Top 3 cách chữa bệnh bạch biến tại nhà hiệu quả, an toàn

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà từ xưa đến nay được rất nhiều người quan tâm và áp dụng. Bên cạnh các biện pháp can thiệp của y học hiện đại thì cách chữa bệnh bạch biến tại nhà của ông bà ta được sử dụng đồng thời và cho kết quả rất khả quan. Từ đó nhiều người có xu hướng sử dụng các phương thuốc trong dân gian bởi tính an toàn, tiện lợi của chúng. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về một số cách chữa bệnh bạch biến tại nhà qua bài viết sau đây.

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là một rối loạn tự miễn dịch mãn tính làm cho các mảng da bị mặt sắc tố hay màu sắc. Điều này xảy ra khi các tế bào hắc sắc tố bị tấn công và phá hủy, khiến cho da bị mất màu và chuyển da sang màu trắng sữa.

Các mảng da màu trắng thường xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể, chẳng hạn như cả hai  bên tay, hai bên chân, hai bên đầu gối, hay quanh miệng,… Những mảng da có thể nhỏ nhưng có thể hình thành những vùng lớn màu trắng trên cơ thể.

Loại bệnh bạch biến từng phần thì ít phổ biến hơn so với những mảng lớn. Chúng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn cụ thể, hay chỉ xuất hiện một bên của cơ thể ví dụ như một bên đùi, một bên cánh tay,… Loại bệnh bạch biến từng phần thường bắt đầu khi con còn bé và tiến triển từ 6 đến 12 tháng rồi thường dừng lại.

Thông thường, cơ thể người có hệ thống miễn dịch hoạt động khắp cơ thể với mục đích chống lại và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn, … Với những người mắc phải bệnh tự miễn hệ miễn dịch, các tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Những người mắc bệnh bạch biến cũng có nhiều khả năng mắc phải các rối loạn tự miễn dịch khác.

Nhưng bệnh bạch biến không gây nguy hiểm cho người bệnh, không lây nhiễm và lành tính tuy nhiên ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Do đó nhiều người thường tìm cách hỗ trợ điều trị bạch biến tại nhà để cải thiện tình trạng da đối với những trường hợp nhẹ, vùng da ảnh hưởng ít, không lan rộng.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Bạch biến là một bệnh da liễu mạn tính thường gặp, trong đó các tế bào sắc tố của da bị phá hủy làm thay đổi màu sắc sắc của da khiến vùng da trở thành màu trắng, khác biệt so với các vùng da lân cận.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều giả thiết của các chuyên gia cho rằng bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc do rối loạn dẫn đến nhận diện nhầm các tế bào sinh sắc tố melanin trong cơ thể và phá hủy chúng, khiến da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng.

Lứa tuổi thường gặp của bệnh là từ 10 đến 30 tuổi, hầu hết 50% khởi bệnh trước 20 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ sau đây được cho răng làm gia tăng khả năng mắc bệnh:

  • Do căng thằng quả độ với nhiều lý do như: áp lực công việc đè nặng, thảm họa thiên tai, căng thẳng tinh thần, cảm xúc, chấn thương do tai nạn, mất người thân,…
  • Do quá trình tự miễn làm phá hủy các tê bào sắc tổ của cơ thể;
  • Các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol, … đặc biệt, những người làm trong ngành sản xuất các hóa chất trên có khả năng mắc bệnh bạch biến cao hơn những người khác;
  • Những người mắc các bệnh nội tiết khác như đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não tự miễn,… có khả năng mắc bệnh bạch biến hơn người bình thường;
  • Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng vì khoảng 30% bệnh nhân bạch biến có người thân mắc bệnh bạch biến, cùng nhờ đó cách chữa bệnh bạch biến tại nhà được ông bà ta lưu giữ trong dân gian từ xưa đến nay, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Xem thêm:

Đối tượng bị bệnh bạch biến

Bất kì ai cũng có thể bị bệnh bạch biến, kể cả nam và nữ, già hay trẻ. Thông thường bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện lúc 20 tuổi. Những gia đình có người mắc bệnh đột biến thì các thành viên trong nhà đình sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên cũng có một số bệnh tự miễn có thể dẫn đến bệnh bạch biến, bao gồm:

  • Bệnh lý Addison;
  • Thiếu máu ác tính;
  • Bệnh vẩy nến;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bạch biến

Biển hiện của bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến thường được phát hiện khi có những biểu hiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ, khi đó người bệnh sẽ để ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể mình. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến sau đây thường gặp:

  • Da xuất hiện các vùng mất sắc tố, màu trắng, kích thước không đồng đều, có hình tròn hoặc đôi khi không có hình dạng;
  • Bề mặt da trơn láng, vùng lông trên da cũng có màu bạc trắng, không sưng, đốm da giới hạn rõ ràng với vùng da bình thường;
  • Vị trí thường gặp là mặt, phần trên của ngực, mắt, mũi, miệng, tai, quanh vú, rốn, háng, nách… 

Chẩn đoán bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vì vậy sau khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ tìm hiểu về tiền sử gia đình bạn và yêu cầu bạn thực hiện khám sức khỏe toàn diện. Bài kiểm tra sức khỏe bao gồm những đánh giá kỹ lưỡng về làn da của bạn.

Đặc biệt, các tổn thương giảm sắc tố sẽ được làm nổi bật dưới ánh sáng Wood (365nm) cho thấy da mất sắc tố có màu trắng như phấn.

Các xét nghiệm khác có thể được yêu cầu nhằm mục đích tìm ra gần nhất với nguyên nhân gây bệnh như

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh bệnh tự miễn khác;
  • Kiểm tra đường huyết đói;
  • Chức năng tuyến giáp và kháng thể peroxidase kháng giáp;
  • Sinh thiết da, có nghĩa là lấy một mẫu da nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các bác sĩ có thể kiểm tra mô để tìm các tế bào hắc sắc tố bị thiếu ở vùng da bị mất hắc sắc tố của người mắc bệnh đột biến.

Chẩn đoán phân biệt bao gồm giảm sắc tố sau viêm, lốm đốm sắc tố (rối loạn di truyền trội mà các mảng sắc tố xung quanh vùng bị giảm sắc tố thường xảy ra ở trán, cổ, thân trước và giữa), bệnh phong,giảm sắc tố do hóa chất và giảm sắc tố trong u tế bào sắc tố.

Một số cách chữa bệnh bạch biến tại nhà hiệu quả, an toàn

Đối với những trường hợp nhẹ đang điều trị bệnh bạch biến theo phác đồ của bác sĩ có thể phối hợp cách chữa bệnh bạch biến tại nhà theo phương pháp dân gian nhằm hỗ trợ và gia tăng hiệu quả điều trị. Cách chữa bạch biến tại nhà hiện nay có thể rất đa dạng và phong phú do được lưu hành trong dân gian dưới hình thức truyền miệng. Do đó việc khác nhau về công thức cũng như cách sử dụng là khó tránh khỏi. Docosan xin đúc kết từ kinh nghiệm của những người đi trước về cách trị bệnh bạch biến tại nhà để đưa đến cho độc giả thông tin khách quan nhất.

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà không nên được áp dụng là biện pháp duy nhất, đơn trị liệu mà cần phối hợp với phác đồ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu để có được hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Một số loại thuốc chữa bệnh bạch biến dân gian tại nhà sau đây:

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng củ riềng

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng củ riềng

Củ riềng – còn có tên gọi là tiểu liên khương mọc, phong khương, kìm sung – là một vị thuốc nam thường được sử dụng với vị cay, tính ấm, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh như lang ben, hắc lào, rối loạn sắc tố da, đầy hơi chướng bụng đồng thời có thể hỗ trợ tốt cho việc chữa bệnh bạch biến bằng củ riềng.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một củ riềng rửa sạch, cạo vỏ sau đó cho vào cối giã thật nhuyễn.
  • Đổ rượu trắng 45 – 50 độ vào bát, cho củ riềng vào trộn đều cho đến khi thu được một hỗn hợp sền sệt. 
  • Ngâm hỗn hợp này trong khoảng từ 30 phút – 1 tiếng thì lấy thoa lên vùng da bị tổn thương. 
  • Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước. Kiên trì thực hiện 2 ngày 1 lần sẽ thấy vùng da bị bạch biến dần thu nhỏ.

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng củ nghệ

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng củ nghệ

Nghệ từ lâu đã được biết đến với công dụng làm đẹp, làm sạch và hỗ trợ sự phục hồi của làn da. Sử dụng củ nghệ giã nhỏ hoặc bột nghệ kết hợp cùng dầu mù tạt là một trong những cách chữa bệnh bạch biến tại nhà mang lại nhiều dấu hiệu tích cực cho người bệnh. 

Cách thiện hiện như sau:

  • Cách 1: Trộn đều 250 ml dầu mù tạt với 5 muỗng cà phê bột nghệ. Làm sạch vùng da bị ảnh hưởng rồi bôi hỗn hợp này lên da, giữ nguyên trong 20 phút, rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì sử dụng trong 20 ngày.
  • Cách 2: Lấy 100 gr bột nghệ ngâm trong 1,5 lít nước vào ban đêm. Sáng hôm sau mang hỗn hợp này đun sôi thấy còn ½ bát con thì đem trộn với 100 gam dầu mù tạt. Tiếp tục đun nóng đến khi chỉ còn dầu thì để nguội lấy bôi 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tối.

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng chanh và húng quế

Cách chữa bệnh bạch biến tại nhà bằng chanh và húng quế

Húng quế là loại rau thơm được sử dụng phổ biến có tác dụng kháng khuẩn diệt khuẩn. Trong tinh dầu húng quế có chứa chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa lão hóa, chăm sóc da, bảo vệ các tế bào và các nhiễm sắc thể khỏi các bức xạ và oxi hóa của môi trường. Khi sử dụng kết hợp với chanh sẽ có khả năng trị viêm da, cải thiện làn da, chữa mẩn ngứa, dị ứng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm mốc.

Cách thực hiện như sau: 

  • Lá húng quế rửa sạch, giã nhỏ trộn với nước cốt chanh.
  • Dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bạch biến 3 lần/ngày.
  • Kiên trì thực hiện từ 6 – 10 tháng.

Các cách chữa bệnh bạch biến tại nhà dưới đây hy vọng có thể giúp các bạn biết và áp dụng đúng khi mắc bệnh bạch biến. Tuy nhiên các thuốc chữa bệnh bạch biến dân gian vẫn chưa được khoa học nghiên cứu và kiểm chứng nên khi mắc bệnh bạch biến bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn dưới góc nhìn của một chuyên gia, từ đó đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn nhất.

Cách liệu pháp dân gian không thể điều trị hết hoàn toàn bệnh bạch biến. Người bệnh cần được đưa tới gặp các bác sĩ da liễu và được kê các loại thuốc chữa bệnh bạch biến hiệu quả và phù hợp với từng người. Đặc biệt là với trẻ em, đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh nên sẽ dễ dàng điều trị hơn, vì vậy cách điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em tốt nhất là đưa trẻ tới ngay bác sĩ để được điều trị sớm.

Chăm sóc da khi mắc bệnh bạch biến

Ngoài các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã thực hiện cho bạn, bạn có thể giúp kiểm soát bệnh bằng cách bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời, bạn có thể sử dụng kem chống nắng. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống nước với chỉ số SPF ít nhất là 30. Thoa nhiều kem chống nắng và thoa lại sau mỗi hai giờ – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.

Hoặc bạn cũng có thể tìm bóng râm và mặc quần áo che chắn làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời giúp ngăn ngừa cháy nắng cho làn da bị đổi màu.

Nếu bạn muốn che giấu vùng nhỏ bị bạch biến, bạn có thể sử dụng các sản phẩm trang điểm và làm rám nắng có thể giúp giảm thiểu sự khác biệt về màu da. Bạn có thể cần thử nhiều nhãn hiệu trang điểm hoặc kem làm sạm da phù hợp với tông màu da bình thường của mình.

Khi bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên vùng da bị mất màu, bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ điều trị để an tâm sử dụng.

Sống chung với bệnh bạch biến có thể khó khăn. Một số người mắc chứng rối loạn cảm thấy xấu hổ, buồn bã, xấu hổ hoặc khó chịu về những thay đổi về ngoại hình của họ. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp và trầm cảm.

Câu hỏi thường gặp:

Bệnh bạch biến có chữa khỏi được không?

Đối với những vết bạch biến nhỏ có thể trị hết bằng các phương pháp đặc biệt, Tuy nhiên nếu vết bạch biến đã xuất hiện lâu hay hiện diện trên một mảng rộng thì các phương pháp điều trị được thực hiện với mục đích làm giảm sự lan rộng của bệnh, và làm đều màu da cho người bệnh hơn.

Điều trị bệnh bạch biến có ảnh hưởng gì không?

Bệnh bạch biến không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh trừ khi có những bệnh lý dẫn đến bệnh bạch biến. Việc điều trị bệnh bạch biến giúp cho làn da của người mắc đều màu hơn và các vết trắng không lan rộng ra thêm.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo