Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh được các bậc Phụ huynh quan tâm rất nhiều vì thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Qua bài viết dưới đây hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh nhé!

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?

cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam), là một bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch, do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra.

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với sang thương da và niêm mạc.

Bệnh thủy đậu gây sốt và phát ban toàn thân nhiều đợt với nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau (sẩn, mụn nước, mụn mủ và đóng mày) trên cùng một vùng da kèm theo ngứa, sau đó chuyển sang dạng bóng nước và vỡ ra. Cụ thể diễn tiến của sang thương da trong bệnh thủy đậu:

  • Dát hồng ban, sẩn, ngứa → mụn nước (căng, lõm ở trung tâm, rải rác)→ mụn mủ → mài
  • Niêm mạc: mụn nước vỡ nhanh, để lại vết loét nông
  • Sang thương mới ngưng xuất hiện vào ngày thứ 4 và hầu hết đóng mài vào ngày thứ 6
  • Bệnh thường tự khỏi, mài tự tróc sau 1-3 tuần, có thể để lại dát giảm sắc tố
  • Sẹo thường do bệnh nhân gãi hay do nhiễm trùng

Bệnh thường diễn tiến lành tính, biến chứng trầm trọng, thường gặp ở người lớn và cơ địa suy giảm miễn dịch hiếm xảy ra nhưng có thể gây tử vong như viêm phổi, viêm não.

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường lành tính và tự khỏi, chủ yếu là:

  • Điều trị triệu chứng bằng các thuốc hạ sốt, kháng histamine giúp giảm ngứa, thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị thuốc kháng virus toàn thân – acyclovir càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban. Tuy nhiên Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ(AAP) khuyến cáo chỉ một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trung bình đến nặng mới nên được xem xét điều trị với acyclovir:
    • Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn.
    • Những người có hệ thống miễn dịch yếu: Bị HIV, ung thư, điều trị hóa chất, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
    • Tiền sử bệnh về da hoặc bệnh lý mạn tính về tim, phổi.
  • Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích chống bội nhiễm da như: Xanhmethylen, chỉ cần bôi những nốt phỏng đã vỡ để làm khô se bề mặt.

Các thắc mắc hay gặp của bố mẹ về bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh

Trẻ tiêm phòng thuỷ đậu rồi có bị nữa không?

Vắc xin thủy đậu cũng giống như các vắc xin khác dù tốt đến đâu thì sau khi tiêm chủng cũng chỉ có khoảng 90% số người được tiêm tạo được miễn dịch bảo vệ phòng bệnh. Như vậy vẫn còn tới 10% số người dù đã được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch bảo vệ do cơ thể không đáp ứng với vắc xin và vẫn có khả năng bị mắc bệnh dù đã tiêm phòng.

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân của tình trạng tiêm ngừa thủy đậu rồi mà vẫn nhiễm bệnh lại:

  • Do cơ địa người được tiêm phòng không đáp ứng được các điều kiện của vắc xin nên không được miễn nhiễm hoàn toàn;
  • Bảo quản vắc xin không tốt làm giảm chất lượng
  • Tiêm ngừa không đúng kỹ thuật làm giảm hiệu quả của vắc xin …
  • Bố mẹ đưa con đi tiêm ngừa khi trẻ đã ở giai đoạn ủ bệnh hoặc đã tiếp xúc với bệnh, do đó tiêm ngừa không có tác dụng như mong muốn – đây cũng là nguyên nhân thường gặp hơn cả. Thời gian ủ của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường là 2-3 tuần, nếu trong thời gian trẻ đang có mầm bệnh trong người này mà bố mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa thì cũng không ngăn được bệnh bộc phát. Tiêm ngừa chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi cơ thể ở giai đoạn an toàn, tức giai đoạn chưa có mầm bệnh, và cũng không có dịch bệnh.

Hiệu quả của việc tiêm vắc-xin thuỷ đậu còn phụ thuộc vào số lượng vắc-xin đã được tiêm và hệ thống miễn dịch của người đó mạnh hay không, tuy nhiên việc tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh vẫn dường như được xem là một “bắt buộc” vì theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC), một liều vắc xin có hiệu quả 85% trong việc phòng chống bệnh thuỷ đậu và hiệu quả 100% trong việc phòng được bệnh ở mức độ nặng. Với hai liều vắc-xin thuỷ đậu thì hiệu quả phòng chống bất kì loại bệnh thuỷ đậu nào sẽ tăng lên đến 88-98%.

Chính vì vậy dù có thể bị bệnh sau khi đã tiêm ngừa nhưng bố mẹ vẫn nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đầy đủ nhé!

Trẻ bị thuỷ đậu có được tắm không?

Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ sai lầm, cho rằng khi trẻ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì cần phải kiêng gió, kiêng tắm. Tuy nhiên, việc kiêng tắm không những không khiến bệnh giảm đi mà còn làm cho tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh trở nên nặng nề hơn do da bẩn dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng. Việc kiêng tắm cho người bệnh thủy đậu và cho mặc quá nhiều quần áo chính là tạo thêm cơ hội để các ổ virus gây bệnh thủy đậu lan rộng ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, quan điểm tránh gió và kiêng tắm cho trẻ mắc bệnh thủy đậu là quan điểm cổ hủ, lạc hậu, bố mẹ tuyệt đối không làm theo. Trong thời gian bị bệnh, trẻ cần được điều trị đúng cách và tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ nhằm giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu, ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý cắt móng tay và giữ sạch bàn tay của trẻ, điều này sẽ giúp trẻ không gãi và làm cho da bị xước, nhiễm trùng và lây lan virus sang các vùng cơ thể khác.

Cách tắm cho trẻ bị thuỷ đậu

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ một cách sạch sẽ bằng nước ấm
  • Không được tắm quá lâu
  • Lau khô người ngay sau tắm.
  • Nên đeo bao tay để trẻ không gãi vào chỗ mụn nước gây vỡ mụn nước, nó sẽ khiến tình trạng lây lan nhanh hơn.
  • Nếu trẻ bị thủy đậu cả trong miệng thì phụ huynh cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị thuỷ đậu

Cắt ngắn và giữ sạch móng tay

cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh
Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu sẽ rất ngứa và khiến trẻ muốn gãi nên việc cắt ngắn móng tay và giữ cho tay luôn sạch sẽ để phòng bội nhiễm ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da xâm nhập trong trường hợp trẻ không thể chịu được và gãi ngứa.

Thoa kem dưỡng da

Một số kem dưỡng da có tác dụng giúp giảm ngứa hiệu quả, làm dịu da, giúp làm khô nhanh những nốt mụn thủy đậu. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng những loại kem chứa chất kháng histamin. 

Những loại kem dưỡng chứa các thành phần sau được khuyên dùng: 

  • Phenol, tinh dầu bạc hà và long não (ví dụ kem calamine) 
  • Bột yến mạch 

Ngăn ngừa kích ứng da 

  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và không cọ xát da. 
  • Thay quần áo và ga trải giường thường xuyên
  • Giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ. 
  • Ngoài ra, nên dùng các chất tẩy rửa nhẹ nếu thấy quần áo, ga trải giường có dấu hiệu kích ứng da. 

Hạn chế gãi xước da gây bội nhiễm 

Hạn chế gãi lên các nốt mụn thực chất là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhi nhỏ tuổi. Các giải pháp cha mẹ có thể thử bao gồm: 

  • Cắt móng tay và làm sạch móng tay kỹ càng. 
  • Đeo găng tay sạch để tránh gây trầy xước khi gãi.
  • Dùng băng gạc dán kín vết thương hở. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. 
  • Đánh lạc hướng trẻ khi thấy trẻ bắt đầu gãi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch, do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh thủy đậu gây sốt và phát ban toàn thân nhiều đợt với nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau (sẩn, mụn nước, mụn mủ và đóng mày) trên cùng một vùng da kèm theo ngứa, sau đó chuyển sang dạng bóng nước và vỡ ra. Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường lành tính và tự khỏi, chủ yếu là điều trị triệu chứng, thuốc kháng vi rút và thuốc bôi tại chỗ.

Xem thêm: Giá vacxin thủy đậu

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo