Kiến thức về u mỡ ở vai có thể bạn chưa biết

Bệnh u mỡ ở vai là 1 tình trạng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng lại tác động xấu đến thẩm mỹ của người mắc. Vậy u mỡ ở vai có nguy hiểm không? Cách điều trị u mỡ ở bả vai như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về u mỡ ở vai

u mỡ ở vai
Tổng quan về u mỡ ở vai

U mỡ ở vai (hay còn được gọi là bướu mỡ ở vai) là một khối chất béo được tích tụ lâu ngày dưới da, nằm ở tổ chức mô giữa lớp da và lớp cơ. Vị trí của u mỡ rất đa dạng, gồm nhiều vùng trên cơ thể như vai, cổ, cánh tay, đùi, lưng, nách, thậm chí có thể có u mỡ ở vú. U mỡ ở vai cũng không phải là một dạng hiếm gặp, nó cũng chiếm đa số trong các loại u mỡ.

Xem thêm: U mỡ sau gáy, U mỡ ở lưng

Triệu chứng của u mỡ ở vai

u mỡ ở vai
Triệu chứng của u mỡ ở vai

Thông thường, u mỡ ở vai khó bị phát hiện, trừ khi nó gây đau, phát triển nhanh về kích thước, hoặc nằm ở vị trí dễ nhìn thấy hay dễ chạm đến trong các cử động sinh hoạt hằng ngày.

U mỡ ở vai có thể có 1 hoặc nhiều khối. Khi chèn ép lên hệ thống lên dây thần kinh tại khu vực, hoặc nhiều mạch máu phát triển bên trong khối u, u mỡ ở vai có thể gây đau cho người bệnh, ngoài các trường hợp này thì u thường không gây đau cho dù có ấn mạnh vào.

Kích thước u mỡ ở vai rất đa dạng nhưng hiếm có khối u nào lớn hơn 8cm. Ngoài vai và đoạn trên cánh tay, chúng còn có thể xuất hiện ở cẳng chân, vùng cổ và lưng, thậm chí có thể xuất hiện trong nội tạng, xương, cơ bắp và các triệu chứng mà u mỡ gây ra phụ thuộc chủ yếu vào vị trí xuất hiện chúng. Đa phần u mỡ ở vai là một trong những tình trạng nhẹ nhất của u mỡ và không đáng lo ngại nếu khối u không gây đau cũng như cản trở trong các sinh hoạt hằng ngày.

Xem thêm: U mỡ trên mặt

Yếu tố nguy cơ của u mỡ ở vai

Những yếu tố nguy cơ làm cho người bệnh dễ mắc u mỡ ở vai bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi 40 – 60 thường có khả năng mắc u mỡ ở vai cao hơn bình thường.
  • Mắc bệnh nền: người bị hội chứng Gardner, hội chứng Cowden.
  • Di truyền: cha mẹ, ông bà, hoặc anh chị em từng bị u mỡ.
  • Giống với u mỡ ở vai, u mỡ vú cũng thường có nguyên nhân chủ yếu là di truyền và rối loạn chuyển hóa.
u mỡ ở vai
Hội chứng Gardner – đa polyp gia đình là một yếu tố nguy cơ của u mỡ ở vai

Chẩn đoán, điều trị u mỡ ở vai

Để chẩn đoán được u mỡ bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng hiện có, cũng như tiến hành khám tại vị trí khối u. Ngoài ra, để khẳng định đây thực sự là u mỡ, cũng như loại trừ khả năng ác tính (ung thư, phương pháp sinh thiết là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện. Thủ thuật này lấy ra một mẫu mô nhỏ hoặc một khối tế bào của u mỡ ở vai để xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm xác định bản chất của khối u.

Khi đã biết đây là u mỡ lành tính, điều trị thường không được ưu tiên mà chỉ cần theo dõi diễn tiến phát triển của khối u. Trong một vài trường hợp dưới đây thì bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ u mỡ:

  • Phát triển nhanh về kích thước
  • U mỡ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Phẫu thuật là bắt buộc đối với trường hợp u mỡ ác tính, hoặc u nang, abcess mỡ…

Các phương pháp điều trị chủ yếu u mỡ ở vai

  • Phẫu thuật: bạn sẽ được gây tê tại chỗ và phẫu thuật cắt bỏ khối u, loại phẫu thuật này thường không tốn nhiều thời gian, cũng như hạn chế khả năng u tái phát, nhưng chắc chắn sẽ để lại sẹo mổ trên cơ thể.
  • Tiêm hormone Steroid: Phương pháp này sẽ giúp teo nhỏ khối u chứ không thể loại bỏ hoàn toàn.
  • Hút mỡ: phương pháp này áp dụng với những u mỡ to, hoặc nằm ở các vị trí dễ tiếp cận. Bác sĩ sử dụng kim tiêm và xi lanh để hút tối đa lượng mỡ chứa trong khối u.
u mỡ ở vai
Phẫu thuật là một phương pháp có thể loại bỏ hoàn toàn u mỡ ở vai

Các mẹo chữa u mỡ ở vai tại nhà

  • Củ nghệ: Trong dược chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa oxy hóa có thể giúp hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u một cách tối ưu nhất. Bạn có thể thoa hỗn hợp bột nghệ và dầu hạt lanh lên vị trí bề mặt u mỡ mỗi ngày, lúc trước khi đi ngủ.
  • Giấm táo: Với vai trò cân bằng độ pH trong cơ thể người bệnh, giấm táo có thể hỗ trợ trong việc loại bỏ cũng như ngăn ngừa u mỡ ở vai tái phát. Loại gia vị này cũng hỗ trợ trong việc làm mềm, và giảm kích thước khối u. Bạn có thể uống 1 thìa café giấm táo pha loãng với nước lọc mỗi ngày.
  • Tỏi: Những hoạt chất allicin, adenosine và parafin polysulfides chứa trong tỏi có thể hỗ trợ làm  giảm kích thước các u mỡ ở vai. Bạn có thể thoa hỗn hợp dầu tỏi với dầu dừa/ dầu oliu lên bề mặt u mỡ trong vòng 3 đến 5 phút, kiên trì 1 ngày thoa 2 đến 3 lần để có thể đặt hiệu quả tối ưu.

Điều trị u mỡ qua việc cải thiện chế độ ăn

Ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi hơn

Rau củ quả và trái cây tươi các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, hạn chế hấp thu chất béo, giảm cholesterone máu. Các loại rau quả và trái cây tốt cho sức khỏe bao gồm việt quất, mâm xôi, táo, cam quýt, cải bó xôi, bông cải xanh, ớt chuông…

Lượng omega-3 và acid amin thiết yếu dồi dào có trong cá có tác dụng kháng viêm và ức chế sự tăng sinh của các u mỡ. Những loại cá bạn có thể lựa chọn như cá thu, cá hồi, các trích…..

Hạn chế ăn thịt đỏ

Thịt bò, thịt heo là những loại thịt đỏ phổ biến nhất, chúng chứa nhiều chất oxy hóa và không có ích cho sức khỏe nếu được tiêu thụ nhiều. Thay vào đó, hãy lựa chọn thịt gà và đậu hạt như những thực phẩm thay thế lành mạnh và cũng giàu hàm lượng protein không kém gì các loại thịt đỏ.

Kết luận

U mỡ ở vai nói riêng cũng như u mỡ dưới da nói chung đa phần là lành tính, nhưng người bị u mỡ cũng không nên chủ quan trước bất kì dấu hiệu bất thường nào của khối u, vì căn bệnh ung thư thì không loại trừ bất cứ ai. Tốt nhất vẫn nên khám bác sĩ để thể phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu 1 số kiến thức về u mỡ ở vai có thể bạn chưa biết tại Doctor có sẵn. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: orthoinfo.aaos.org, mayoclinic.org, healthdirect.gov.au

Contact Me on Zalo