Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì cho mau lành bệnh là câu hỏi thường gặp của nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ đang có con mình bị bệnh này. Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhất là vào thời điểm giao mùa giữa nóng và lạnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu bệnh chân tay miệng uống thuốc gì cho mau lành bệnh trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh gây ra do virus và thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh. Người lớn và thiếu niên trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này do cơ thể đã có đầy đủ các kháng thể cần thiết. Nếu có, triệu chứng tay chân miệng ở người lớn cũng nhẹ nhàng hơn so với trẻ nhỏ.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện triệu chứng sau từ 3 – 5 ngày nhiễm virus. Các triệu chứng thường bắt đầu theo thứ tự này:
- Sốt nhẹ
- Đau họng
- Phát ban, nổi mẩn đỏ trên bàn tay, bàn chân, các vùng trong khoang miệng (nướu – lợi – lưỡi) hoặc vùng da trên mặt ở gần môi. Mông hoặc bộ phận sinh dục cũng có thể bị phát ban mặc dù ít gặp hơn.
- Các vết phát ban dần chuyển thành vết loét khiến trẻ đau đớn khó chịu nhưng không gây ngứa.
Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi ( nếu không biến chứng ) mà không cần dùng thuốc để điều trị. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là hiếm gặp, nó có thể gây viêm não hoặc viêm màng não.
Chân tay miệng uống thuốc gì?
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bởi bệnh do virus gây ra, nên chỉ có thể điều trị bằng cách làm giảm và hạn chế các triệu chứng mà bệnh gây ra và thực hiện cách ly trẻ để không lây lan bệnh cho người khác.
Nếu trẻ bị loét miệng và tổn thương da ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt như Paracetamol cho trẻ trên 3 tháng tuổi hoặc dùng ibuprofen cho trẻ trên 6 tháng tuổi (lưu ý là uống dạng viên sủi bọt cho bé).
Tuy nhiên khi sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo đúng liều lượng cho trẻ. Bên cạnh đó cần lưu ý không được dùng các loại thuốc có chứa aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Rửa tay, chân, miệng và các vùng có vết loét bằng nước muối để ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm trùng và để vết loét hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên nước muối khi bôi lên vết thương hở có thể gây xót cho trẻ. Vì thế, chỉ nên dùng nước muối pha thật loãng hoặc nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc.
Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh bởi bệnh chân tay miệng là do virus gây ra. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng. Chỉ khi các vết loét bị nhiễm trùng thì cha mẹ mới nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ và theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Bệnh chân tay miệng có nên dùng aspirin không?
Aspirin được coi là loại thuốc hữu hiệu giúp giảm các triệu chứng sốt cao. Tuy nhiên, loại thuốc này lại được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em. Tại nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, kể từ năm 1986 đã cấm sử dụng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye. Đây là một chứng bệnh hiếm gặp liên quan đến não và gan của trẻ.
Bệnh sẽ khiến trẻ thở gấp, hạ đường huyết, nôn dữ dội, co giật và hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Gần đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Anh (MCA) lại đưa ra thêm khuyến cáo trẻ dưới 16 tuổi không được dùng aspirin trong giai đoạn bị sốt.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì, bố mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc trị chân tay miệng cho trẻ tại nhà, như sau:
- Không nên lạm dụng liều lượng thuốc hạ sốt vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Không cho trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì thành phần trong thuốc có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
- Thực hiện sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối đúng nồng độ 0,9%, không pha mặn khiến các vết loét làm trẻ bị xót và đau đớn.
- Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Lý do bởi vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh. Bên cạnh đó, kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bừa bãi có thể vô tình dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh sau này rất cao.
- Tham khảo ý kiến dược sĩ tại nhà thuốc trước khi dùng thuốc bôi chân tay miệng ngoài da (hoặc uống kháng histamin) để điều trị vết loét, ngứa nhằm hạn chế gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn cho trẻ.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì cho mau lành bệnh ? tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.
Có thể bạn quan tâm