Cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn tại nhà là sự quan tâm cần thiết đối với các gia đình có trẻ bị mắc phải căn bệnh này. Đối tượng trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hen suyễn, nếu trẻ bị hen suyễn không được chăm sóc đúng cách thì sẽ diễn tiến thành mạn tính và nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn tại nhà an toàn và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Đầu tiên bố mẹ cần nắm được các dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em. Do những dấu hiệu của hen có thể giống với các bệnh hô hấp thông thường khiến các bậc phụ huynh chủ quan, bởi vậy bố mẹ cần nắm được những dấu hiệu gợi ý hen ở trẻ em dưới 5 tuổi sau đây:
- Ho: tình trạng ho khan kéo dài, có thể tăng vào đêm, kèm theo khò khè và khó thở. Tình trạng ho này có thể tăng khi trẻ chơi, cười, khóc hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…
- Khò khè: có thể xảy ra vào lúc ngủ, tình trạng có thể khởi phát từ các hoạt động vui chơi, cười, khóc của trẻ hoặc khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá…
- Khó thở, hụt hơi
- Giảm hoạt động thể lực do không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười lớn như trẻ khác, bé chóng mệt muốn được bế
- Có tiền sử gia đình có mắc hen phế quản hoặc bị các bệnh dị ứng khác như chàm, viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra còn chú ý rằng trẻ sẽ có nguy cơ hen phế quản cao (sau 2-3 tuổi) khi có từ 4 đợt khò khè trong năm, bên cạnh đó có 1 trong các tiêu chí sau: bố mẹ bị hen phế quản, mắc viêm da dị ứng, mẫn cảm với dị nguyên hít hoặc 2 trong số các tiêu chí: mẫn cảm với thức ăn, khò khè không do nhiễm trùng, tăng BCAT ngoại biên.
Đối với trẻ trên 5 tuổi các dấu hiệu nhận biết bao gồm tình trạng khò khè, hụt hơi, tức ngực và ho, triệu chứng nặng lên về đêm hoặc khi thức giấc, được khởi phát bởi các hoạt động thể lực, khi cười to, khi tiếp xúc dị nguyên, không khí lạnh.
Chăm sóc trẻ bị hen suyễn tại nhà như thế nào?
Có kế hoạch theo dõi và kiểm soát bệnh
Bạn nên có một kế hoạch để chăm sóc trẻ đúng cách và nhanh chóng. Kế hoạch này sẽ dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Từ thời điểm sử dụng thuốc cho trẻ đến phòng tránh các tác nhân gây bệnh cũng cần được ghi chép cẩn thận. Hoặc những việc cần làm giữa các đợt bùng phát, cũng như cách nhận biết và quản lý chúng nếu chúng xảy ra. Thực hiện kế hoạch này, bạn sẽ học cách chăm sóc trẻ bị hen chuẩn xác nhất.
Uống thuốc theo đúng chỉ định
Hầu hết trẻ em bị hen suyễn cần phải dùng thuốc. Một số là thuốc hàng ngày có tác dụng kiểm soát lâu dài để giữ cho mũi không bị kích thích. Những loại khác chỉ được sử dụng trong khi bùng phát để giúp mở đường thở. Các loại này thường là thuốc giảm đau nhanh.
Tuỳ theo loại thuốc, chúng có thể được sử dụng ở dạng viên hay dạng xịt để đưa thuốc vào phổi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết loại thuốc nào con bạn cần và cách dùng thuốc.
Nhận biết kịp thời các dấu hiệu phát bệnh
Sau khi con bạn đã xuất hiện một vài cơn hen suyễn, bạn có thể bắt đầu cảm nhận được khi nào cơn bùng phát sẽ xảy ra. Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể giúp bạn phát hiện ra một giờ hoặc thậm chí một ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng bắt đầu. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm bắt được các dấu hiệu của con mình và sẵn sàng điều chỉnh thuốc hoặc cho trẻ uống nếu cần.
Biết cách xử lý khi lên cơn hen suyễn
Nắm bắt được cái triệu chứng khi bệnh bùng phát luôn là chìa khoá để bạn có thể chăm sóc trẻ bị hen một cách hiệu quả và kịp thời. Bạn hãy quan sát con và luôn chuẩn bị sẵn thuốc cũng như các phương pháp khác để đối phó mỗi khi con cần.
Xử lý trẻ lên cơn hen suyễn tại nhà như thế nào?
- Khi trẻ lên cơn hen cấp: Mang trẻ tới những nơi có không trí trong lành và thoáng, để giúp trẻ không bị khó thở thì hãy cho trẻ uống nước ấm để đờm long ra, tạo sự thông thoáng cho phế quản..
- Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: có thể sử dụng các thuốc như: Ventolin, bricanyl, atrovent… giúp giãn phế quản nhanh, hoặc có thể dùng các dạng bình xịt, siro… Chú ý liều lượng sử dụng.
- Khi trẻ lên cơn hen nặng: Cần sử dụng các thuốc như ventolin dạng xịt, 3 lần mỗi lần cách nhau 30 phút, kết hợp với thuốc corticosteroid 2mg/kg/ngày. Nếu tình trạng không biến chuyển hoặc có chiều hướng xấu cần đưa đến ngay gặp bác sĩ.
Trường hợp lưu ý nếu trẻ sốt và cơn hen liên tục 3 ngày, phải đưa đi khám bác sĩ để được thăm khám đánh giá tình trạng viêm phổi mà kịp thời kết hợp với các liều thuốc kháng sinh.
Cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ bị hen suyễn tại nhà
- Tránh mọi trường hợp khởi phát cơn hen ở trẻ: ở phòng ngủ của trẻ không sử dụng các đồ có lông như thảm thú bông, không hút thuốc lá thuốc lào. Chăn gối được vệ sinh sạch sẽ và định kỳ. Kiêng các thực phẩm đóng sẵn hoặc có các chất bảo quản.
- Với những trẻ bị hen phế quản do thời tiết, khi thời tiết xấu nếu có điều kiện có thể chuyển trẻ đến những nơi có thời tiết tốt hơn.
- Nên sử dụng seretide, pulmicort, flixotide… để phòng hen cho trẻ, thuốc này không gây nghiện, giảm triệu chứng rõ rệt, tránh được tình trạng mãn tính.
- Sử dụng các loại chanh ngâm mật ong, chanh ngâm muối cho trẻ uống, có tính lành và tốt cho sức đề kháng của trẻ.
- Khám định kỳ thường xuyên để các bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu hợp lý nhất, tránh tình trạng nhờn thuốc hay bệnh tình nặng hơn.
Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ bị hen, bạn cũng cần phải tránh để trẻ tiếp xúc hoặc mắc phải các tình trạng dưới đây. Đây là cái tác nhân khiến cho cơn hen suyễn kéo đến gây khó chịu cho bé:
- Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm
- Tránh xa phấn hoa phấn hoa, mạt bụi, lông động vật hoặc lông vũ, khói bụi và ô nhiễm
- Mùi hương nồng khiến mũi dễ nhạy cảm.
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen và aspirin
- Cảm xúc cũng có thể khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện ở trẻ (bao gồm căng thẳng hoặc cười)
- Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, không khí lạnh, gió, giông bão, nhiệt độ và độ ẩm.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn tại nhà trên Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.