Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 2-5 tuổi

Việc trẻ biếng ăn là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với các bậc phụ huynh. Việc xây dựng một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thực sự rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề này. Việc bạn đang đau đầu với suy nghĩ làm sao để cải thiện dinh dưỡng cho con và việc xây dựng thực đơn một cách khoa học sẽ được đều cập dưới đây. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng qua bài viết sau đây.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thường trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protein – năng lượng hay còn gọi là suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng (Protein Energy malnutrition – PEM). Bệnh lí này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 3 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh của trẻ.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization) có đến 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. WHO (2009) ước tính có 27% trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng. Trong đó, suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em. Theo ước tình, cứ mỗi phút sẽ có 25 trẻ dưới 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng.

Theo Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2019, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân (tương đương với khoảng trên 200 triệu trẻ em); cứ 3 trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thì có 2 trẻ không được cho ăn những thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt thể chất và trí não, khiến trẻ có nguy cơ chậm phất triển nhận thức, khả năng học tập kém, miễn dịch thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, có thể dẫn đến tử vong.

Để dễ dàng phân xếp loại mức độ suy dinh dưỡng trên lâm sàng, người ta phân chúng thành các nhóm khác nhau bao gồm nhẹ, vừa và nặng. Cách phân loại dựa theo mật độ lớp mỡ dưới da và triệu chứng rối loạn tiêu hóa đi kèm, đôi khi có thể kèm theo tình trạng biếng ăn. Trong đó mức độ nặng được chia làm hai thể cụ thể nhằm giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất bao gồm:

  • Thể phù (Kawashiorkor): Đây là tình trạng sẽ bị suy dinh dưỡng do sử dụng quá nhiều chất đường bột tạo nên tình trạng no giả. Khi đó trẻ sẽ được nuôi dưỡng với chế độ ăn tuy nhiều nhưng mất cân bằng về các chất. Dẫn đến thừa glucid nhưng lại thiếu lipid và đặc biệt là thiếu protid nghiêm trọng. Kiểu hình điển hình của trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là các bộ phận trên cơ thể có kích thước không tương đồng, trẻ xuất hiện phù mặt, ổ mắt, phù chân và bụng. Khi ấy, để điều trị trẻ cần được xây dựng một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thể phù cụ thể.
  • Thể teo đét (Marasmus): Ở thể này, trẻ bị suy dinh dưỡng do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất dinh dưỡng thuộc 4 nhóm thiết yếu bao gồm đường bột, chất béo, chất đạm và các nguyên tố vi lượng khác có trong rau củ quả ở mức độ trầm trọng. Biểu hiện lâm sàng của trẻ này là mất hết lớp mỡ dưới da ở toàn thân, vẻ mặt gầy, mắt trũng, hốc hác, người teo nhỏ như con khỉ. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi tên thể suy dinh dưỡng này là ban khỉ. Tiên lượng của thể này thường tốt hơn thể phù, tuy nhiên việc quan trọng nhất vẫn là xây dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng khoa học.

Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được đặt ra ngay từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Việc mẹ bổ sung dinh dưỡng khoa học cũng là giúp bé gián tiếp bổ sung dinh dưỡng qua nhau thai. Ngoài ra thăm khám thai định kỳ cũng giúp mẹ phát hiện những thiếu sót của bé trong quá trình phát triển để y học can thiệp kịp thời. Trong khoảng thời gian tiếp theo sau sinh, bé cũng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị suy dinh dưỡng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến việc xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng và thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng bởi đây là những khoảng thời gian trẻ bước vào giai đoạn phát triển quan trọng có những bước chuyển biến lớn, cần một lượng dinh dưỡng đầy đủ và khoa học để tốt cho sự thông minh và phát triển của trẻ.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ cần một thực đơn giàu năng lượng hơn rất nhiều so với trước đó bởi đây là lúc trẻ bắt đầu biết đi vững, chạy nhảy tốt hơn và sữa mẹ đã không còn đủ khả năng để cũng cấp năng lượng thiết yếu cho bé. Do đó đối với trẻ suy dinh dưỡng trong giai đoạn này, thực đơn cho trẻ suy dưỡng cần được đề ra nhằm giúp bé phát triển toàn diện đồng thời cải thiện tình trạng dinh dưỡng trước đó.

  • Khi trẻ lên 2 tuổi, nên bắt đầu thay cháo bằng cơm nát 4 chén/ngày.
  • Trái cây nên được bổ sung đầy đủ bằng cách cho trẻ ăn nguyên trái.
  • Bổ sung cả đạm động vật lẫn thực vật, chú ý ăn cả xác tránh tình trạng chỉ nấu lấy “nước ngọt của thịt”.
  • Từ khi trẻ trên 1 tuổi đã có thể cho trẻ ăn rau thái nhỏ, có thể luộc, xào, nấu canh.
  • Dầu mỡ có lượng kcal lớn nhất, cần bổ sung dầu mỡ cho trẻ từ khi 6 tháng tuổi.
  • Bổ sung các sản phẩm làm từ sữa giàu dưỡng chất như phô mai, váng sữa.
  • Đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm trước khi nấu cho bé.
  • Chế biến và bày biện thức ăn ngon mắt nhằm kích thích vị giác và thị giác của trẻ.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi

Rất nhiều trẻ do tình trạng suy dinh dưỡng biếng ăn mà khi lên 5 tuổi không đủ năng lượng để phát triển thể chất một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, nếu trẻ thiếu chất đạm, canxi, vitamin D hay vitamin K2,… thì rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Ở nhóm trẻ này tình trạng suy dinh dưỡng thường xuất hiện do bé khá kén ăn và lười ăn. Do đó ngoài việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho bé, bố mẹ cần phải bỏ túi những “mẹo” sau để bé ăn ngon hơn.

  • Trang trí món ăn thật bặt mắt, hấp dẫn.
  • Thay đổi món ăn thường xuyên tránh tình trạng chán, ngán thức ăn.
  • Hạn chế những đồ ăn vặt như bánh, kẹo, socola,… vì điều này khiến bé dễ no bụng và không muốn ăn bữa chính.
  • Hướng dẫn bé thường xuyên vận động, chơi thể thao để bé tiêu hao năng lượng và từ đó ăn nhiều hơn.
  • Tập thói quen sinh hoạt, ăn uống đúng giờ giấc.

Việc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng hoàn toàn không khó, tuy nhiên việc duy trì nó đôi khi lại gặp rất nhiều khó khăn. Do đó các bậc phù huynh nên sắp xếp thời gian và tạo ra những thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng cụ thể tránh việc cứ mỗi lần tới bữa ăn lại phải suy nghĩ rất tốn thời gian. Hy vọng sau bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu thêm được phần nào về tình trạng suy dinh dưỡng và thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng.

Xem thêm: Thuốc cho trẻ biếng ăn

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo