Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh làm các bậc cha vô vô cùng lo lắng. Những bệnh này khá phổ biến và nhìn chung không quá nguy hiểm, nhưng ba mẹ cũng không nên vì vậy mà chủ quan. Bài viết dưới của DOCOSAN đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Tóm tắt nội dung
Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?
Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến, thường gặp đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong mùa lạnh. Những điều kiện bất lợi của môi trường như thay đổi thời tiết hoặc ô nhiễm không khí, dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí ở đường hô hấp. Thông thường, trẻ bị cảm lạnh sau đó tiến triển thành bệnh.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp là do:
- Các virus: Adeno, virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV…
- Các vi khuẩn: Liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae
Ngoài ra, do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu nên càng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A là những yếu tố nguy cơ cao khiến con bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Nhìn chung, nguyên nhân virus thường gặp nhất và diễn tiến của các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh do virus thường nhẹ, tự giới hạn và không quá nguy hiểm với trẻ.
Dấu hiệu bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh xảy ra rất phổ biến, điều trị không phức tạp nhưng lại hay tái phát với các triệu chứng điển hình sau đây:
- Sốt nhẹ (khoảng 38,5oC): đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh.
- Ho, chảy mũi, thở khò khè.
- Trẻ bị quấy khóc, bỏ bú
Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp
Viêm đường hô hấp
Đây là căn bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh dễ gặp khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là vào mùa thu khi thời tiết đột khổ trở nên se lạnh.
Viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng: sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi và nếu nước mũi quá nhiều có thể gây cho trẻ khó thở. Nếu khó thở quá nhiều, cha mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện như: tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc và số tăng số lần thở.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh viêm đường hô hấp tại nhà, ba mẹ cần lưu ý làm vệ sinh mũi giúp làm thông thoáng đường thở cho trẻ, tránh để chảy nhiều nước mũi, có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi. Và ba mẹ phải luôn giữ đủ ấm để phòng bệnh cho trẻ vào những mùa thay đổi thời tiết.
Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh phổ biến. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus, thường gặp nhất chính là phế cầu khuẩn.
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ngay từ khi bé mới lọt lòng, thường liên quan đến thời gian vỡ ối của mệ trước khi sanh. Thai phụ bị vỡ ối càng sớm thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm phổi càng cao. Cụ thể là nếu như mẹ vỡ ối trước sinh từ trên 24h thì tỷ lệ con bị viêm phổi khoảng 90%.
Khi bé đột ngột bị sốt cao, liên tục quấy khóc không ngừng, bỏ bú, bú kém. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng về đường hô hấp như thở nhanh liên tục, thở rít, thở khò khè thì rất có thể con bạn đã mắc phải bệnh viêm phổi. Hãy đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê và tránh lạm dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh. Cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và rộng rãi. Ba mẹ giữ cho trẻ tránh các loại khói bụi như: khói thuốc lá, khói bụi xe cộ. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cho trẻ vào những ngày thời tiết lạnh, còn mùa hè không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp. Bên cạnh đó, các mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho con mình.
Suy hô hấp cấp
Suy hô hấp cấp là một trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện rất sớm, sau khi trẻ được sinh ra khoảng từ vài giờ đến vài ngày .
Suy hô hấp cấp làm trẻ bị khó thở đột ngột và dữ dội. Bé sẽ thở nhanh trên 100 lần/ phút, thở rên, chủ yếu trẻ chỉ thở ra, da mặt và môi tím tái dần. Nếu ba mẹ không phát hiện cũng như xử trí kịp thời, trẻ có thể xuất hiện cơn ngừng thở kéo và dài dẫn đến trụy tim mạch, tử vong.
Suy hô hấp cấp là bệnh hết sức nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi trẻ bị suy hô hấp cấp, cha mẹ nên lưu ý:
- Phải đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, để đầu ngửa ra sau. Tư thế này thuận lợi cho việc hồi sức và lưu thông đường thở.
- Ba mẹ nới rộng quần áo cho trẻ, tránh để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ phòng.
- Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
Ba mẹ nên làm gì khi con mình mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh?
Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu nhẹ thì chỉ thường kéo dài vài ngày là tự khỏi và không cần dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết bệnh là do virút gây ra. Tuy nhiên để đảm bảo trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh được biến chứng nguy hiểm của bệnh, cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc cẩn thận khi con mình mắc các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh, như là:
Theo dõi các triệu chứng và thường xuyên cặp nhiệt độ để có thể năm được tình trạng sức khỏe của bé.
Nếu trẻ có biểu hiện như: ho nhiều, sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi và có triệu chứng khó thở thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời. Khi đó, cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh và thuốc hạ sốt cho trẻ.
Không nên mặc quá nhiều áo quần cho trẻ. Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng để dễ thoát nhiệt. Nếu trẻ sốt nhẹ nên dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ hơi ấm để lau cho trẻ ở những vùng như: trán, nách, bẹn hoặc đắp khăn ướt lên trán để giảm nhiệt cho trẻ. Ba mẹ lưu ý là tuyệt đối không dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ.
Vẫn cho trẻ sơ sinh bú mẹ như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên sẽ tốt hơn cho trẻ. Vì thời điểm này con bạn cần nhiều dinh dưỡng, năng lượng và sức đề kháng hơn để mau khỏi bệnh.
Hi vọng những thông tin trên về các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh đã giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn cũng như biết cách chăm sóc con mình khi bị bệnh. Khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y ết để được điều trị kịp thời.