tiết yếu. Bổ sung vitamin A trong bữa ăn một cách hợp lý.
- Đeo kính râm, mũ che nắng để bảo vệ mắt cho trẻ khi ra ngoài hoặc phải đến nơi nhiều bụi bẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/common-childhood-diseases-conditions
https://www.dragarwal.com/blog/child-eye-care/eye-diseases-in-children/