Docosan chia sẻ cho quý phụ huynh 5 kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng tại các bệnh viện, trung tâm hoặc các phòng khám uy tín. Có được những kinh nghiệm này, cha mẹ sẽ cảm thấy an tâm cũng như tránh hoang mang khi chưa biết cần chuẩn bị và biết những gì và trong suốt quá trình gặp chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.
Tóm tắt nội dung
- 1 Kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng: Khi nào cha mẹ cho trẻ đi khám?
- 2 Nắm rõ biểu hiện của con trẻ trong những ngày gần nhất
- 3 Lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy – Kinh nghiệm khám dinh dưỡng cho bé
- 4 Kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng – Chuẩn bị sẵn sàng tài chính cá nhân
- 5 Mang theo hồ sơ và giấy tờ tùy thân của con trẻ
Kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng: Khi nào cha mẹ cho trẻ đi khám?
Khám dinh dưỡng định kỳ đóng vai trò rất quan trọng mà mỗi người cha người mẹ đặc biệt lưu ý. Vì trong giai đoạn 1000 ngày chào đời của bé, cơ thể và não bộ đang dần phát triển nên chế độ dinh dưỡng ở thời điểm này là hết sức quan trọng. Đối với những ai lần đầu làm cha làm mẹ thì việc chăm trẻ quả là điều hết sức khó khăn. Do đó, họ cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia, nhất là chuyên gia về mặt dinh dưỡng.
Các cột mốc quan trọng được chuyên gia khuyến khích đi khám dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ đạt đến 6, 9, 12, 15, 18 và 24 tháng tuổi. Đây là những cột mốc thời gian quan trọng để đánh một cách khác quan nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của con trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng. Khi trẻ được 24 tháng tuổi trở lên, cha mẹ nên duy trì thói quen đưa trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ từ 1 đến 2 lần trong năm để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài những dấu mốc quan trọng trên, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng càng sớm càng tốt khi trẻ có những biểu hiện: biếng ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân, thừa cân, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc bệnh hô hấp, cơ thể thiếu dưỡng chất dẫn đến biểu hiện hoạt động kém, chậm mọc răng, chậm bò, ngồi, đi,…
Nắm rõ biểu hiện của con trẻ trong những ngày gần nhất
Ghi chú lại những biểu hiện của con trẻ tại thời điểm hiện tại. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe hiện tại của con trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên thông báo với bác sĩ về những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh của bé, các biểu hiện kèm theo đã có từ trước. Những thông tin này hỗ trợ bác sĩ rất lớn ăn trong việc đánh giá sức khỏe của trẻ một cách tổng quát nhất cũng như giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, cha mẹ không quên ghi nhớ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bé trong vòng ít nhất 1 tuần đến 1 tháng. Những thông tin cần nhớ lại bao gồm:
- Thực đơn ăn uống
- Khẩu phần ăn
- Số lượng thức ăn
- Thực phẩm con trẻ yêu thích
- Thời gian sinh hoạt
- Trẻ thích hay có hành động gì khi ăn uống
Đây đều là những cơ sở dữ liệu cần thiết để bác sĩ tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng hiệu quả nhất cũng như cho cha mẹ nhiều lời khuyên thiết thực nhất.
Lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy – Kinh nghiệm khám dinh dưỡng cho bé
Để đảm bảo cho việc thăm khám dinh dưỡng được chuẩn xác và hiệu hiệu quả, cha mẹ nên đặc biệt cân nhắc trong việc tìm kiếm và lựa chọn bệnh viện, trung tâm hoặc phòng khám đáng tin cậy. Bạn nên lựa chọn đơn vị y tế sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, nhiều năm làm việc trong nghề và am hiểu sâu rộng lĩnh vực dinh dưỡng cho con trẻ.
Hoặc tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo những đánh giá, review phòng khám đó trên các trang mạng xã hội hay diễn đàn từ các khách hàng trước đó. Điều này đã giúp bạn đánh giá sơ lược được phần nào về chất lượng dịch vụ, tay nghề của bác sĩ cũng như tác phong làm việc của đơn vị. Một đơn vị uy tín sẽ hỗ trợ rất lớn đến kết quả của việc thăm khám.
Kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng – Chuẩn bị sẵn sàng tài chính cá nhân
Ngoài việc tham khảo khảo và lựa chọn đơn vị thăm khám dinh dưỡng cho trẻ đáng tin cậy thì cha mẹ cần chuẩn bị vững vàng tài chính để chi trả cho bác sĩ thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
Thông thường, chi phí tham vấn dinh dưỡng cho trẻ ở mức tương đối rẻ so với những dịch vụ vụ thăm khám và điều trị bệnh khác. Chúng thường dao động trong khoảng 80.000 đồng đến 500.000 đồng/ lần. Với số tiền này, cha mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong việc trong tài chính, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị y tế dự định đưa trẻ để thăm khám để biết thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải mức giá ấn định của bất kỳ đơn vị nào, do Bộ Y tế đề xuất. Vì vậy, giữa các đơn vị y tế sẽ có những sự chênh lệch nhất định tùy vào chính sách mà họ triển khai. Hơn thế, nếu chẳng may bác sĩ phát hiện con trẻ đang mắc phải bệnh lý nào liên quan quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì chắc hẳn sẽ phải chi trả thêm cho khoản.
Mang theo hồ sơ và giấy tờ tùy thân của con trẻ
Nhiều trường hợp sẽ cần đến giấy tờ tùy thân của con trẻ để làm hồ sơ đăng ký thăm khám dinh dưỡng cũng như đối chiếu hoặc nhận những ưu đãi đặc biệt mà đơn vị y tế đó đang triển khai. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn và mang theo giấy khai sinh của con trẻ, trình với nhân viên y tế khi có yêu cầu.
Bên cạnh, bạn cũng nên mang theo hồ sơ khám bệnh trước đó (nếu có) để có căn cứ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Điều này có thể giúp tiết kiệm phần lớn thời gian thăm khám cận lâm sàng cũng như chi phí các xét nghiệm không cần thiết khác.
Bài viết đã chia sẻ cho quý phụ huynh 5 kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng tại bệnh viện, trung tâm hoặc phòng khám uy tín. Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ có thể giúp quý phụ huynh an tâm được phần nào trong việc chuẩn bị một số giấy tờ cũng như ghi chú biểu hiện khác thường của con trẻ, từ đó đó giúp việc trao đổi với chuyên gia tư vấn dinh dưỡng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian chờ đợi, quý phụ huynh nên đặt lịch hẹn khám với chuyên gia tư vấn dinh dưỡng từ trước thông qua ứng dụng Docosan hoặc đăng ký trực tiếp trên website docosan.com. Khi cần sự giúp đỡ, hay liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.