Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì là câu hỏi được quan tâm nhiều của các bậc phụ huynh khi bé con của mình bị mắc phải căn bệnh này. Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và bệnh thường tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, tuy nhiên để trẻ nhanh hết bệnh thì cần cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vấn đề dùng thuốc uống cho trẻ bị bệnh chân tay miệng ở bài viết sau đây nhé!

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do virus Picornaviridae gây ra. Bệnh thường lây truyền qua đường tiêu hóa và có khả năng bùng phát thành dịch lớn.

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì
Bệnh chân tay miệng là gì ?

Trẻ bị chân tay miệng uống các loại thuốc hạ sốt 

Cha mẹ có biết, sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi con sốt cao trên 38 độ C. Với trường hợp sốt nhẹ, mẹ dùng khăn ấm lau người cho bé, bé sẽ tự hạ sốt. Với trẻ sốt cao, mẹ có thể dùng hai loại thuốc thông dụng trên thị trường hiện nay là Acetaminophen và Ibuprofen. Những loại thuốc này giúp bé mau chóng hạ sốt 1 – 1,5 độ C. Chúng cũng an toàn và cực kỳ phổ biến.

Khi dùng thuốc hạ sốt thì mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Liều lượng của Acetaminophen và Ibuprofen nên tính theo cân nặng của trẻ, không nên tính theo tuổi.
  • Acetaminophen có thể dùng liều 10 – 15mg/kg/lần, cách 4 – 6 giờ. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn cao và trẻ đã trên 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể dùng thay thế hoặc kết hợp Ibuprofen với liều 5 – 10mg/kg/lần, uống mỗi 6 – 8 giờ.
  • Không nên dùng loại thuốc hạ sốt cùng một lúc vì sẽ khiến bé bị rối loạn đường tiêu hóa, đau dạ dày,…
  • Mẹ không được lạm dụng thuốc hạ sốt cho bé. Khi bé sốt cao mới cần dùng thuốc, khi bé hết triệu chứng cần ngừng thuốc ngay

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc kháng sinh 

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì
Trẻ bị bệnh chân tay miệng khi có triệu chứng viêm nhiễm ở các vết thương thì cần phải uống thuốc kháng sinh

Bé bị bệnh chân tay miệng khi có triệu chứng viêm nhiễm ở các vết thương thì cần phải uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng không nên dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến cho bé bị suy giảm đường miễn dịch và kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Hiện nay có các loại kháng sinh được bác sĩ kê cho trẻ như: amoxicillin, ampicillin, cephalexin hay erythromycin. Tùy vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng viêm nhiễm mà liều lượng dùng khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên cho bé đi khám và dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh tự phát tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Trẻ bị chân tay miệng có nên dùng aspirin không?

Aspirin được coi là loại thuốc hữu hiệu giúp giảm các triệu chứng sốt cao. Tuy nhiên, loại thuốc này lại được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em. Tại nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, kể từ năm 1986 đã cấm sử dụng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye. Đây là một chứng bệnh hiếm gặp liên quan đến não và gan của trẻ.

Bệnh sẽ khiến trẻ thở gấp, hạ đường huyết, nôn dữ dội, co giật và hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Gần đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Anh (MCA) lại đưa ra thêm khuyến cáo trẻ dưới 16 tuổi không được dùng aspirin trong giai đoạn bị sốt.

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì
Trẻ bị chân tay miệng có nên dùng aspirin không?

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như thế nào?

Ngoài việc điều trị bệnh chân tay miệng bằng thuốc thì quá trình chăm sóc và vệ sinh cho trẻ cũng rất quan trọng. Qua đó, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi phát hiện trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần cách ly bé với những người xung quanh để tránh bị lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn về tình trạng cũng như cách điều trị.
  • Người lớn nên chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Rửa sạch tay, chân, cho trẻ bởi trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, ngâm đồ chơi và quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc nước sôi để diệt sạch vi trùng vi khuẩn.
  • Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm. 
  • Nếu sau 10 ngày trẻ không tự khỏi bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì
Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm

Còn vấn đề ăn uống dinh dưỡng thì các bậc phụ huynh cần chú ý các điều sau: 

  • Không nên ép trẻ ăn bởi sẽ làm trẻ sợ ăn hoặc bị nôn trớ. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày.
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ.
  • Nên xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Không nên cho trẻ ăn thức ăn nóng hoặc cay sẽ làm đau vết loét trong miệng.
  • Nên bổ sung thêm sữa, nước ép hoa quả và sữa chua bên cạnh các bữa chính để trẻ nhanh phục hồi và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Sau khi ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo