Trĩ nội độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trĩ nội độ 1 mức độ bệnh trĩ nhẹ nhất, điều trị không quá phức tạp và có thể không cần đến phẫu thuật. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về trĩ độ 1 này trong bài viết dưới đây nhé!

Trị nội độ 1 là gì?

Trĩ nội là bệnh gây ra bởi sự sưng lên, phình to, căng dãn quá mức các tĩnh mạch trên đường lược của vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh có thể cảm thấy những triệu chứng gây khó chịu dù thấy búi trĩ hay không . Hầu hết các trường hợp người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội, trừ khi búi trĩ bị sa ra ngoài (khác với trĩ ngoại).

Với tính chất ẩn bên trong trực tràng do đó bệnh trĩ nội thường khó chẩn đoán hơn trĩ ngoại. Đặc biệt ở nam giới cơ sàn chậu chắc nên ít khi trĩ nội sa ra ngoài nên thường chỉ phát hiện bệnh khi có tình trạng xuất huyết như tiêu phân có máu hay tiêu phân đen. Bệnh trĩ nội có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là từ 25 đến 50 tuổi.

Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Về cơ chế của bệnh, hệ mạch máu tại hậu môn và trực tràng đoạn dưới bị phình giãn tạo thành dạng búi trĩ. Bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 thì các búi trĩ sẽ có kích thước nhỏ. Búi trĩ cấp 1 vẫn còn nằm bên trong lòng trực tràng và chưa bị sa ra ngoài. Người bệnh hầu hết không có cảm giác đau khi bị trĩ nội độ 1, kể cả khi búi trĩ có xuất huyết.

Dấu hiệu thường gặp đầu tiên của trĩ nội độ 1 là đi cầu ra máu không kèm cảm giác đau. Người bệnh có thể thấy máu dính ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Mức độ nặng hơn có thể có máu nhỏ giọt theo phân hay bắn thành tia kèm theo tình trạng sa búi trĩ.

Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ giai đoạn sớm, dễ điều trị nhất, ít gây các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tái phát thấp. Điều trị trĩ nội độ 1 trong giai đoạn sớm là tốt nhất. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những cấp độ nặng hơn như sa búi trĩ, búi trĩ hoại tử , nứt hậu môn… Các biến chứng trên khó điều trị và gây tốn kém về mặt kinh tế.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1

Các triệu chứng của bệnh trị nỗi độ 1:

  • Chảy máu khi đi đại tiện (đi tiêu phân lẫn máu, đi tiêu phân đen) là biểu hiện thường gặp nhất. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi có lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nếu lượng máu ít thì rất khó phát hiện.
  • Cảm giác ngứa rát vùng hậu môn.
  • Có thể gặp tình trạng táo bón.

Tuy nhiên những triệu chứng trên có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác như trĩ ngoại. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh không được tự chẩn đoán bệnh mà phải đi khám bác sĩ ngay để được tìm đúng bệnh và điều trị kịp thời.

Trĩ nội độ 1 gây ra bởi sự kéo dài tình trạng trực tràng chịu áp lực lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Các nguyên nhân chính dẫn gây áp lực bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo. Hậu quả là tạo áp lực lên thành trực tràng. Để cải thiện có thể sử dụng biện pháp can thiệp lối sống.
  • Phụ nữ mang thai: áp lực đến từ việc mang thai em bé (khối lượng của em bé và lượng nước ối ngày càng tăng lên) có thể tác dộng lên tĩnh mạch của sản phụ. Bên cạnh đó, áp lực tâm lý, căng thẳng, stress,… khi mang thai cũng góp phần dẫn đến tình trạng trĩ.
  • Béo phì, tăng cần nhiều hiến áp lực xung quanh trực tràng tăng lên.
  • Yếu tố nghề nghiệp ngồi lâu như tài xế, nhân viên văn phòng cũng góp phần tạo thành bệnh trĩ nội.
  • Ngoài ra, bệnh trĩ nội độ 1 có thể là hậu quả của quá trình cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Thiếu hụt sợi collagen (chức năng tạo sự đàn hồi, co dãn) mô vùng hậu môn trực tràng góp phần làm giãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ và lớp mô đệm.

Cách điều trị trĩ cấp độ 1

Điều trị trĩ nội độ 1 có phần dễ dàng và ít để lại biến chứng, có khả năng điều trị dứt điểm thành công. Để có được cách chữa trĩ nội độ 1 đơn giản, an toàn, kịp thời bạn nên đến khám bác sĩ ngay từ giai đoạn sớm khi nghi ngờ bản thân mắc trĩ độ 1 với bất kỳ triệu chứng nào. Nếu chậm trễ việc điều trị sẽ phức tạp có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ,… gây tốn kém và hiệu quả điều trị không được như mong muốn.

Điều trị trĩ nội độ 1 thường sử dụng đến biện pháp nội khoa, có thể phối hợp cả Tây y và Đông y. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc nhuận tràng, cầm máu, co búi trĩ,… Đối với Đông y, thường dùng rau diếp cá, lá bỏng,… Với bất kỳ phác đồ điều trị nào, người bệnh cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đạt kết quả tốt và hiệu quả nhất.

Ngoài can thiệp thuốc người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất xơ từ rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp phân mềm hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn do đó đi đại tiện dễ dàng hơn và tránh tình trang táo bón giảm áp lực lên thành hậu môn – trực tràng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo nạp đủ lượng nước cho cơ thể từ 2-2.5 lít mỗi ngày với người trưởng thành. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần cai rượu đối với người nghiện rượu.
  • Thường xuyên tập thể dục: chọn luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,… tránh các bài tập gây áp lực lên hậu môn – trực tràng.

Trĩ nội độ 1 là mức độ bệnh trĩ nội nhẹ nhất, người bệnh có thể vô tình phát hiện qua tình trạng xuất huyết. Tuy mức độ bệnh nhẹ nhưng người bệnh phải đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời tránh để bệnh trở nặng và để lại di chứng, gây ảnh hưởng cuộc sống và tốn kém về mặt kinh tế.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Trĩ nội độ 1: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về bệnh trĩ cấp độ 1.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo