Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không là câu hỏi được nhận nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh đang có con mình mắc bệnh này. Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, tác nhân gây bệnh đa số lành tình nhưng cũng có thể diễn tiến nhanh và gây nguy hiểm. Hãy cùng Docosan tìm hiểu tính chất của bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh gây ra do virus và thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh. Vì bệnh có dấu hiệu xuất hiện ở tay, chân, miệng dưới dạng hồng ban, bóng nước nên được gọi là tay-chân-miệng. Bệnh có từ rất lâu, xuất hiện lẻ tẻ hay thành dịch. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tăng cao từ tháng 4 – 6 và tháng 9 – 12. Khi thành dịch thì bệnh lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện triệu chứng sau từ 3 – 5 ngày nhiễm virus. Các triệu chứng thường bắt đầu theo thứ tự này:
- Sốt nhẹ
- Đau họng
- Phát ban, nổi mẩn đỏ trên bàn tay, bàn chân, các vùng trong khoang miệng (nướu – lợi – lưỡi) hoặc vùng da trên mặt ở gần môi. Mông hoặc bộ phận sinh dục cũng có thể bị phát ban mặc dù ít gặp hơn.
- Các vết phát ban dần chuyển thành vết loét khiến trẻ đau đớn khó chịu nhưng không gây ngứa.
Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?
Bệnh lây trực tiếp qua đường miệng khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết bóng nước, chất tiết đường tiêu hoá, chất tiết mũi miệng khi ho hắt hơi của trẻ bệnh. Hoặc lây gián tiếp qua bàn tay bị nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm vi-rút, từ người nuôi trẻ vệ sinh không đúng, từ môi trường, đồ chơi bị nhiễm bẩn, từ thức ăn nước uống nhiễm vi-rút…
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Trẻ bị bệnh tay chân miệng phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do tác nhân virus Enterovirus 71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.
Bệnh chân tay miệng có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.
Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng dân số, nhất là nhóm trẻ trên 3 tuổi. Sau thời gian 2 – 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 – 39 độ C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 – 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.
Bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng gì?
Trong đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do Enterovirus 71 thì có thể có biến chứng nặng và thậm chí dẫn đến tử vong (do viêm não, màng não,viêm cơ tim, phù phổi…). Điều nguy hiểm là nếu các biến chứng không được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong có thể chỉ trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân gây tăng tỷ lệ tử vong chưa rõ nhưng có một nguyên nhân chủ quan là do chúng ta vẫn chưa làm tốt khâu phòng bệnh nhất là việc vệ sinh khử khuẩn tại gia đình.
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng về thần kinh, hô hấp và tim mạch. Về thần kinh trẻ có những biểu hiện sau:
- Thay đổi tri giác: vật vã, bứt rứt, chới với, hốt hoảng, li bì, ngủ gà, co giật, hôn mê
- Run chi, giật mình, rung giật khi ngủ, loạng choạng, rung giật nhãn cầu.
- Yếu chi, liệt mặt…
Về hô hấp, trẻ sẽ thở khó, thở mệt, thở nhanh, còn về tim mạch trẻ sẽ có: mạch nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng sau đó tụt. Vì mức độ nặng khác nhau nên bệnh được phân thành 4 độ:
- Độ 1: Loét miệng và hoặc sang thương da.
- Độ 2: Bắt đầu có biến chứng thần kinh.
- Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
- Độ 4: Biến chứng rất nặng khó hồi phục.
Tay chân miệng độ 1 trẻ có thể được điều trị tại nhà, và từ độ 2 trở đi thì trẻ cần phải được nhập viện điều trị. Việc quan trọng là chúng ta cần phát hiện sớm các dấu hiệu của biến chứng nhằm kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị.
Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ nhập viện
Khi trẻ bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đi khám và nhập viện ngay:
- Sốt cao liên tục khó hạ kèm với nôn ói
- Nghi ngờ có biến chứng thần kinh (giật mình, run chi, chới với, bứt rứt, ngủ gà, co giật, hôn mê…)
- Thở khó, thở nhanh, thở không đều
- Tim nhanh, tay chân lạnh, thay đổi màu sắc da (xanh tái hoặc tím)
- Thân nhân quá lo lắng, không thể theo dõi tại nhà.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.
Có thể bạn quan tâm